Phạm Lê Vương Các
Trên các phương tiện truyền thông quốc tế đang xôn xao về việc một số cơ quan của chính phủ Mỹ phải ngưng hoạt động vì “không có tiền”.
Mới nghe qua như là chuyện hài, vì chính phủ là cơ quan hành pháp của một quốc gia mà không có tiền để hoạt động.
Mới nghe qua như là chuyện hài, vì chính phủ là cơ quan hành pháp của một quốc gia mà không có tiền để hoạt động.
Phải chăng “ngày tàn” của trùm tư bản đã đến như phán đoán của những người theo trường phái Macxit?
Tìm hiểu lý do của việc này thì không phải như vậy, mà đây chỉ là quyết tâm của đảng Cộng Hòa nhằm gây sức ép để ngăn chặn việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Obama và đảng Dân chủ.
Còn nhớ cách đây khoảng 4 mấy năm, dự luật Cải tổ Y tế do Tổng thống Obama đề xướng với khoảng chi ngân sách 700 tỷ Đô la nhằm giúp cho hàng chục triệu người dân Mỹ, đặc biệt là những người nghèo.
Nhưng dự luật này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều người dân Mỹ, đặc biệt là Đảng Cộng Hòa.
Vậy phải chăng đảng Cộng Hòa chỉ đại diện cho tầng lớp thượng lưu mà không ngó ngàng gì tới những người nghèo?
Tôi đã tìm thấy câu trả lời này nhân buổi gặp gỡ và trao đổi về vấn đề này với một Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt vào một buổi làm việc thiện nguyện cũng trong khoảng thời gian đó.
Ông ấy nói rằng, nếu Dự Luật Cải Tổ Y Tế này được thông qua thì ông ấy sẽ là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc này. Nhưng ông ấy lại là người phản đối quyết liệt Dự luật này.
Khi được hỏi lý do vì sao lại như vậy, ông ấy đã lấy điện thoại ra, giới thiệu với tôi về hình ảnh 2 đứa con của ông, một đứa 7 tuổi và một đứa 3 tuổi.
Rồi ông nói: “Khoảng tiền đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà đó là ngân sách của quốc gia. Nếu bây giờ mình mượn xài trước thì thế hệ sau này sẽ phải trả”
Ông nói tiếp: “Mình không muốn 2 đứa con của mình khi lớn lên phải mang gánh nặng trả nợ giùm cho mình.”
Sau khi nghe ông nói vậy, tôi chỉ biết gật gù, trong đầu chợt có suy nghĩ: ước gì ông này mang quốc tịch Việt Nam.
Qua đó ông cũng cho hay, nước Mỹ có trữ lượng dầu mỏ ngoài khơi vô cùng lớn, nếu khai thác vẫn có thể cung cấp đủ cho người Mỹ xài trong vài thập kỷ tới.
“Nhưng, như bạn biết đấy, nước Mỹ là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay. Không phải vì nước Mỹ không có tài ngyên dầu mỏ, mà vì Quốc hội không cho phép khai thác các mỏ dầu, nên đành chấp nhận bỏ tiền ra mua từ các nước khác”, ông nói.
Lý do theo ông đưa ra vẫn là vì thế hệ tương lai, Quốc hội Mỹ coi đây như là một tài sản cần phải gìn giữ cho thế hệ tương lai, qua đó gìn giữ cho vị thế của nước Mỹ.
Qua câu chuyện này, ta có thể đánh giá nước Mỹ đang “kiệt quệ” như thế nào?
Còn đối với tôi, tôi đã nhìn thấy sự kiệt quệ của đất nước này, kể từ ngày đào bới tìm kiếm boxit ở Tây Nguyên.