Sau một bữa rượu tối tưng bừng, mấy người bạn cũ ngồi lại, chuyện trên trời dưới biển xong tất nhiên đến chuyện thời sự, và đề tài động chạm đến người quen chung của cả hội, Nguyễn Đức Kiên. Vì tôi có thời gian tiếp xúc với “Béo” nhiều nhất nên có mấy bạn cứ quan tâm đến việc câu chuyện đang xảy ra. Tôi nói rằng đã rượu bia chả thể ngọn ngành được đâu, và xin khất để đến hôm nay có stt này..
“Bầu Kiên” là tên xã hội gán cho sau này, chứ ở phổ thông thì Kiên có tên “Kiên Lung” (kèm tên ông bố kiêm hiệu trưởng-nhà giáo nhân dân), rồi vào lính thì “Kiên lùn”, sau này tóc bạc phơ thì “Kiên đầu bạc”, “Kiên Á Châu” và anh em thân thì gọi là “Béo”. Chúng tôi gặp nhau từ đại đội học dự bị để đi học nước ngoài của trường KTQS. Khác trung đội nhưng rất hay “cọ xát” trong thể thao, K đá chính thức cho đội tuyển đại đội, còn tôi dự bị, ngược lại trong bóng bàn tôi có “thâm niên” ở sân Thủy Tạ nên Kiên hay khéo léo “xung phong” đánh đôi với tôi để có thể “giữ bàn” dài dài, chứ cả đại đội chỉ có 1 bàn, cứ "thua ra được vào", mà cũng thỉnh thoảng lính mới được phép chơi thôi. Sau này mới biết K và tôi đã có cùng “tuổi thơ dữ dội” trên sân bóng trường Chu Văn An, nơi mà gia đình K đã ở ngay trong trường, trước khi bố K chuyển sang Long Biên. Từ thời đó K đã bộc lộ bản thân khá rõ trong thể thao: rất mê bóng đá, K và tôi đều học sớm 1 năm nên lúc đó mới 16, so với các anh lính cũ thì quá trẻ, nhưng K vừa đen vừa lùn béo lại chơi hậu vệ, và đá rắn hết sức trong khuôn khổ luật chơi, thậm chí sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” đến cùng-và đã có nhãn quan chiến thuật trong thi đấu, kết quả là trên hết, không rê dắt tủn mủn như anh em hay đá gôn “tôm” đường nhựa. Từ khi đó K đã không bao giờ uống rượu bia, thuốc lá, nguyên nhân thực sự thì chả ai biết vì sao nhưng nó cứ đổ cho vì “thể thao chuyên nghiệp”. Học thì nhàng nhàng, nhưng không phải ai cũng biết từ thời đó mới 16 tuổi K đã có suy nghĩ rất “người lớn” về kinh doanh, và đã biết đánh hàng từ Nam ra Bắc cải thiện thêm, vào cái thời vẫn còn ngăn sông cấm chợ ấy và chúng tôi ở trong doanh trại 2-3 tuần mới ra phố được một ngày đến 17h chiều, còn lại thì mải tăng gia và “học lòi mắt” ra thì bây giờ nghĩ lại mới thấy “chí lớn là đây”! (nhân tiện nói về các “tài năng quân sự” thì hồi đó có bác Tiền “còi” năm trên còn ầm ĩ hơn nhiều, nằm trong doanh trại mà điều hành được cả đường dây buôn hàng Campuchia, chả biết quy mô lớn đến đâu nhưng bị CA tới tận trường, bêu gương toàn cơ sở 2-đúng là con người có tố chất thương mại là đây, sau này quả là đại gia thứ thiệt...).
“Bầu Kiên” là tên xã hội gán cho sau này, chứ ở phổ thông thì Kiên có tên “Kiên Lung” (kèm tên ông bố kiêm hiệu trưởng-nhà giáo nhân dân), rồi vào lính thì “Kiên lùn”, sau này tóc bạc phơ thì “Kiên đầu bạc”, “Kiên Á Châu” và anh em thân thì gọi là “Béo”. Chúng tôi gặp nhau từ đại đội học dự bị để đi học nước ngoài của trường KTQS. Khác trung đội nhưng rất hay “cọ xát” trong thể thao, K đá chính thức cho đội tuyển đại đội, còn tôi dự bị, ngược lại trong bóng bàn tôi có “thâm niên” ở sân Thủy Tạ nên Kiên hay khéo léo “xung phong” đánh đôi với tôi để có thể “giữ bàn” dài dài, chứ cả đại đội chỉ có 1 bàn, cứ "thua ra được vào", mà cũng thỉnh thoảng lính mới được phép chơi thôi. Sau này mới biết K và tôi đã có cùng “tuổi thơ dữ dội” trên sân bóng trường Chu Văn An, nơi mà gia đình K đã ở ngay trong trường, trước khi bố K chuyển sang Long Biên. Từ thời đó K đã bộc lộ bản thân khá rõ trong thể thao: rất mê bóng đá, K và tôi đều học sớm 1 năm nên lúc đó mới 16, so với các anh lính cũ thì quá trẻ, nhưng K vừa đen vừa lùn béo lại chơi hậu vệ, và đá rắn hết sức trong khuôn khổ luật chơi, thậm chí sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” đến cùng-và đã có nhãn quan chiến thuật trong thi đấu, kết quả là trên hết, không rê dắt tủn mủn như anh em hay đá gôn “tôm” đường nhựa. Từ khi đó K đã không bao giờ uống rượu bia, thuốc lá, nguyên nhân thực sự thì chả ai biết vì sao nhưng nó cứ đổ cho vì “thể thao chuyên nghiệp”. Học thì nhàng nhàng, nhưng không phải ai cũng biết từ thời đó mới 16 tuổi K đã có suy nghĩ rất “người lớn” về kinh doanh, và đã biết đánh hàng từ Nam ra Bắc cải thiện thêm, vào cái thời vẫn còn ngăn sông cấm chợ ấy và chúng tôi ở trong doanh trại 2-3 tuần mới ra phố được một ngày đến 17h chiều, còn lại thì mải tăng gia và “học lòi mắt” ra thì bây giờ nghĩ lại mới thấy “chí lớn là đây”! (nhân tiện nói về các “tài năng quân sự” thì hồi đó có bác Tiền “còi” năm trên còn ầm ĩ hơn nhiều, nằm trong doanh trại mà điều hành được cả đường dây buôn hàng Campuchia, chả biết quy mô lớn đến đâu nhưng bị CA tới tận trường, bêu gương toàn cơ sở 2-đúng là con người có tố chất thương mại là đây, sau này quả là đại gia thứ thiệt...).
Rồi mỗi đứa đi một nước khác nhau, lần gặp lại ngẫu nhiên sau 4 năm ở đoàn 871, khi đó tôi về phép lên xin dấu, thấy K đang ngồi nghe các cán bộ giáo huấn. Sau mới biết K phải về trước hạn, “tội” thì vẫn theo sơ đồ trên: K học và ở trong trường quân sự nhưng buôn bán thành thần, giàu nhất khối lưu học sinh Việt ở Hung thời đó, thế rồi bị “đứt”. Về nước, tài sản lớn phải để lại bên kia, rồi cuối cùng cũng rơi rụng cả, K trắng tay! Với “phốt” đó ở ta xin ra quân đội đã chết mệt rồi, chưa nói đến làm gì, thế mà ngạc nhiên chưa, sau bảy tám năm gặp lại bên Tây Âu khi K đi công tác, lúc này anh em bắt đầu gọi là “Béo” vì đã bệ vệ, tóc trắng xóa, “Béo” khoe là cán bộ lãnh đạo Confectimex, ăn lương hàm vụ trưởng, còn tiền thì nhiều lắm rồi! Sau khi kể những vụ đổi hàng, 3C...làm anh em ở nước ngoài ù tai, thì “Béo” cũng kể thật, vất vả ra quân được, “Béo” làm đủ việc kiếm tiền, từ tự đóng bè buôn hàng từ bờ bên này sông Hồng sang bờ bên kia (vâng, ngày xưa 2 bờ là 2 “thế giới” khác nhau, và cứ chở hàng qua cầu thì các “lực lượng” tóm ngay) cho đến một mình lái xe chở tiền vào Nghệ An thu mua vàng, súng tiểu liên lúc nào cũng để trên đùi (cái này thì anh em cũng nghi ngờ tý, trong mỏ thì đúng phải thế thật chứ đi đường cái mà lăm lăm súng ống như thế cũng khó tin!). Có tiền rồi “Béo” vào nhà nước, có duyên với “đánh hàng” nhân lúc Đông Âu sụp đổ, nào là đổi hàng, mua nợ, đánh máy tính, áo gió...”Béo” lên vù vù, và lúc đó đã biết tận dụng mối quan hệ và “cơ chế” tối đa! Và K cũng bộc lộ những cá tính của mình ngay trên thương trường: tuy thuộc vào lớp trẻ nhất, K sẵn sàng “chiến đấu” với tất cả, từ đối thủ hay kể cả partner của mình: Quang A, Bùi Huy Hùng, Trần Việt Trung, 3C, FPT...”chiến” hết!
Rồi đến 1995 về nước mới gặp lại “Béo”-phải nói lúc này K đang trên đỉnh cao của thành đạt, chắc là 1995-2000 là “đỉnh”, mà ngay sau này K cũng không lặp lại được nữa! Từ thời mới bỏ cấm vận, dân tình còn nghèo lắm thì “Béo” đã nổi tiếng giàu rồi, đã có chân chắc trong ACB từ khi ngân hàng thương mại còn là cái gì xa vời lắm, đã có mấy liên doanh với toàn hãng “xịn” của nước ngoài, và quan trọng hơn, có sự ủng hộ của các lãnh đạo cấp cao nhất . Ngoài vài “cụ”, vài “sếp” còn lại K xưng hô “ông, tôi” hết, sau lưng thì “cậu” hay “thằng” tuốt luốt. Rồi đến đám cưới với em L., to nhất Hà Nội lúc đó, anh em uống hết sạch rượu của Queen Bee cả dưới nhà lẫn trên gác tối hôm đó, mặc dù K vẫn không uống rượu bia như mọi khi (Cola 100% thì sẵn sàng ngay!)...
“Béo” giữ quan hệ rất tốt với anh em cùng quân ngũ ngày trước, rất nhiều anh em về làm hoặc làm thêm ở chỗ “Béo”. 1998 khi đang có công ty riêng, tôi có một việc quá sức mình nên lôi về chỗ “Béo” làm, K cũng đề nghị tôi làm chỗ nó luôn, tôi nhận lời với yêu cầu được quyền thích đi đâu làm gì thì đi, tôi không can dự gì vào việc của K và khi nào tôi có việc “hay” thì cùng bàn với K, cũng không ăn lương. Trong công việc tôi mới thấy được nhiều (chắc chưa hết) các khía cạnh của một con người là “Béo”, cả mạnh lẫn yếu. “Béo” giàu là phải thôi, như một cậu quen ở TC2 đã nghiên cứu và đánh giá về “Béo”: nó khác ta ở chỗ khi ta nhìn cái cây, hòn đá, cái chai...ta chỉ thấy đó là các đồ vật có tính năng riêng, nhưng K có “thiên tài” là lúc nào cũng nhìn được các đồ vật đó đều được quy vào một hệ quy chiếu là tiền, cái cây thì giá bao nhiêu hay có thể làm gì ra tiền từ cái cây, hòn đá...hay không-ngay quan hệ xã hội, con người K cũng đưa được về hệ quy chiếu ấy!
Tướng ngũ đoản, nhưng “Béo” có khoa nói rất hùng hồn và “chém gió” cũng chặt chẽ vô cùng, chưa kể trông thì lè phè thế thôi nhưng toát lên sặc mùi tiền và mùi quyền lực. Hồi đó đại gia Việt kiếm tiền chính từ việc dịch vụ giúp cho nước ngoài triển khai dự án tại VN hoặc đấu thầu...(chứ đã có đâu TTCK hay “sốt bất động sản” như sau này) và K là một trong số ít, đếm trên đầu ngón tay lúc đó, những cá nhân thành công nhất trong “tư vấn”. “Béo” có đầu óc phân tích rất sắc sảo, làm việc rất chặt chẽ, muốn bàn bất cứ chuyện gì đều yêu cầu đưa ra copy nghị quyết CP, nghị định, công văn...chứ không nói khơi khơi, nó thuộc lòng câu chữ trong tài liệu và “Béo” cũng là bậc thầy soạn công văn, kiên quyết không dùng máy tính (tuy có cả Cty buôn bán phần cứng, phần mềm) cũng như làm gì cũng phải cần có phiên dịch. Cty Thiên Nam lúc đó có tất cả các chức năng có thể có và xin được trừ những ngành nghề có điều kiện đặc biệt-tự K giao cho anh em ngồi rà soát mấy ngày trời, để không bỏ sót chức năng nào! Vì vậy tôi cũng khó tin rằng sau này có ngày “Béo” lại bị khép tội buôn bán không giấy phép, không đúng chức năng-thể nào “Béo” cũng có những văn bản đồng ý kèm theo để phòng xa! Có thể nói K là một trong những chuyên gia hàng đầu về hệ thống luật pháp Việt Nam, đến mức có lúc bác Sáu Khải đã đề nghị K về làm Phó VPCP (hay Vụ trưởng-lâu ngày không nhớ chính xác), vì quá phục trí nhớ cũng như tài làm công văn của K, làm “Béo” cũng mất cả tuần lễ cân nhắc rồi mới đi đến quyết định từ chối bác: đã làm cán bộ nhà nước rồi, thôi cháu không bao giờ quay lại nữa! “Béo” cũng rất cẩn thận, có bất cứ đối tác nào xuất hiện “Béo” đều qua các kênh thu thập mọi thông tin có thể, “Béo” tự tin “lừa tao khó lắm”-mà đúng là khó thật đối với một kẻ đa nghi thái quá như K!
Làm gì đi nữa, nhất là “tư vấn” thì đều cần quan hệ, “Béo” thì lắm quan hệ lắm, nhất là quan hệ cấp cao và trung cao. Nhưng “Béo” làm việc này không giống bất cứ ai, vì bản tính đã không rượu bia nhậu nhẹt thì ở ta là khó quan hệ rồi, lại thêm cái tính cũng “ky” lắm của K, thôi cứ gọi nhẹ đi là “chặt chẽ”. “Béo” sẵn sàng mời cơm nếu cần, sang hay không tùy đối tác nhưng ai uống thì uống, “Béo” cứ Côla thôi, còn lễ tết “Béo” có thể tặng rượu, hết! “Béo” đừng hòng tặng ai phong bì, quên đi, hoặc có thể có thì chí ít tất cả những người đã từng làm với K đều chưa ai thấy điều đó. Qua câu chuyện, “Béo” kể về “cụ” A, “cụ” nhờ “Béo” giúp “anh” B để làm việc X, và thế là “Béo” phải dẫn đến bảo “chú” C giúp để vỗ vai “thằng” D...và cứ như thế, quan chức dù to dù nhỏ đều ngại và ngán “Béo”, nhưng lại muốn giữ quan hệ tốt với “Kiên Á Châu” để chẳng may nói dại, có lúc nó lại cứu giúp mình...K hay kể về “thượng phương bảo kiếm” để đe người đối diện về quan hệ “khủng” của mình! ”Béo” chẳng có mấy em thư ký chân dài nào để gọi đi uống rượu với đối tác (mà cũng chả có thư ký đúng nghĩa luôn, trừ bà cô vợ thỉnh thoảng pha chè ở văn phòng), cũng chả có thằng em nào chạy đi lo “tươi mát” cho các quan, hay chạy ra trả tiền cho các anh ăn xong đi chơi tiếp...Anh em cứ đùa, cả Cty gần trăm người, nhưng giải tán hết đi thì công việc cũng vẫn vậy, vì chỉ có một mình “Béo” làm việc thôi mà-mà K gọi đó là “đi cày” vì quả thực nó cũng chăm thật! Nói không sai, sau này tôi hỏi thì K bảo Cty chỉ còn có 3 người! Béo “ôm việc” chủ yếu do không thể hoàn toàn tin ai được...Tất nhiên vì thế K không thể (và không có ý định) xây dựng đội ngũ, hay có văn hóa công ty gì đặc biệt cả, K còn cá độ với tôi là “thằng FPT sẽ sập trước Cty tao!”Ở ngân hàng, “Béo” thuyết phục được đàn em Lý Xuân Hải về điều hành bài bản, đấy có thể coi là một trong những điểm sáng hiếm hoi của K trong việc trồng người, xây dựng đội ngũ...
Tính “chặt chẽ” của K thì anh em đều biết rõ lắm, nên cứ đùa K sau này có bị tội gì đi nữa thì cũng không bị tội đưa hối lộ, vì có chịu đưa ai cái gì bao giờ đâu! Câu cửa miệng của K là “động từ Cam-pu-chia là khó nhất thôi” nói về việc nó sẵn sàng san sẻ quyền lợi, nhưng nói là chuyện, làm K lại có cái lý khác, nó kiên quyết không trả thừa ai 1 xu, nếu theo K người đó chỉ đáng trả đến mức giá kia thôi. Nguyên tắc “rắn” đến bệnh hoạn này lại gây họa đến cho K, dù chỉ là cái cớ thôi, nhưng trong đó nếu hiểu theo triết lý nhân quả thì thấy rõ lắm: có anh bạn T.D. cùng ở Hung về, cổ đông nhỏ từ ban đầu của Cty, tuy vậy đòi quyền lợi cá nhân sát ván lắm, cũng vì việc chi trả nhiều ít thế nào đó mà đơn thư kiện K mười mấy năm nay (một phần vì đầu óc bác này lại có vấn đề nữa, chứ người khác chắc bỏ cuộc lâu rồi!). Bình thường thì K coi việc này như cỏ rác, thế nhưng khi “lâm chuyện” thì chính đơn thư này lại là cớ để lập chuyên án, hay hơn “2 bao cao su” nhiều!
Tính “chiến đấu” thì vẫn như trước, “chiến” hết từ Trung Hà, Trần Mộng Hùng, đến các cổ đông nước ngoài trong liên doanh KFC, Caltex...Vì luôn “chiến” như vậy nên K cẩn thận lắm, lúc nào cũng lo nghe trộm, có việc gì cần bàn bạc quan trọng hay tiếp khách tế nhị K đều mời vào cái phòng tròn thường để không ở Cty, đối diện Nhà hát Lớn (mà bây giờ vẫn là chóp của Chứng khoán HN ấy), mở hết cửa sổ ra cho tiếng ồn đường phố ập vào, K bảo “cho chúng nó đỡ nghe! Nếu không thì ra cafe, càng đông người càng vui, ồn ào dễ nói chuyện... ".
Ngoài kiếm tiền là đam mê cháy bỏng, thì “Béo” chỉ có đam mê nữa là bóng đá (bài bạc thì không kể, cái đó chắc quá nhiều anh em ta cũng “đan quạt” suốt ngày, trò này K cũng khá, và chỉ thích kể những trận mình thắng thôi, chứ thua thì im thít!)-và cuối những năm 90 “Béo” lấy lại đội Đường Sắt, bắt đầu dấn thân vào con đường “ông bầu” với bản tính “chi ly” của mình. Lúc này có công ty mới làm ăn khá khẩm là Hòa Phát bắt đầu đến với ACB và K để tìm chỗ dựa tài chính, và chắc vì nể “Béo” nên Hòa Phát sau đó cũng dấn thân vào con đường bóng đá, chứ họ đâu có “đam mê cháy bỏng” như K đâu. Riêng mối quan hệ về sau trở thành thâm tình này người ta còn phải nói đến dài dài...
Công việc giữa tôi và K không tiến triển được (đến bây giờ tôi mới biết nguyên nhân ở chỗ nào), nên tôi tìm kiếm các công việc khác. 2001 tôi đi HCM, trước khi đi còn lục túi “giật” của “Béo” 11 triệu (khoảng 1000$, “Béo” ít khi cho ai vay tiền lắm). Định đi có 1 tuần, hóa ra đi tiếp, cả mấy năm trời, lúc đi chỉ kịp đt báo cho “Béo” và chào nó, thế nào mà nó có thông tin cả, việc mình nó còn biết trước mình!
Mấy năm sau tôi vẫn về Việt Nam đều, thỉnh thoảng vẫn gặp “Béo” nói chuyện chơi thôi. Béo vẫn đang hoành tráng lắm, quan hệ với các “lãnh đạo” vẫn tốt như xưa, tập trung “chiến” mảng ngân hàng, vì “tư vấn” bây giờ không còn là chiến trường “hot” như xưa nữa! Nhưng với con mắt của người ở ngoài nhìn vào, tôi thấy “Béo” đã có biểu hiện hơi xa rời thực tế và có dấu hiệu bảo thủ. Tôi vẫn nhớ mãi có lần tôi hỏi K về thị trường chứng khoán khi VN-Index đã gần 1000, K nói “tao không tham gia vì toàn trò lừa đảo, và bọn làm Cty CK sẽ chết hết”. Rất tin ở “Béo” nên khi nhiều người hỏi tôi nhận định về TTCK, tôi nói lại i xì, và trúng phóc, rất nhiều người tin rằng tôi đã “tiên đoán” được điều là một năm sau nó chỉ còn bằng nửa (mặc dù vậy họ vẫn chơi, vẫn “ôm trứng” và “lời tiên tri” của tôi chả giúp được cho một ai). Một năm sau gặp lại, tôi hỏi “Béo” về dự đoán đúng đó, thì “Béo” trầm ngâm, bà con chơi “trứng” thì chết chứ bọn làm CTCK ít đứa chết lắm, “tay không bắt giặc” ngoạn mục, sắp tới ACB cũng phải đẩy mạnh mảng này. Việc thứ hai thì K hỏi tôi đầu những năm 2000, là “chẳng lẽ ở Đông Âu có những thằng VN có tiền vài ba triệu $ à, buôn bán lằng nhằng lấy đâu ra, tao chẳng tin!”. Tôi cố thuyết phục “Béo” là bọn ấy có, và chúng nó đông lắm, đếm trên đầu ngón tay ngón chân không hết đâu, nhưng “Béo” vẫn bảo thủ. Vài năm sau về tôi đã thấy “Béo” hay gặp gỡ nhiều đứa trong “bọn ấy”, tất nhiên trong cuộc nào thì “Béo” cũng giữ vai trò “lá cờ đầu” còn mấy chú em thì một điều “anh K bạc”. Thế mạnh của K không phải là tiền, mặc dù tiền K vẫn nhiều hơn “chúng nó”, mà là quan hệ với quan chức, thế nhưng đối với không chỉ riêng tôi, K dù rất lọc lõi, ông bạn đã không cảm nhận được thời thế có thay đổi, “Trường Giang sóng sau đè sóng trước”. Những “đại gia” Đông Âu về Việt Nam, đa số trẻ hơn K nhiều, chỉ biết ở khách sạn 5 sao, đường phố không biết hoặc thay đổi nhiều quá quên rồi, luật VN không biết thì thuê luật sư để hỏi, nếu cần thì sẽ “làm luật” theo kiểu Đông Âu, mù tịt vẫn nhầm “quan” nọ với “quan” kia nhưng lúc cần thì có việc gì cũng sẽ giải quyết được, vì ở Đông Âu khởi điểm có ai quen quan nào đâu-chính những người này đã và sẽ làm thay đổi môi trường kinh doanh tại VN. Ít khi quyền lợi của K và của những người này mâu thuẫn nhau, thậm chí có nhiều phi vụ làm chung, nhưng việc K phải “gồng mình” lên để giữ được vị thế “đàn anh” là sức ép quá lớn, đẩy K đến những toan tính làm ăn phải “sát ván” hơn, và từ đó K dù là một người rất chặt chẽ, luôn cẩn trọng phòng ngừa, lại có những quyết sách mà sau này dựa vào đó K bị truy tố.
Một yếu điểm dễ thấy nữa của “Béo” là không có bạn đúng nghĩa-đối tác làm ăn thì nhiều, hết người này thì có người khác, nhưng đó chỉ là công việc, còn bạn thân thì K chỉ còn vài người cùng học quân sự ở Hung, với họ và với bản tính hoài nghi tất cả của K thì chả thể nói chuyện làm ăn ra được, mà đầu óc K thì lúc nào cũng chỉ xoay quanh hai chữ “đi cày”. Tức là nói bô bô suốt ngày thế thôi, nhưng thực chất nghĩ gì trong đầu “Béo” không hề có ai để mà chia sẻ. Với tôi cũng vậy, K chỉ nói được những chuyện vô thưởng vô phạt, vì đối với K tôi biết quá nhiều chuyện quan hệ xã hội hehe. Thế nên dù có khôn ngoan lọc lõi đến đâu, thì rồi cũng có lúc K chủ quan và không tính hết được. Với người nhà “Béo” cũng rất nghiêm khắc, nhất là với em trai, em rể, “Béo” rắn lắm, hầu như không cho tham gia việc gì hết! Ngay đội anh em bên Hòa Phát là những người K hay tiếp xúc nhất, suốt ngày cafe chém gió hay bài bạc, thì đối với họ K là đứa “một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất”-là một thế lực lúc nào cũng muốn xưng hùng xưng bá, nhưng bản chất ra cuối cùng cũng chỉ có một mình. Và sau này chuyện Hòa Phát viết đơn đề nghị làm rõ “Béo” về việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vụ cổ phiếu (chắc họ cũng bị ép dữ lắm!), chưa thể nói ngay ai đúng ai sai, nhưng tôi biết chắc đó là một trong những nỗi đau lớn nhất của K!
Sau 2010 tôi hay gặp K ở lobby của ks Hilton hoặc Highland Cafe Nhà hát Lớn, K không bia rượu nên chọn hai chỗ này để tiện “chém gió” với anh em hay đơn giản chỉ là quãng nghỉ giữa hai cuộc gặp ở nơi khác. Vì công việc đã quá khác xa nhau nên tôi bảo “tao về hưu rồi” còn K bảo “tao đang bán hết các thứ, giữ mỗi ACB và chơi bóng đá thôi, 55 tuổi sẽ về hưu hẳn, còn đâu đi du lịch” nhưng chắc vì có nhiều thứ để bán quá nên nó vẫn phải “đi cày”...Bây giờ “Béo” đi đâu cũng thường có Ipad (thói quen theo dõi giá vàng đây mà); lúc này “Béo” nổi hơn nhiều lắm rồi, không biết thế là vô tình hay cố ý, nhưng tên “bầu K” đã dính chặt vào “Béo”. Tôi hay đùa mặc dù là sự thật: “mày gặp tao toàn tình cờ, toàn lúc tao không đủ 11 triệu VNĐ trả cậu, thôi coi như cứ lúc nào gặp mày tao trả tiền cafe nhé!” thì “Béo” tỉnh đòn lắm, nó bảo lúc nào trả thì trả nhưng gì chứ ai nợ thì một đồng nó cũng chả bao giờ quên cả (mà đúng thế thật!). Nhưng nó lại khoe là “chỉ tao mới uống nước ghi sổ nợ được ở Hilton, nên đố mày trả được tiền cho tao đấy”, thế nên nợ vẫn hoàn nợ! (K có một nguyên tắc thế này cũng là lạ cho một tay “nhà băng”: ít khi cho ai vay tiền lắm, tính K vừa “chắc” vừa “kỹ”-nhưng đã cho vay cá nhân thì không bao giờ cho vay lấy lãi! Ngạc nhiên chưa?).
Khi “Béo” nổi rồi thì quanh “Béo” thường rất đông người. Ngoài anh em Hòa Phát ra thì thường thấy “bầu Đức”, “bầu Thắng”, nhất là từ khi có VPF ra đời. Rồi các loại cổ đông nhà băng đi lo lót tăng vốn để “sở hữu chéo” như sau này hay bị nói, rồi đến anh chị em nhà báo, nhà đài...Trong “cuộc” nào “Béo” đều nổi bật nhất, “nói có người nghe, đe có người sợ”! Làm bóng đá mà bỏ ít tiền như “Béo”, lại quyết “không cho trọng tài một xu” thì đúng là “Béo“ tài thật! Riêng chuyện “Béo” “lật đổ” VFF và vụ giành lấy bản quyền truyền hình từ tay An Viên sẽ ghi tên K vào lịch sử thể thao VN như một nhà “cải cách bóng đá”, mà cái đó hoàn toàn có cơ sở (còn việc sau K bóng đá còn kém đi, tệ nạn hơn so với trước thì không phải là công hay tội của K rồi!), chưa nói đến những vụ “vặt vãnh” như giành lại Công Vinh...”Béo” đã thành người của công chúng, đi đâu phải dùng Bentley, Phantom chứ không đèo con xe máy ra Hàng Hành ăn bún như trước kia được nữa! Tôi vẫn nhớ cuộc gặp ngắn của K với Vũ “An Viên” tại cafe ngoài trời của Hilton, mặc dù K đã báo trước kết quả từ ngày hôm trước mà “bầu” Thắng, “bầu” Đức ngồi trong nhà hóng ra, sốt ruột vẫn chưa thể tin là kết cục ngoạn mục đến thế! K đã lên đến đỉnh cao danh vọng...
Nhiều người quen bảo K hãy cẩn thận (mặc dù lắm người chả biết phải cẩn thận cái gì!?) nhưng K rất tin tưởng vào thói quen “chặt chẽ” của mình (chứ không phải K tin mù quáng vào ô dù đâu). Tôi chỉ nhắc khéo K: “đại gia gì mà số đtdđ xấu quá thể thế, đến mày cũng không nhớ được số của mày thì đổi đi chứ” nhưng K bảo thủ lắm, số này nó lấy hú họa trong dánh sách sim đt của Cty dể dùng hơn chục năm rồi-“số ruồi thì sim đt nào cũng vẫn chết”-chính K bảo thế...Và rồi cái “tai nạn” ấy nó vẫn đến, thị trường có 2 lần tụt dốc thê thảm, đó là khi K bị bắt và khi K ra tòa!
Việc “Béo” đúng hay sai là chủ đề của một stt riêng, nhưng quả là từ khi bị bắt tạm giam tên Nguyễn Đức Kiên chưa hề giảm độ hot, có thể nói là người ta biết đến “K tóc bạc” còn nhiều hơn trước! Không tiện viết ra đây nguyên nhân chính đẩy “Béo” vào vòng lao lý, tôi tìm hiểu và thấy ¾ cáo trạng với K là phi lý; nhưng tôi cũng như những người biết K đều hiểu, bây giờ cứu được K chỉ có chính K thôi. Và với bản chất “chiến đấu” có sẵn (ngả theo hướng hiếu thắng luôn) cộng với trí nhớ rất tốt, lý luận sắc bén và cũng có “rất nhiều thứ để mất” thì dù có bị xích chân, cùm tay để hạ nhục và đánh đòn tâm lý thế nào đi nữa, bắt “Béo” thì dễ chứ bỏ tù “Béo” khó hơn nhiều! Đơn giản vì “Béo” rất yêu tiền, mà đi tù, mất tiền thì làm sao “Béo” chấp nhận, thỏa hiệp được...Lúc này đây, quả bóng được đẩy sang phía những người muốn triệt hạ “Béo”-hãy “giở võ” nữa đi, chứ “Béo” là hậu vệ chuyên nghiệp, sẵn sàng chơi “rắn” từ xưa rồi, kể cả “bỏ bóng đá người”! Không hề có ý định tô hồng cho ông bạn “Béo”-nhưng “Béo” có một vũ khí lợi hại, là ngày nào “Béo” còn bị cách ly với xã hội, thì ngày đó xã hội còn lôi vụ việc của “Béo” ra mổ xẻ, mà những người kia thì lại không hề muốn xã hội này phải “động não”-nhưng “án thửa” xem chừng trong vụ này cũng thực sự không dễ choàng vào “Béo” và cộng sự! Cứu cánh của “Béo” nằm ở đó: hãy nhắc đến bản thân bằng chính sự vắng mặt của mình! Không có “duyên” để giúp được K dù nhiều dù ít, bây giờ đây là lúc K đang phải trả nghiệp, trả nghiệt của đời mình đây, nhưng tôi có một linh cảm rằng món nợ mọn mà tôi chưa kịp trả “Béo” chính là điềm báo, chẳng lâu nữa đâu tôi sẽ có dịp trả nó cho K và lúc đó sẽ đến lúc tôi trả tiền cafe cho “Béo”, cũng vẫn ở Hilton thôi...@ nhặt trên Phây, không rõ tác giả.