Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Loạn bàn thế sự 4

Người Buôn Gió

Trong 18 tập đoàn kinh tế nhà nước, quá nửa đang rơi vào tình trạng bi đát. Thậm chí là quá bi đát đến mức ngắc ngoải , thoi thóp chờ chết.
Chỉ có vài ba ngành nghề, tập đoàn là còn sức sống. Như tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn Petrovietnam, Petrolimex...

Ngân sách các tập đoàn hàng năm nộp cho nhà nước theo số liệu những năm gần đây thường khoảng xấp xỉ 200 ngàn tỷ đồng.

http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-trong-nuoc/18-tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc-nop-ngan-sach-tren-200-ngan-ty-dong-1302.html
Riêng Petrovietnam nộp năm 2012 là hơn 183 ngàn tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2003 Petrovietnam vượt mười mấy phần trăm nộp ngân sách.

http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-trong-nuoc/Tap-doan-Dau-khi-Viet-Nam-nop-ngan-sach-nha-nuoc-vuot-tren-11-9-ngan-ty-dong-5542.html
http://petrotimes.vn/news/vn/petrovietnam/nam-2012-petrovietnam-nop-ngan-sach-1863-nghin-ti-dong.html
Trong khi đó một tập đoàn lớn về khai thác khoáng sản là TKV nộp ngân sách hơn 500 tỷ đồng. ( cùng là về khai thác tài nguyên ) chỉ so được với sổ lẻ sau dấu phẩy của Petrovietnam.


Petrolimex nộp ngân sách khoảng 30 nghìn tỷ đồng một năm.

Xem trên danh sách các tập đoàn nộp ngân sách, mới thấy Petrovietnam đứng đầu với vị thế khủng khiếp, gần như một mình chiếm gần hết số tiền nộp ngân sách chung của tất cả các tập đoàn.

Tất nhiên ai nắm tập đoàn này người ấy sẽ có vị thế lãnh đạo,có quyền lực nhất trong đất nước.

Các đoàn thanh tra của ĐCS do ông Trọng thành lập, hay hai ban nội chính, kinh tế tưởng như hai lưỡi kiếm của ông Trọng đến nay vẫn chưa sờ được đến cái lông chân của Petrovietnam.

Trong một bối cảnh cuồng loạn về diễn tập chống khủng bố ở Việt Nam diễn ra liên tiếp gần đây. Lực lượng cảnh sát dưới quyền của tướng Trần Đại Quang  đã có một cuộc tập trận mà kịch bản là những trụ sở cơ quan lớn, tiếp đó ông Quang đề nghị mua máy bay, tàu thủy để trang bị cho cảnh sát.

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/de-xuat-trang-bi-may-bay-tau-thuy-cho-canh-sat-co-dong-2863995.html

Ngay lập tức, lần đầu tiên ở Việt Nam một tập đoàn cũng tự tổ chức phòng vệ chống khủng bố quy mô không kém gì các lực lượng vũ trang. Đó là tập đoàn Petrovietnam. Chương trình diễn tập theo chỉ thị 25/2007/ của thủ tướng chỉnh phủ và và công văn hướng dẫn của tổng cục an ninh 1.( tổng cục an ninh 1 trước kia do tướng Nguyễn Văn Hưởng nắm, người sau này thành cố vấn an ninh cho thủ tướng )

http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=95&id=5462
Hành động tập trận của Petrovietnam mang nhiều thông điệp, trong nhiều thông điệp ấy có thể là một thông điệp hài hước đến lực lượng cảnh sát rằng - Không cần phải mua máy bay, tàu thủy cho các ông đâu. Khủng bố nhằm vào chúng tôi thì chúng tôi tự lo được rồi.

Hoặc cứng rắn hơn rằng, nếu bọn khủng bố nào có máy bay, tàu biển tấn công chúng tôi. Chúng tôi đã có phương án tự vệ hoàn hảo.

Petrovietnam là một pháo đài hoàn hảo về kinh tế lẫn quân sự ( tự bảo vệ được với khủng bố có xuất xứ từ trong nước ). Về mặt chính trị, trong số nhân viên cán bộ làm việc ở Petrovietnam, con cái những tướng lĩnh quân đội, quan chức chính phủ chiếm nhan nhản. Điều đó có nghĩa về mặt chính trị Petrovietnam hoàn toàn đủ mạnh để gây áp lực đối với bất cứ chính sách nào phương hại đến mình.

Cuộc chiến năng lượng sẽ quyết định quyền lực thế giới ở tương lai tới đây. Trong khuôn khổ Việt Nam thì cán cân quyền lực chính trị phụ thuộc vào những nguồn lợi kinh tế lớn. Một trong những nguồn lợi lớn nhất ấy là Petrovietnam. Không những bây giờ mà ở tương lai tới Petrovietnam còn mang lại những nguồn lợi còn lớn hơn hiện tại.

Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng trong những chuyến đi gần đây liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng về việc gìn giữ hòa bình ở Biển Đông. Đồng thời ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chú trọng mời gọi những tập đoàn dầu khí phương Tây kết hợp khai thác dầu khí với Việt Nam.

Sẽ chẳng có chiến tranh bảo vệ chủ quyền gì của Việt Nam ngoài biển đảo. Chắc chắn chuyện chủ quyền sẽ được gác lại dưới cái gọi là vì hòa bình ổn định, tạm gác những mâu thuẫn không giải quyết được bây giờ, hợp tác khai thác. Đôi bên cùng có lợi.

Để đảm bảo nguồn thu từ Petrovietnam được ổn định và còn thu hơn nữa trong thời gian tới về ngân sách quốc gia. Lá bài sẽ chia ra cho ba bên, Việt Nam, Trung Quốc, Phương Tây ở phía nam Biển Đông. Còn phía Bắc nơi có vịnh Hạ Long và đảo Hải Nam thì mọi cái đã được an bài với những hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Có lẽ cuộc gặp với thủ tướng Khắc Cường của Trung Quốc, với gương mặt tươi rói và ngạo nghễ khác thường của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chắc ông Dũng đã sắp hoàn thành xong ván bài với Trung Quốc, Phương Tây về nam Biển Đông.

Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành, mặc nhiên họ có mặt ở biển Đông. Về dầu khí chưa là nhu cầu cấp bách vì mới đây Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp đồng khai thác lớn dầu khí với Nga ở vùng Xiberi. Vấn đề của họ là có mặt ở nam biển Đông bây giờ, như một con sói gửi chân. Giờ là lúc triển khai trên mặt trận tư tưởng văn hóa vào đầu người Việt bằng chủ thuyết đạo Khổng. Thiên tử là con trời, các chư hầu phải giữ lễ phục mệnh. trong vòng 20 năm đổ lại khi thời cơ chín muồi sẽ tính dứt khoát chuyện biển Đông.

Phương Tây nếu có hợp đồng khai thác, mua bán. Còn gì tốt hơn, họ là những người làm ăn mà.

Việt Nam giữ được hòa bình bây giờ ở biển Đông, né được vấn đề nóng bỏng về chủ quyền biển đảo, khai thác tăng nguồn thu. Gọi mỹ miều là ổn định tình hình, phát triển kinh tế...còn gì mà chả thành công hơn.

Phải nói '' khoác lác '' một tí rằng, nhờ có mười mấy cuộc biểu tình chống Tàu ở Hà Nội diễn ra liên tiếp và cả ở trong Nam. Đã khiến người Trung Quốc thấy rằng giờ chưa phải lúc lộ rõ bộ mặt ở biển Đông, cần phải cho nhân dân Việt Nam thấm nhuần đạo lý Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Em phải nghe anh ( không phải bỗng dưng một hòa thượng như Thích Chân Quang được phép đi ba hoa tự do như vậy, cũng như đại tá Trần Đăng Thanh diễn thuyết về ơn huệ sâu nặng của Trung Quốc đối với Việt Nam ), cần phải cho nhân dân Việt Nam thấm sâu đạo lý Khổng Tử về  đạo nghĩa chư hầu, thiên tử, bầy tôi. Triệt tiêu hay giảm dần tinh thần dân tộc Việt Nam đang đối kháng mạnh với Trung Quốc. Rồi mới tiến tới bước khác.

 Vai trò của ông TBT ĐCS Việt Nam sẽ làm nhiệm vụ dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi vào quỹ đạo này. Đương nhiên người Trung Quốc thích ở tương lai người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng sẽ là người tiếp tục làm tốt vai trò lịch sử văn hóa này.

Trong tình hình kinh tế xã hội theo chiều hướng này, có thể thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng cách nào đó sẽ đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa. Hoặc một thủ tướng mới mà ông có thể điều khiển chặt chẽ được.

Nếu vậy Việt Nam chả có thay đổi gì đột biến. Đúng là nhìn hướng đi thế này thì có lẽ là vậy.

Nhưng đâu đó, dù thực lực yếu ớt, dù không được thế lực cường quốc nào đỡ đầu. Sự đòi hòi dân chủ, những phong trào đòi hỏi dân chủ, tự do vẫn không ngừng nghỉ. Dù vô số những nhà đấu tranh hoạt động bị bắt cầm tù. Hàng loạt những phong trào đòi hỏi tự do, dân chủ được thành lập.

Biết đâu việc Ủy Viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Thiện Nhân về nắm Mặt Trận lại là con dao hai lưỡi. Có thể là để Đảng nắm vững hơn mặt trận, để phòng bị trước những đòi hỏi đa đảng, tổ chức xã hội dân sự.

Hay có khi lúc nào đó, thế chuyển động. Lại là để tạo cơ hội cho việc đa đảng ra tranh quyền. Khả năng này thấp vì điều 4 hiến pháp chưa được loại bỏ. Tuy nhiên cứ hy vọng vậy thôi.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"