Phùng Văn Nhân
Malala. Ảnh: Internet
Tháng 4/2013, Hội nghị Phụ nữ Thế Giới tổ chức tại Trung Tâm
Lincoln-New York. Xuất hiện ở đây gồm những phụ nữ danh tiếng như Diễn
viên khả ái Angelina Jolie, Oprah Winfrey, Phu nhân Hilary Clinton… Hội
nghị bàn về vai trò phụ nữ trong các lãnh vực giáo dục, kinh tế, chính
trị… và những câu chuyện đề cao lòng dũng cảm của phụ nữ vượt trở ngại
đạt mộng ước.
Đại diện chính phủ Pakistan, nhà làm phim Sharmeen Chinoy đến cùng cô gái rất trẻ mới 16 tuổi. Tên cô là MALALA- YOUSAFZAI.
Malala nhận được cảm tình nồng ấm của tất cả những người dự hội nghị.
Trong buổi hội thảo, bà Sharmaeen Chinoy trình chiếu bộ phim mang tên:
Malala: The Dream Catcher… Kể lại cuộc đời Malala, cô gái trẻ cùng với
bà đến dự hội nghị…
Malala sinh năm 1997 tại làng quê nghèo Swat Valley vùng bắc
Pakistan. Cha làm nghề lái xe, mẹ ở nhà đan lát. Gia đình nghèo đến độ
có lần phải bán hết đồ đạc trong nhà để trả nợ. Có năm lũ lụt trôi hết
nhà cửa gia súc, Malala phải đến giúp việc cho họ hàng, làm lụng cực khổ
kiếm miếng cơm thừa canh cặn. May cho Malala, nhờ người mẹ cởi mở hy
sinh để cô đến trường, cho dù người cha phản đối…
Năm học lớp 6, Malala thương xót các em gái nghèo cùng xóm không
được đi học, cô gọi chừng 10 em đến nhà tập cho các em học, viết tiếng
Anh…
Tai họa xẩy ra cho làng Swat khi vùng bị phiến quân Hồi giáo cực
đoan Taliban đánh chiếm năm 2008. Trường học bị đóng cửa, nạn khủng bố
sát hại chặt đầu treo cổ xẩy ra hàng đêm. Malala với bút hiệu Makai từng
viết những bài lên án tội ác chống nhân loại của Taliban gửi cho đài
BBC London, NY Times tại Mỹ cũng thường đăng lại trong trang blog.
Malala bầy tỏ lòng ngưỡng mộ TT Obama, con người điển hình văn minh nhân
bản…
Năm sau, 2009 quân chính phủ chiếm lại ngôi làng. Malala tiếp tục
ước vọng giáo dục. Báo NY Times và nhà làm phim danh tiếng Adam Ellich
đến gặp Malala, thực hiện cuốn phim Class Dismissed (Bị loại khỏi lớp
học). Cuốn phim gây xúc động lẫn niềm cảm phục cô gái tuổi 13. Một hội
từ thiện Thụy Sĩ và Trung tâm Phụ nữ Pakistan giúp cô có ngôi trường
riêng với 150 em học sinh cùng với hàng chục giáo viên… Thành quả không
ngờ đạt đươc do hy sinh nhẫn nại, tính hiếu học của các em…Đến năm 2012,
con số học sinh tăng lên cấp ngàn. số giáo viên lên ngoài 20. Malala
như sống trong mơ. Tạ ơn những con người, những bàn tay nhân ái nỗ lực
trợ giúp.
Niềm vui chưa bao lâu, tai họa khủng khiếp đã tới…Một buổi chiều
tháng 8-1012, khi Malala và các em học sinh đang trên xe bus về nhà. Kẻ
khủng bố bịt mặt bước lên xe nhắm Malala nổ súng. Cô ngã trên vũng máu,
vài em học sinh khác bị thương. Kẻ sát nhân tẩu thoát…Đó là bản án tử
hình Taliban dành cho cô với tội danh: Dám kêu gọi con gái đến trường!!
Malala bị vết đạn trên trán và vùng cổ rất trầm trọng. Thủ tướng
Pakistan lệnh trực thăng tản thương đưa cô về ngay bệnh viện thủ đô…Tin
Malala bị ám sát gây kinh hoàng xót thương phẫn nộ dư luận báo chí Anh,
Mỹ. Tại Pakistan, hàng triệu trẻ em thắp nến cầu nguyện cho Malala…
Malala Yousufzai bị thương. Ảnh: Internet
Malala được chuyển sang Queen Elizabeth Hospital ở London nhiều
phương tiện điều trị mong cứu cô qua cơn hiểm nghèo… Tử thần chưa nỡ
chạm tay Malala. Bàn tay còn thơm mùi sách vở. Sáu tháng sau, cô hồi
phục vinh dự nhận International Children Peace Award (Giải thưởng hòa
bình thiếu nhi thế giới) tại Hòa Lan…
Niềm vui chưa dứt, Malala bất ngờ nhận thêm Giải thưởng Sakarov.
Giải thưởng nhân quyền danh giá nhất Liên hiệp Âu Châu (Sakarov
Award-EU’s top Human Rights Award). Giải thưởng đã từng trao cho các
nhân vật tranh đấu nhân quyền lừng danh như Nelson Mandela. bà Aung San
Suu kyi…Hàng triệu thư yêu cầu Malala được trao giải Nobel Hòa Bình…Rồi
lần đầu trong đời, Malala vinh dự bước lên diễn đàn Liên Hiệp Quốc trước
sự cảm phục của các lãnh đạo quốc gia tham dự. Hàng triệu con người
trên khắp hành tinh theo dõi trên truyền hình…
Malala cất tiếng nói đầu bằng lời kinh Coran chào mừng đại hội:
ASALAMU ALAIKUM… Bình an đến với mọi người…Và mọi người cùng đứng lên vỗ
tay cỗ vũ.
Cô bắt đầu: ”Xin cứu giúp chúng tôi, những đứa trẻ bất hạnh
Pakistan và trên toàn thế giới đang bị cấm đoán đe dọa khủng bố không
được đến trường. Chỉ những kẻ tàn ác bạo lực mới sợ sách vở bút mực. Họ
sợ sức mạnh của nền giáo dục nhân bản, sợ ánh sáng sự thật, sợ luôn cả
các cô gái yếu đuối như tôi… Bởi trong tôi không còn sự sợ hãi, hèn hạ.
Và trên tất cả: không bao giờ tuyệt vọng.
Tôi đã học đươc tấm lòng nhân ái của Đấng tiên tri Mohamad, của
Đức Phật, của Chúa Jesus Christ. Tôi sẽ không bao giờ trả thù người đã
bắn tôi… những kẻ phản bội Hồi giáo!…”
Nhiều tràng pháo tay kéo dài hàng phút, không ai ngờ cô gái yếu đuối
kia lại dõng dạc kích động lương tâm nhân loại… Hãy cứu chúng tôi!!!
Mọi người gọi cô, cô gái dũng cảm nhất thế giới (The bravest girl of the
world)
Malala tại UN. Ảnh: Internet
Ngày 11/10 vừa qua, Malala đến nói chuyện tại Ngân hàng thế giới
World Bank ở Washington DC, thủ đô nước Mỹ. Trong lời mở đầu, Chủ tịch
WB Jim Yong Kim hân hạnh giới thiệu quyển hồi ký I AM MALALA do cô vừa
hoàn tất. Nói chuyện với cử tọa, Malala hiên ngang: ”Tôi hãnh diện là
con gái, bởi chúng tôi cũng có thể đủ sức mạnh làm thay đổi thế giới!”…
Sau 40 phút Malala nói về hồi ký của mình bằng tiếng Anh.
Trong phần trò chuyện. Chủ tịch Kim hỏi: “Sao Malala không học bác
sĩ như tôi để cứu người, lại đi vào con đường chính trị quá sớm?” Malala
không suy nghĩ: “Thưa chủ tịch, bác sĩ chỉ có thể cứu người bị khủng bố
bắn. Tôi làm công việc ngăn không cho khủng bố bắn người.”
Malala yêu thương chỉ muốn mình và mọi người được học. Đã đến lúc
tuổi trẻ Việt Nam có thể nói như Malala: Chúng tôi muốn một nền giáo dục
nhân bản. Nền giáo dục ấy dậy chúng tôi biết tự chủ, biết tôn trọng sự
thật, sáng tạo và yêu thương… biết can đảm nhận trách nhiệm trước cuộc
đời….
Trong giây phút tưởng như tuyệt vọng, Malala lại có niềm vui… Niềm
vui do những con người nhân ái mang lại. Tạ ơn trên, Người vẫn thương
Người…/
Phùng Văn Nhân (10/2013).
Bài viết có tham khảo BBC London, NY Times Hoa Kỳ.