Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, Trương Tấn Samg trong vai trò Chủ
tich nước đã được Tổng thống Mỹ, Barack Obama trao tay bản sao bức thư
của Hồ Chí Minh (HCM) gửi cựu Tổng thống Mỹ, Harry Truman năm 1946*. Nội
dung bức thư này nói HCM “muốn có hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ”.
Đảng Cộng Hòa Mỹ ngay lập tức đã có phản ứng khá dữ dội với việc làm
của Tổng thống Obama, thậm chí họ còn gọi ông là “stupid” trên truyền
hình. Trong lời dẫn, MC của trương trình truyền hình Fox New, ông Chris
Stirewalt nói: “Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông HCM
cho thấy hoặc Tổng thống (Obama) vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc
chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên”.
Trên trang Wall Street Journal, nhà báo Ronald Radosh cũng nói “Hồ
Chí Minh không phải là Washington hay Jefferson, ông ta là một kẻ tuyệt
đối trung thành với tư tưởng Marxist-Leninist”. Và “hãy gạt đi ý tưởng
là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập (của Hoa Kỳ)
ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt
được các mục tiêu cộng sản”.
Phe đối lập Hoa Kỳ hẳn là không nói bừa về HCM. Thậm chí chẳng cần
phải là những nhà chính trị xuất sắc của Hoa Kỳ như ông Chris Stiwelt
mới hiểu rõ bản chất của HCM, đối với ngay cả những người bình thường có
chút tìm hiểu và học hỏi về lịch sử cũng có thể nhận thấy sự thật là
HCM đã tương kế tựu kế lợi dụng Hoa Kỳ trong mưu toan đoạt quyền lãnh
đạo Việt Nam ngay từ năm 1944.
Sự thật thì HCM vốn là kẻ thù về mặt tư tưởng với Hoa Kỳ ngay từ
khoảng năm 1913 của thế kỷ trước. Lịch sử Việt Nam đã giấu nhẹm việc HCM
hồi năm 1911 – 1913 đã từng sống ở Mỹ và hành nghề làm bánh tại khách
sạn Omni Parker, thuộc Boston. Sau đó HCM cũng đa đi nhiều nơi trên đất
Mỹ. Cũng chính từ những quan sát thực tế đó, HCM sau khi trở lại Pháp đã
viết ra hàng loạt bài báo kết tội về nạn phân biệt chủng tộc và chiếm
hữu nô lệ tại Mỹ. Đáng kể phải là các bài báo: “Hành hình kiểu Lynch,
một phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ” và “Đảng
Ku-Klux-Klan” vv, trong đó có một câu cảm thán nổi bật: “Văn Minh Mỹ là
như vậy đó sao?”
Quả thật, những năm trước Thế chiến II, đặc biệt là trước khi bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền được chính những người Mỹ tiến bộ khởi
xướng và được Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 1948, nước Mỹ vẫn còn phải vật
lộn trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, đặc biệt là cho người da
đen. Và HCM không khó để nhận ra những mặt trái của nước Mỹ, vốn là một
trong những chủ đề thù nghịch mà tư tưởng Cộng Sản mượn cớ để kịch liệt
lên án chủ nghĩa Tư Bản nhằm thu phục lòng người.
Năm 1944, trước đòi hỏi cân bằng chiến lược tại Đông Á, Hoa Kỳ đã cử
một sĩ quan tình báo OSS (tiền thân của CIA ngày nay) nhảy dù xuống căn
cứ Việt Bắc của Việt Minh, trực tiếp gặp HCM, giúp đỡ Việt Minh huấn
luyện chiến tranh du kích và tài trợ khí tài thông tin liên lạc cũng như
một số vũ khí nhẹ cho Việt Minh. Mặc dù HCM không ưa Mỹ nhưng ông ta đã
tương kế tựu kế lợi dụng Mỹ để phát động chiến tranh giành chính quyền.
Cũng một phần lớn nhờ hậu thuẫn của Mỹ mà HCM đã dễ dàng phô trương
thanh thế và nắm được thời cơ quý giá để cướp được chính quyền. Đó là
một sai lầm quá lớn của người Mỹ!
Năm 1954 HCM lại tiếp tục lừa Mỹ, một lần nữa người Mỹ lại sai lầm
trong dự đoán về chiến thuật chính trị và quân sự của HCM. Trước năm
1945 HCM bắt tay với người Mỹ vì họ cần sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ.
Nhưng khi hiệp định hòa bình năm 1954 được ký kết, thì HCM đã dùng chiêu
bài hoãn binh, chỉ để có thời gian xây dựng lực lượng quân đội chờ thời
cơ tấn công miền Nam mà thôi.
Chính từ những sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ mà Mỹ đã mất hoàn
toàn thế đứng tại Việt Nam, đánh dấu bằng sự sụp đổ của thể chế Việt Nam
Cộng Hòa năm 1975. Không những thế Mỹ còn phải trả giá bằng hàng ngàn
tỉ USD đã đổ vào cuộc chiến Việt Nam và tổn thất gần 60 ngàn nhân mạng,
với trên 300 ngàn sĩ quan, binh lính bị thương trong cuộc chiến này!
Như đã thấy, khi còn trong trứng nước và khi mới giành được quyền cầm
quyền, HCM và Đảng Cộng Sản của ông ta đã hàng chục lần liên lạc, gửi
thư cho người Mỹ, nhất là bức thư ngày 16/02/1946 ông ta gửi cựu Tổng
thống Mỹ – Hary Truman – nói nguyện vọng “muốn hợp tác đầy đủ” với Mỹ.
Nhưng khi đã có thế lực, nhất là được hậu thuẫn của Nga Xô và Trung Cộng
thì HCM đã trở mặt, công khai phát động cuộc chiến tranh đẫm máu xâm
lược Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí HCM không ngần ngại gọi “đế quốc Mỹ là
kẻ thù không đội trời chung của nhân dân Việt Nam”.
Tương tự, việc sao chép tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp là bất đắc
dĩ vì HCM không thể tự mình viết ra một bản hiến pháp sâu sắc như vậy.
Đồng thời về mặt lý luận, các bản hiến pháp của Mỹ và Pháp đều có tính
dân chủ điển hình. HCM muốn dùng những ngôn từ đẹp đẽ đó để lừa mị nhân
dân Việt Nam, và mặt khác cũng đánh lừa chính phủ Mỹ về chủ trương đa
nguyên chính trị và tôn trọng dân chủ nhân quyền. Như vậy người Mỹ đã bị
chính bản tuyên ngôn chắp vá nhặt nhạnh của HCM làm cho lóa mắt…
Việc ngài Tổng thống Obama “xuống nước” trao bức thư cũ của HCM viết
cho cố Tổng thống Truman cũng có thể chỉ là điều bất đắc dĩ, vì trong
bối cảnh hiện nay người Mỹ chưa có gì để tin vào những thành công của
phong trào đấu tranh dân chủ trong nước. Họ chỉ còn cách dựa vào chính
những người Cộng Sản để nắm bắt Việt Nam, với vị trí địa lý có thể nói
là không thể thay thế trong chiến lược toàn cầu của họ. Có lẽ họ đang hy
vọng vào một Myanmar tại Việt Nam trong tương lai khoảng từ 3 đến 8 năm
nữa?
Việc đối lập Mỹ gọi ông Obama là “stupid” có thể là hơi quá. Với một
bộ óc thông minh như ông Obama chắc chắn ông ta phải cân nhắc rất nhiều
về đường đi nào ngắn nhất và khả dĩ nhất có thể có lợi cho nước Mỹ nói
riêng và thế giới dân chủ nói chung. Chính phủ Mỹ thừa biết chế độ Cộng
Sản tại Việt Nam đang ở vào thế khó cưỡng dân chủ. Vì vậy người Mỹ đang
tìm một giải pháp cải thiện dân chủ thích hợp nhất tại Việt nam cho
đường lối ngoại giao của mình.
Và đối với các quan chức đầu sỏ của ĐCSVN thì họ nghĩ gì? Họ đã hoàn
toàn mất phương hướng về Chủ nghĩa Cộng sản! Giờ đây họ chỉ đơn thuần là
một nhóm độc tài thuần túy nhưng khoác áo Cộng Sản mà thôi. Có lẽ sẽ có
những người trong trung ương ĐCSVN đã nghĩ đến sự thay đổi, nhưng trước
hết sự thay đổi đó phải có lợi cho bản thân họ và đặc biệt phải tránh
được một cuộc trả thù của các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa trước
đây.
Mô hình khả dĩ nhất mà người Mỹ và một vài kẻ cầm quyền ở Việt Nam
đều có thể chấp nhận được chính là một mô hình nhà nước kiểu nước Nga do
Putin làm tổng thống hiện nay. Mô hình đó chưa phải là cái gì tốt đẹp
nhưng chắc chắn nó đã hơn hẳn thể chế độc tài đảng trị hiện nay của Việt
Nam. Nhưng liệu Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng có chấp nhận việc này
hay không? Điều đó có vẻ như không còn nằm trong tay hai người kể trên
nữa, khi họ đã mất hết thực quyền!
Như vậy việc Nhà Trắng có cuộc gặp với Trương Tấn Sang “nâng cấp quan
hệ Việt – Mỹ lên tầm cao mới” và ông Obama trao tay “nguyện vọng thư”
của HCM với Mỹ trước đây, chính là một bước tiến của chính phủ Mỹ trong
vấn đề cải thiện nhân quyền có yếu tố ĐCSVN mà thôi. Đó có vẻ cũng là
một động thái sửa chữa cho những sai lầm của người Mỹ trong quá khứ.
Nhưng liệu ĐCSVN có “nối nghiệp” HCM trong việc tiếp tục ru ngủ người Mỹ
bằng những chiêu lừa “rất Hồ Chí Minh” hay không?
© Lê Nguyên Hồng
© Đàn Chim Việt
——————————————————-
*Phụ lục danh sách một số thư của HCM gửi người Mỹ trước chiến tranh 1954 – 1975
Ngày từ tháng 5/1945 sau khi gặp cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ tại Côn Minh, Hồ Chí Minh đã nhờ người đứng đầu tổ chức này là A. Patti chuyển văn bản tới Phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam sau khi tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít.
Ngày từ tháng 5/1945 sau khi gặp cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ tại Côn Minh, Hồ Chí Minh đã nhờ người đứng đầu tổ chức này là A. Patti chuyển văn bản tới Phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam sau khi tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít.
Cũng trong tháng 5/1945 HCM còn đề nghị chuyển một tài liệu về nạn đói ở Bắc Kỳ tới Sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh.
Ngay sau khi Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (16/8/1945) với tư cách
người đứng đầu Uỷ ban Dân tộc Giải phóng, HCM đề nghị “Hoa Kỳ thông báo
với Liên Hiệp Quốc rằng: chúng tôi đã đứng về phía Liên Hiệp Quốc chống
lại bọn Nhật” và “yêu cầu Liên Hiệp Quốc thực hiện lời hứa long trọng
của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập…”.
Ngày 29/9/1945 HCM gửi thư tới Tổng thống Mỹ chia buồn về việc Đại tá Piter Dewey chỉ huy OSS tại Sài Gòn bị tử nạn.
Ngày 17/10/1945 HCM gửi điện tới Tổng thống Mỹ đề nghị để Việt Nam tham gia Hội đồng Tư vấn về Viễn Đông.
Ngày 22/10/1945 HCM lại viết thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đề nghị
Liên Hiệp Quốc quan tâm đến việc Pháp gây hấn và cử phái đoàn điều tra
đến Đông Dương.
Ngày 1/11/1945 HCM gửi thư đến Quốc vụ khanh Mỹ thay mặt Hội Văn hoá
Việt Nam gửi 50 thanh niên sang học tập các lĩnh vực kỹ thuật và thành
lập mối quan hệ văn hoá hữu nghị với thanh niên Mỹ….
Ngày 8/11/1945 HCM gửi thư tới Tổng thống Mỹ và Thống chế Tưởng Giới
Thạch trình bày tình hình quân Pháp đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
Ngày 23/11/1945, HCM với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa, gửi thư tới Tổng thống Mỹ và Tổng giám đốc Cơ quan Cứu tế Mỹ
(UNRRA) kêu gọi giúp Việt Nam chống nạn đói.
Đầu năm 1946 HCM gửi điện tới các ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ và Trung
Hoa Dân quốc tha thiết yêu cầu đưa vấn đề Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc và
“yêu cầu nhận Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc”.
Ngày 18/1/1946 HCM gửi thư cho Tổng thống Mỹ và chỉ huy quân Mỹ ở
Thái Bình Dương, tướng Marshall yêu cầu có giải pháp hoà bình ở Việt
Nam.
Ngày 16/2/1946 HCM trong vai trò Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi thư tới Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ –
Hary Truman – thông báo về sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa. Đây là bức thư mà Tổng thống Obama đã trao lại cho Trương Tấn Sang
vừa rồi.
Ngày 18/2, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, HCM lại viết thư gửi
các Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Mỹ, Liên Xô và Anh đề nghị “hãy làm
tất cả để ngăn chặn cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam” và tuyên bố :
“đặt vấn đề Đông Dương trước Liên Hiệp Quốc, chúng tôi chỉ đòi hỏi độc
lập hoàn toàn. Nền độc lập ấy thực tế không còn xa nữa và có thể giúp đỡ
chúng tôi hợp tác với các dân tộc khác trong việc xây dựng lại một thế
giới tốt đẹp hơn và một nền hoà bình lâu dài – những nguyện vọng chính
đáng cần phải được bảo vệ”.
LNH Sưu tầm