Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Xin đừng uống máu nhân văn

Nhân đọc các bài phê bình về luận văn của Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan.
Bà Đầm xòe
Tự do hay là chết?
Tự do hay là chết?
Chẳng biết luận văn nghiên cứu về nhóm thơ “Mở miệng” của Nhã Thuyên- Đỗ Thị Thoan, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có sức mạnh như thế nào mà ba báo “lề đảng” * đồng lọat lên tiếng tấn công với một giọng văn giống hệt giọng văn phê bình của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình… thời Nhân văn Giai phẩm.
Tôi đồ rằng, luận văn của Nhã Thuyên- Đỗ Thị Thoan hẳn là xuất sắc lắm, vì nó được những điểm 10 tuyệt đối cơ mà.
Khởi động cho lần tấn công này lại là mấy công dân “hạng ưu” người xứ Thanh (Minh Tâm, Chu Giang và Nguyễn Văn Lưu) – Những công dân luôn được triều đình chọn làm anh lính gác cổng cho kinh thành, anh lính gác đờ co cho nhân vật trọng yếu…

Tôi lại chợt nhớ đến, cũng ở thời gian nay năm ngoái, mấy nhà “ hạng ưu” người xứ Thanh này cũng đồng loạt bắt tay nhau lên án gay gắt Nguyễn Huy Thiệp khi ông Thiệp được Nhà Xuất bản Trẻ mua bản quyền xuất bản vở kịch chèo Vong Bướm với giá 500 triệu VNĐ (Nguyễn Văn Lưu, Lê Xuân, Bùi Công Thuấn và Minh Tâm)
Cứ tưởng sau đợt “đấu tố” của mấy công dân “hạng ưu” người xứ Thanh này, Nguyễn Huy Thiệp đã bị tống giam với hằng hà sa số các tội:
Tội Phản động,
Tội chống và nói xấu chế độ,
Tội trốn thuế,
Tôi phỉ báng tôn giáo,
Tội tục tĩu vô văn hóa,
vân vân.
Ơn trời, Nguyễn Huy Thiệp không bị hề hấn gì.
Nay thì nhóm người “hạng ưu” của xứ Thanh này lại hùa nhau “tố cáo” Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan, cũng với các “tội” gần giống như tội của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng có thêm “tội” mới: Tội xúc phạm lãnh tụ.
Tuy nhiên, đọc cả 5 bài đã đăng, tôi thấy “máu” chống văn học nghệ thuật của những công dân “hạng ưu” này, sao giống “máu” của những người chống Nhân văn Giai phẩm” thời trước đây, đến thế:
- Cái thứ nhất, chê chửi, tố cáo thơ Mở miệng là phản động, tục tỉu… nhưng lại chả có trưng ra bài thơ nào của “Mở miệng” .
- Cái thứ hai, cũng không trưng ra luận văn của Nhà Thuyên – Đỗ Thị Thoan để người đọc được “mục sở thi” cái “phản động, tục tĩu” của luận văn.
- Cái thứ ba, xúc phạm lãnh tụ là lãnh tụ nào? Cũng không thấy nêu ra và trích dẫn những dòng “ phản động”.
Không cho người đọc trực tiếp đọc thơ của nhóm “Mở miệng”, đọc luận văn của Nhã Thuyên- Đỗ Thị Thoan mà cứ chửi, cứ mắng xơi xơi người ta, khác chi anh “trùm chăn” người ta vào anh thụi.
Đây là lối phê bình văn chương của mấy anh tiểu nông vô học, lúc nào cũng tự đắc ta đây mẫm cán với nghề gác cổng.
Các công dân “hạng ưu” này quên rằng, phê bình kiểu tiểu nông như vậy, vô hình chung, anh mới đích thị là kẻ phản động, mới đích thị là kẻ chống lại đường lối văn nghệ của Đảng, chống lại Hiến pháp đang thực hành của nước Cộng hòa xã hội nghĩa Việt Nam, rằng con người được tự do tư tưởng, được tự do học tập, nghiên cứu và sáng tạo, chả có dòng nào quy định thể hiện sự cấm đoán không được nói, không được lên tiếng, đặc biệt là không được nghiên cứu.
Hơn nữa, luận văn, suy cho cùng nó cũng là một tác phẩm thuộc dạng nghiên cứu và được “công khai” trong một phạm vi hẹp. Nếu anh có ý kiến thì trực tiếp đến gặp tác giả hoặc có văn bản gửi đến tác giả, gửi đến nhà trường để tác giả và nhà trường xem xét, chính sửa, cùng lắm là rút kinh nghiệm, chứ luận văn có phải là một chủ trương, một chính sách của Nhà nước có phạm vị tác động đến cả triệu cư dân đâu mà các ông đã vội la toáng lên trước bàn dân thiện hạ như vậy?.
Còn, nếu các ông cho rằng, đấy là quyền “mở miệng” của các ông thì, các ông cũng cần phải tôn trọng quyền “mở miệng” của người khác.
Không nên và không đúng một chút nào khi tâm thế các ông lúc nào cũng như một công cụ gác cửa, nhằm triệt hạ những gì không theo ý các ông.
Nhân văn giai phẩm đã là một bài học lịch xử xương máu, ghớm ghiếc.
Hỡi những kẻ còn sôi sục trong mình dòng máu chống nhân văn, lịch sử sẽ không cho các ngài có cơ hội nữa đâu.
Xin các người đừng uống thêm máu nhân văn nữa.
BĐX
* Báo Thanh Tra, Quân đội Nhân dân và Nhân dân:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"