Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

“MEIN KAMPF” VĨ ĐẠI…

Michael Lang 21.10.13
HITLERCách ni vài tuần, tui được chú em thông báo:
“Này, bác có biết báo mạng của các đồng chí lãnh đạo vừa đồng loạt đăng toàn văn hồi ký của A Đôn Hít Le không?”
“A Đôn Hít Le là ai? Một đồng chí lãnh đạo quốc tế cọng sản à?”
Chú em tui nhăn mặt:
“Cái ông già này đếch biết chi.”
Rồi chú ấy lấy bút viết vô lòng bàn tay. Tui cố nhớ được những chữ thế này: ADOLF HITLER.
Tui lẩm nhẩm đọc: a-đo-lờ-phờ-hít-lờ-…
Chú em tui cười: “Ông ơi, nếu chỉ đọc họ thì đó là Hít Le.”
“Hít… Hít Le mô?”
“Hít Le đứng đầu nước Đức phát-xít trước tháng 5-1945 ấy.”
“Răng?! Các báo mạng của các đồng chí lãnh đạo ta đăng hồi ký của thằng …Hít Le? Toàn văn?”
“Ừ đấy.”
“Chú nói răng… Chú nói bậy, đưa tin xằng. Ai mà biết thì chú chết.”
Chú em tui túm tay tui lôi xềnh xệch sang nhà chú ấy, rồi mở máy tính, vô mạng. Vài phút sau, chú ấy chỉ lên màn hình biểu tui:
“Đây, ông xem đây. Cái chi đây?”

Tui nhớ được tên tiếng Việt là “Đời tranh đấu của tui”, tên tiếng Đức, nếu tui chép lại đúng, là MEIN KAMPF. Chú ấy mở từng phần của cuốn sách; tổng cộng phải tới mấy trăm trang.
Tui toát mồ hôi.
“Bác sao vậy?”
Tui im lặng. Mãi mấy phút sau mới nói được nên lời:
“Vậy là các đồng chí ta…” Tui định nói: “học tập” hoặc “đi theo đường …”
Im lặng hồi lâu. Rồi chú em tui nói:
“Không phải chỉ lãnh đạo ta đâu. Đồng chí Ủn lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Bắc Hàn cũng rất ngưỡng mộ Adolf  Hitler và nghiên cứu cuốn sách này rất say sưa và nghiêm túc. Đó là phương pháp đấu tranh cách mạng mà. Nhưng gần đây, chuyện bí mật quốc gia đó bị lộ, đồng chí ấy đang chửi bới bọn Nam Hàn đặt điều vu khống, nói đồng chí ấy theo tư tưởng phát-xít. Rút kinh nghiệm chuyện của Bắc Hàn, các đồng chí ta không cần giữ bí mật nữa. Các đồng chí ấy cho đăng công khai luôn, thế là tin giật gân trở thành vô giá trị.”
 “Rứa là răng?” Tui lo lắng hỏi. “Nhỡ ra dân tình cho là các đồng chí ấy…”
“Khoan đã, để em đi pha nước uống đã.” Chú em tui nói.
Ngồi một mình mấy phút, tui bắt đầu định thần lại. Với bản chất tuyệt đối trung thành với Đảng, tui bắt đầu tìm cách biện hộ cho việc công bố Mein Kampf trên oép xai của các đồng chí lãnh đạo ta. Tui biết, bất kể Đảng (tức là đồng chí tổng bí thơ và bộ chánh trị) làm gì, việc đó đều phải đúng. Có chăng là chúng ta ngu dốt nên chưa hiểu mà thôi.
Chú em tui bưng khay nước lại, rồi rót ra hai li, đưa tui một li.
“Sao? Bác thấy sao? Đăng toàn văn Mein Kampf là việc làm đúng chứ?”
“Đúng chứ!” Tui khẳng định. “Đảng đã làm chi thì việc đó là đúng. Lúc mới nghe, tui hơi giật mình, nhưng bây chừ thì tui hiểu ra rồi. Các đồng chí nớ muốn cho chúng ta đọc để thấy rõ bản chất của thằng chó đó…”
Chú em tui cắt lời:
“Nhưng mà muốn làm như bác nói thì thiếu gì cách. Trích từng đoạn, kèm theo phân tích, bình luận để chỉ ra bản chất của hắn ta là chuyện khác. Còn nếu cần tư liệu lịch sử để nghiên cứu thì in ra một số bản cho các nhà nghiên cứu tham khảo. Đằng này đăng toàn văn cho mọi người đọc thì có khác gì tự nhận là đang học tập Hít Le. Mà em đọc, thấy nó cũng nhiều mưu mô ghê gớm lắm, biết đâu chúng ta chẳng học tập thật?
Lại im lặng. Rồi tui nói:
“Nói chi thì nói, mọi việc các đồng chí ấy làm, tui đều tin là đúng. Mà những việc xấu người ta gán cho Hít Le chắc gì đã thiệt cả?”
Nguồn Blog Lề Trái

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"