Điều trần tại Quốc Hội Canada về vi phạmnhân quyền tại Viêt Nam
Bản tin của Liên Hội Người Việt Canada
Bản tin của Liên Hội Người Việt Canada
Ottawa,
29-5-2014
Sau hơn một năm
chờ đợi, ngày 29 tháng 5 vừa qua Liên Hội Người Việt Canada đã được Tiểu Ban
Nhân Quyền Quốc Tế của Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát
Triển Quốc Tế (Sub-Committee on International Human Rights of the House of
Commons Standing Committee on Foreign Affairs and International Development) mời
điều trần về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Cuộc điều trần đã
diễn ra tại phòng 253 D, Centre Block, quốc hội Canada, trước sự hiện diện của
các thành viên của Tiểu Ban, và sự tham dự của một số đông đồng bào tại Ottawa
và các nơi khác tới, trong đó có TNS Ngô Thanh Hải, Ô. Vincent Labrosse, phụ tá,
cùng các sinh viên thực tập hè tại văn phòng TNS; Bà Đặng Thị Danh, Cựu Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt vùng Montréal & Chủ Tịch Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam
Hành Động Cứu Quốc và BS Trần Văn Cường thuộc Hội Y Sĩ Việt Nam vùng Montréal;
BS Bùi Trọng Cường, cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại Úc Châu & Chủ Tịch
Ủy Ban Chống Bắc Thuộc; và Cô Nguyễn Anh Thư, Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tại
Đại Học Carleton, Ottawa.
Mở đầu, TS Lê
Duy Cấn, Ủy Viên Ngoại Vụ của Liên Hội, giới thiệu chương trình và các diễn giả:
Cô Nguyễn Khuê Tú, Ủy Viên Nhân Quyền của Liên Hội, nói về các điểm chính trong
bản phúc trình thuờng niên 2013 về các vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam; 3
nhà bất đồng chính kiến từ Việt Nam -- Luật Sư Nguyễn Văn Đài, văn sĩ / blogger
Phạm Thanh Nghiên, và TS Phạm Chí Dũng -- lần lượt trình bầy qua các bài phát
biểu đã được thâu hình trước về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng, cũng
như về tình hình kinh tế, chính trị, và xã hội tại Việt Nam; sau cùng, TS Nguyễn
Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Boat People SOS (Hoa Kỳ) trình bầy về xuất
khNu lao động, nạn buôn người, tình trạng lao động cưỡng bức trong tù và trong
các trại cải huấn, sự vi phạm quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập để bảo vệ người
lao động, cũng như nỗ lực làm thế nào để thúc đNy vấn đề nhân quyền tại Việt
Nam qua tiến trình thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Partnership, TPP).
Vì quý vị dân biểu
phải về phòng họp của Hạ Nghị Viện khNn cấp để bỏ phiếu nên ông Scott Reid, Chủ
Tịch của Tiểu Ban, đề nghị cắt ngắn chương trình và phần trao đổi ý kiến đã
không được thực hiện như dự tính. Ông xin lỗi mọi người và hứa sẽ mời Liên Hội
trở lại tiếp tục điều trần về vấn đề này trong tương lai.
Ba diễn giả tại buổi
điều trần, Ottawa, 29 tháng 5, 2014 (ảnh Bs. TVC)
Trong dịp này
phái đoàn Liên Hội có đệ trình lên Quốc Hội Canada một bản kiến nghị (recommendations)
như sau.
1. Hiệp Ước Mậu Dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình
Dương
Xét rằng Việt
Nam hiện đang thương lượng việc gia nhập hiệp ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái
Bình Dương, một diễn đàn lý tưởng để thúc đNy những sự cải thiện cơ bản về nhân
quyền tại Việt Nam, chúng tôi đề nghị những điều kiện tiên quyết dưới đây để Việt
Nam gia nhập tổ chức này:
i/ Trả tự do tức
khắc và vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị và các tù nhân lương tâm
khác;
ii/ Hủy bỏ tất cả
các công cụ đàn áp trong đó có Nghị định 72, và 174 về hạn chế và kiểm soát quyền
sử dụng mạng internet; Nghị định 92 hạn chế quyền tự do tôn giáo; Điều 88, 79
và 258 trong Bộ Hình Luật coi là phạm tội những vấn đề tự do phát biểu, tự do tụ
tập ôn hoà và lập hội; chấm dứt việc tra tấn và bạo hành của công an, theo công
ước quốc tế chống tra tấn mà Việt Nam đã ký kết;
iii/ Hoàn toàn
tôn trọng quyền của các công nhân được gia nhập và/hay thành lập công đoàn tự do,
độc lập.
2. Đánh giá
chương trình viện trợ của Canada cho Việt Nam
Chúng tôi đề nghị
chính quyền Canada đánh giá các chương trình viện trợ cho Việt Nam một cách thường
xuyên bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức dân sự tại Việt Nam và cộng đồng
người Việt tại Canada được tham gia vào việc đánh giá này.
3. Các tù
nhân lương tâm
Chúng tôi đề nghị
các dân biểu quốc hội Canada bảo trợ tinh thần đích danh từng tù nhân lương tâm
Việt Nam bằng cách liên lạc thường xuyên với họ và dùng các phương tiện ngoại
giao và các phương tiện khác để đòi cho họ được trả tự do.
Sau buổi điều trần,
phái đoàn Liên Hội được Ông Tyrone Benskin, dân biểu Đảng Đối Lập Tân Dân Chủ (New
Democratic Party, NDP) thuộc điạ phận Jeanne –Le Ber (Québec) mời tới văn phòng
họp cùng dân biểu Hoàng Mai (Đảng Tân Dân Chủ, Brossard – La Prairie, Québec) để
bàn về một chương trình hành động chung với mục đích đưa vấn đề nhân quyền tại
Việt Nam vào nghị trình thảo luận tại quốc hội. Đặc biệt, buổi họp bàn về vấn đề
đặt điều kiện quyền lao động trước khi cho Việt Nam vào TPP và về việc phối hợp
hoạt động với Liên Đoàn Lao Động Canada (Canadian Labour Congress).
Nói tóm lại, tuy
buổi điều trần chỉ kéo dài 40 phút nhưng đã gây được một tiếng vang đáng kể tại
quốc hội Canada. Các bài điều trần được đánh giá là rất có giá trị. Đặc biệt nhất,
một số quý vị dân biểu hứa sẽ tiếp tay đưa vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt
Nam ra bàn thảo tại quốc hội, hy vọng sẽ đưa đến những hành động cụ thể của
chính phủ Canada.
Tài
liệu tham khảo:
2013
Annual Report on Violations of Human Rights in Vietnam,
Khue Tu Nguyen, Commissioner for Human Rights, Vietnamese Canadian Federation,
January 2014
Video tiếng Anh:
http://parlvu.parl.gc.ca/Parlvu/TimeBandit/PowerBrowser_SilverLight.aspx?ContentEntit
yId=11895&EssenceFormatID=481&date=20140529&lang=en
Video tiếng
Pháp:
http://parlvu.parl.gc.ca/Parlvu/TimeBandit/PowerBrowser_SilverLight.aspx?ContentEntit
yId=11895&EssenceFormatID=484&date=20140529&lang=en
Bản
Tham luận của Phạm Thanh Nghiên về Tình Trạng Dã Man Trong Nhà Tù đối với Tù
Nhân Lương Tâm
Kính chào quý vị! Xin cảm
ơn quý vị đã dành cho tôi đặc ân để nói về một trong những thảm nạn mà người
dân Việt Nam luôn phải đối mặt trong một đất nước mà Nhân quyền bị trà đạp: đó
là TÌNH TRẠNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM BỊ ĐỐI XỬ DÃ MAN TRONG CÁC NHÀ TÙ.
Là một nạn nhân và nhân
chứng trực tiếp, tôi thấy mình may mắn hơn hàng vạn tù nhân hình sự và hàng
ngàn TNLT, TNCT khác khi được kể về những gì mình trải qua và chứng kiến
Bên cạnh những nội quy
chung, các cán bộ trại giam còn đặt ra nhiều luật lệ để trừng trị nguời tù. Tôi
đã từng bị biệt giam hơn 4 tháng trong một buồng kín mít, rộng chưa đầy 6m2 với
duy nhất 6 lỗ thông hơi to bằng chiếc nắp chai. Mỗi ngày được ra ngoài hai lần
vào buổi sáng và chiều để làm vệ sinh cá nhân. Mỗi lần không qúa ba mươi phút.
Nhưng chưa đến nỗi bi đát như những người tử tù. Kể từ khi bị tuyên án tử hình,
tù nhân bị đưa về phòng biệt giam, bị cùm chân tại chỗ hai tư trên hai tư giờ
cho đến khi có lệnh ân xá tha tội chết của Chủ tịch nuớc, hoặc chờ đến ngày ra
pháp trường. Mà thời gian bị cùm để chờ đợi có thể kéo dài 5 năm, 7 năm thậm
chí mười năm trời.
Tại các buồng giam
chung, chiều rộng chỗ nằm chỉ rộng từ 40 tới 80 cm, tùy thuộc số lượng tù nhân.
Có sự khác biệt về điều kiện giam giữ giữa các nhà tù, trong từng giai đoạn cụ
thể. Ngay cả trong cùng một trại giam, mỗi Giám thị cũng có thể tùy tiện thay đổi
và áp dụng các quy định theo cách riêng của họ, thường là theo hướng bất lợi
cho tù nhân. Ví dụ năm 2011 tại phân trại số 4, trại 5 Thanh Hóa nơi tôi bị
giam, Ban giám thị đã bắt tù nhân phải tháo bỏ hết những chiếc quạt điện cá
nhân trong mùa hè, và lột hết các tấm nệm nằm vào mùa đông. Nhiệt độ mùa hè ở
Thanh Hóa có khi lên tới hơn 40 độ C, mùa đông xuống thấp còn 8 đến 9 độ.
Nơi đây hiện đang giam
cầm ba tù nhân lương tâm là Võ Thị Thu Thủy, Tạ Phong Tần và Hồ Thị Bích
Khương.
Một số TNLT nữ khác như
chị Mai Thị Dung, Trần Thị Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh…là nạn nhân của nạn cưỡng
bức lao động. TNLT lúc nào cũng là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử, bạo hành tinh thần,
đối mặt với bệnh tật mà không được chữa trị hoặc chữa trị lấy lệ
khi có sự can thiệp từ bên ngoài. Một số người đã phải bỏ mạng trong tù vì bệnh
tật và suy kiệt như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Bùi Đăng Thủy. Linh
mục Nguyễn Văn Vàng bị bệnh , bị bỏ đói và chết trong khi đang bị cùm. Ông Đinh
Đăng Định, đã qua đời chỉ ít hôm sau khi trở về nhà. Ông Nguyễn Hữu Cầu được chỉ
tự do sau 32 năm, với một thân thể tàn tạ. Và còn nhiều người khác đang đối mặt
với hiểm nguy và bệnh tật: LM Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô
Hào, các chị Đỗ Thi Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Hồ Thị Bích Khương…
Chưa kể, “quyền được
chăm sóc y tế” luôn được chính quyền sử dụng làm điều kiện mặc cả để đổi lấy “yếu
tố nhận tội”. Đáng lo nhất là tình trạng chị Mai Thị Dung. Chị không đi nổi, phải
có người dìu hai bên nhưng vẫn không được chữa bệnh chỉ vì “không nhận tội”.
Thức ăn, sách báo, kinh
thánh, thời gian thăm gặp gia đình đều được sử dụng để gây áp lực cho tù nhân
trong quá trình thụ án.
Giao tiếp là nhu cầu tự
nhiên của con người nhưng chúng tôi, những TNLT hoàn toàn bị cô lập với các tù
nhân khác. Một số người bị biệt giam cho đến ngày mãn án. Nếu giam
chung, chúng tôi luôn phải đối mặt với những đòn thù của thường phạm theo chỉ
thị ngầm của cai tù như bị đánh đập, chửi bới, bị đe dọa và xúc phạm.
Thưa quý vị, với bốn
phút ít ỏi tôi không thể liệt kê hết sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Nơi chôn
vùi hàng ngàn người tù oan hoặc không oan. Và đang giam cầm bao nhiêu thân phận
khác. Xin dành những giây cuối này để nhắc đến những nữ tù nhân lương tâm trung
kiên mà chúng ta ít có dịp nhắc tới: Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Thị Kim Thu,
Dương Thị Tròn, Đặng Ngọc Minh, Phạm Thị Phượng, Đỗ Thị Hồng, Võ Thị Thu Thủy…và
còn nhiều người khác nữa.
Nhưng, nhà tù không chỉ
là bốn bức tường kín mít với hàng rào dây kẽm gai và những luật lệ giết người. Sau
khi được trở về, chúng tôi tiếp tục chịu án quản chế mà thực chất là bị cầm tù
tại gia: không được đi khỏi địa phương thậm chí không được ra khỏi nhà; bị tước
cơ hội kiếm việc làm; việc chăm sóc y tế bị cấm đoán, bạn bè tới thăm hỏi động
viên đều có thể bị công an bắt giữ hoặc bị những kẻ lạ vô cớ tấn công.
Nhân danh những công
dân, những dân biểu tại một Quốc gia văn mình, xin Quý vị hãy đồng hành với
chúng tôi trên con đường tìm kiếm Tự do và Công lý cho người dân Việt Nam. Cảm
ơn quý vị đã lắng nghe!