Khải Đơn
Tôi sẽ không biết nói gì vào một ngày thế này, sau khi đọc xong
những bài viết cuối cùng, nơi ông lão Phạm Chứng cuối cùng đã đầu hàng
và … tự phá bỏ khu vườn của mình.
Chuyện tóm tắt lại thế này.
Một ngày nọ, người ta phát hiện ra trong khu vườn nhà nọ (sau này
biết tên chủ nhà là Phạm Chứng). Trong khu vườn của NHÀ ÔNG TA, tức là
ông ta bỏ tiền ra mua đất, rào vườn, xong tạc tượng, đóng cửa, nói chung
ổng ko có tạc tượng ngoài đường quốc lộ.
Sau khi những bức hình về nhà ông xuất hiện trên mạng, tôi đã thấy những người sau nói:
Dịch giả Phạm Long, người dịch tác phẩm Điêu khắc hiện đại ra tiếng
Việt, cho rằng: “Một khi nghệ sĩ đã sống ở trong cộng đồng dân cư chứ
không phải nơi rừng sâu núi thẳm thì vẫn phải có tinh thần công dân. Anh
phải xác định tác phẩm của mình không gây ô nhiễm môi trường, vì nó có
tương tác với cộng đồng. Nếu có phản ứng về văn hóa, hay tôn giáo thì
cần dỡ bỏ. Nếu cộng đồng không chấp nhận nó thì hoặc anh phải xây rào
kín không để ai nhìn thấy, hoặc phải dỡ bỏ hoàn toàn”. (**)
Nguyễn Văn Khanh Em, Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin H.Hòa Thành,
cho biết: “Sau khi làm việc, bước đầu ông Chứng đã đập bỏ bớt những bức
tượng bạo lực, ghê rợn. Riêng những bức tượng nghệ thuật bình thường
khác thì chúng tôi cho phép ông Chứng giữ lại, nhưng không được trưng
bày bên ngoài khu vườn. Phòng cũng đang giao lại cho UBND xã giám sát để
nhanh chóng dẹp bỏ tình trạng này. Ngày 27.9, chúng tôi tiếp tục mời
ông Chứng đến để hối thúc ông hoàn tất sớm việc phá bỏ”. (***)
Ông Nguyễn Thanh Phong, công an viên phụ trách địa bàn ấp Long Hải
cho biết, sau khi nhận đơn tố cáo của người dân, chính quyền đã vận động
chủ nhà phá bỏ các bức tượng kinh dị. “Ông ấy hứa 2 tháng sẽ dẹp hết.
Nếu ông ấy không thực hiện vận động thì buộc xã sẽ cho lực lượng xuống
phá bỏ”, ông Phong cho biết. (*)
Thật lạ lùng, ở cái thế giới kì cục này: Chính quyền, nghệ sĩ, nhà
điêu khắc, dịch giả và cả nhà báo cho mình cái quyền đi vô vườn nhà
người ta, coi ngó gật gù, xong đi ra phán một câu xanh rờn ông tạc tượng
vầy tụi tôi không thích, ghê rợn wá, nên đập bỏ đi.
- Ông Chứng không tạc tượng ngoài xa lộ, ông tạc trong nhà ông.
- Ông ta đóng cửa khu vườn (Vì ổng ở Sài Gòn), chứ đâu có mở toang
cửa xong bố trí ma cỏ ùa ra hù người như Âm phủ ở khu du lịch Suối Tiên.
Ai biểu thiên hạ trèo cổng vô dòm, xong nói tôi sợ wá, anh nên đập bỏ
nhà anh.
- Ông Chứng không có quấy rối hàng nghìn người như mỗi khi nhà văn
hóa Thanh Niên bật nhạc Rap cổ vũ thanh niên yêu Đảng còn Đảng thì có
quyền tra tấn lỗ tai của hàng nghìn dân đang làm việc quanh đó. Ổng giữ
im lặng.
- Ông Chứng cũng không có cầm mấy con dao trong mấy bức tượng của ổng
phi zô mặt đứa nào trèo tường vô nhà ổng chụp ảnh. Nghĩa là mấy bức
tượng đó về cơ bản là vô hại và PHỤC VỤ riêng mình ông lão có thú vui
riêng với môn điêu khắc và tạc tượng.
Ấy vậy mà trong phút chốc, tất tần tật các trí thức cao cổ (hay đê
hèn) đều nhảy vô và phán quyết về một người già có khu vườn của riêng
mình – khu vườn có hàng rào – và thậm chí là chẳng xuất hiện để mà mời
hàng xóm vô thăm vườn.
Những người ấy là ai? Là dịch giả của một quyển sách, là cán bộ văn hóa, là giảng viên mỹ thuật, là nhà điêu khắc, nhà báo…
Thậm chí, kinh tởm nhất có thể kể đến:
“Đấy chẳng qua là một người thích thì nặn chơi thôi. Chứ chẳng nói gì
giá trị nghệ thuật ở đó cả”. (Một giảng viên điêu khắc của ĐH Mỹ thuật
Hà Nội) (****)
Giảng viên điêu khắc là cái thể loại trí thức gì mà phát biểu trên
báo tên cũng không dám cho PV đề vào? Giảng viên cái kiểu gì mà không đủ
can đảm chịu trách nhiệm về lời mình nói trước người khác, khi mình xúc
phạm, tổn hại hay kết tội người khác? Giảng viên đại học kiểu gì mà kết
luận về tác phẩm của một người mà không hề có một LUẬN ĐIỂM gì để nói
“giá trị nghệ thuật” với không nghệ thuật gì gì ở đây? Tại sao cái thể
loại người vừa không tự tôn trọng mình, vừa không dám đứng tên mình để
nói về ý kiến của mình, vừa kết luận thô lậu về người khác lại có thể là
giảng viên đại học? Có cái gì khoa học hay nghệ thuật ở đó không?
Nhưng tất cả mấy câu chuyện đó có thể dừng lại ở điều gì, ở một điều
mà tôi hiểu rằng Tự do ngôn luận là thứ mà tất cả các trí thức, những
nhà hoạt động nghệ thuật, nhà văn, nhà họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà báo…
đều vỗ mặt chửi Đảng thô bỉ của chúng ta là họ chả biết gì về nghệ thuật
với tự do. Nhưng họ thì sao? Thứ tự do tối thiểu của một người trí thức
là TÔN TRỌNG người khác, dù họ có KHÁC mình, dù họ có nói điều gì đó,
làm việc gì đó không giống mình (và chẳng xâm hại gì đến ai), họ cũng
chẳng làm được.
Tự do ngôn luận của trí thức tót vời mà tôi thấy ở đây là thứ tự do
THEO Ý HỌ MUỐN, theo cái nhóm họ muốn, nơi mọi người khác phải vỗ tay
gọi họ là nhà điêu khắc, vỗ tay gọi họ là nhà luật sư, nhà nghệ sĩ. Còn
đứa nào – vô tình hay cố ý – khác họ – và nếu đúng vào lúc họ đang muốn
có chút phát ngôn để trở nên nổi tiếng – thì họ sẵn sàng chửi cho cái
thằng ấy chết ngay tắp lự từ đầu đến chân!
Chúng tôi đã học 1000 lần về tự do ngôn luận. Tôi đã lớn lên và nghe
những nghệ sĩ cao vời ấy xuất hiện ở khắp nơi trên blog để bình phẩm,
than khóc về tự do mà họ không bao giờ có được. Họ thậm chí đã làm những
đứa trẻ như tôi …khóc theo.
Nhưng vào một ngày như hôm nay, tôi hiểu rằng họ là những kẻ không
xứng đáng với tự do, vì họ chưa bao giờ biết tôn trọng tự do của ai cả,
kể cả một ông lão già yếu với một khu vườn của riêng ổng.
Trong lúc tui viết những điều này, Trung tâm y tế H.Hòa Thành phối
hợp Trạm y tế xã Trường Tây chắc cũng đang đến khu vườn của ông Chứng để
coi có muỗi và lăng quăng không. Có thể khi họ tìm ra một con lăng
quăng, họ sẽ nói ông ấy đang gieo mầm dịch bệnh sốt xuất huyết cho nhân
loại Tây Ninh. Có thể vậy. Biết đâu được!!!! (x)
Khải Đơn
Chú thích:
(**), (****), (x) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131001/tranh-luan-ve-khu-vuon-kinh-di-o-tay-ninh.aspx
(***)http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130926/khu-vuon-kinh-di-o-tay-ninh.aspx