Vũ Thị Phương Anh
Theo blog Giáo Dục Việt Nam
Bài viết này của tôi không liên quan trực tiếp đến các vấn đề lý
luận của giáo dục học, nhưng liên quan đến những hiện tượng đang diễn ra
trong ngành giáo dục, mà theo tôi là đáng được lưu ý và cần được diễn
giải trên cơ sở một số lý luận của ngành quản lý giáo dục. Tất nhiên để
lý giải nó thì cần có đầy đủ dữ kiện từ những người bên trong, là điều
mà hiện nay tôi chưa thể (không thể?) có. Nên entry này tôi chỉ viết
nhanh những cảm nhận đầu tiên của mình liên quan đến sự việc ấy mà thôi,
hoàn toàn không có ý định đưa ra những kết luận gì cả.
NhSố là gần đây trên báo chí có nhắc đến vụ một luận văn thạc sỹ
chuyên ngành văn học VN của một thạc sỹ trẻ tên là Đỗ Thị Thoan, được
thực hiện ở ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2010 với điểm chấm tuyệt đối là 10/10.
Để thực hiện luận văn, ĐTT đã chọn phân tích thơ của nhóm Mở miệng, một
nhóm thơ trẻ "ngoài luồng" mà tôi có đọc qua một vài bài thơ nhưng
không quan tâm lắm. Thực sự nếu vụ này không được làm ầm lên trên báo
thì tôi sẽ chẳng bao giờ biết đến luận văn này hoặc tác giả của nó.
Khi vụ việc được đưa ra lần đầu trên báo Văn nghệ TP HCM cách đây ít
lâu thì tôi hoàn toàn không quan tâm và cũng không hiểu tại sao việc đã
xong từ 2010 (và đã được các vị lão sư, những người thầy của thầy đánh
giá là rất tốt - thì điểm số đạt được của LV đã khẳng định như thế) - mà
mãi đến 3 năm sau mới được tác giả của bài báo lôi ra phân tích với
những lời kết án hết sức nặng nề như thế. B+an đầu tôi nghĩ có lẽ vụ này
cũng chỉ là việc các nhà phê bình văn học đem ra nói cho có chuyện mà
nói, vì đời sống văn hóa nghệ thuật của ta không có gì để tranh cãi thì.
.. buồn lắm.
Nhưng không ngờ sau đó vụ này lại được đưa lên những tờ báo đại diện
quan trọng cho quan điểm chính trị tư tưởng chính thống và có thể gọi
là "chuyên chính" của Đảng và Nhà nước. Ví dụ như Quân đội nhân dân (có
đến mấy bài, và đây là bài gần nhất http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/6/66/66/252973/Default.aspx), Báo Thanh Tra (thử đọc bài cuối này của loạt 3 bài liên quan đến luận văn http://thanhtra.com.vn/ky-cuoi-khong-the-xam-pham-gia-tri-thieng-lieng_t221c8n57577tn.aspx), chứ không chỉ là những tờ báo, trang blog của các văn nghệ sĩ và nhà báo (lề phải) khác.
Rồi gần đây nhất, theo thông tin của báo chí nước ngoài, cụ thể là
một bài viết mới đây của đài RFA, thì được là chính vì những bài viết
phê bình này mà cô thạc sỹ trẻ ĐTT đã bị cắt hợp đồng và không còn được
đứng lớp (cô đang dạy theo hợp đồng ở Khoa Văn của ĐHSP nơi cô làm luận
văn), còn người thầy hướng dẫn cô thì bị cách chức trưởng khoa. Quả là
những hệ quả không ai ngờ được cho những người làm nghề giáo và làm khoa
học.
Những thông tin này khiến tôi nhớ lại một buổi nói chuyện gần đây
với một số bạn bè thuộc khối ngành nhân văn (ngôn ngữ, văn học, ngoại
ngữ vv), gồm một vài giảng viên, dăm ba nghiên cứu viên làm việc trong
các viện nghiên cứu, và mấy người học viên cao học. Hôm ấy, những bài
báo đầu tiên về luận văn này mới được đưa ra, khiến cho mọi người trong
giới ai ai cũng xôn xao bàn luận. Nhưng sự xôn xao đó không phải là về
nhóm Mở miệng hoặc cuốn LV của ĐTT, mà là vì những bài viết trên báo chí
chính thống đó nặng về lên án dựa trên cảm tính, ném đá hơn là một sự
trao đổi, phê bình dựa trên cơ sở lập luận khoa học. Nhiều người cho
rằng cách viết như thế khiến cho loạt bài hầu như không có giá trị gì về
mặt khoa học, chưa bàn đến là kết luận của những bài báo này có đúng
hay không.
Điều làm cho tôi nhớ nhất về buổi nói chuyện hôm ấy là sự băn khoăn
của một cậu học viên cao học còn khá trẻ, đã nêu đích danh cho tôi hai
câu hỏi như sau:
(1) Mục đích của khoa học phải chăng là đi tìm và lý giải các
hiện tượng mới (như trường hợp của ĐTT và nhóm Mở miệng), dù cách lý
giải đó có thể là chưa hoàn toàn đúng, hay là cứ quanh quẩn mãi với
những hiện tượng cũ kỹ đã được nhiều người nghiên cứu và có sẵn những
kết luận mà ai cũng biết, để đạt được sự an toàn và làm vừa lòng những
quan điểm thủ cựu; và
(2) Một luận văn thạc sỹ là một công trình khoa học và tác giả
của nó là một nhà khoa học, vậy điều quan trọng trong việc thực hiện một
công trình phải chăng là có một cơ sở lý thuyết và phương pháp thực
hiện phù hợp, hay là gạt qua hết những vấn đề lý luận và phương pháp mà
chỉ xem xét những kết luận và lên án nó nếu nó làm mình vừa lòng?
Tôi đã lặng im không trả lời, vì tôi biết tất nhiên cậu học viên nọ
không cần đến nó. Hai câu hỏi của cậu thực ra là hai câu hỏi tu từ, hỏi
tức là trả lời. Nhưng cũng chính vì hai câu hỏi ấy mà hôm nay tôi phải
tìm đọc lại các tài liệu về lý luận phê bình văn học để ccó cơ sở xem Đỗ
Thị Thoan có thực sự đáng bị phê phán nặng nề như trên báo chí hay
không.
Và để cho bài bản, tôi đã đọc lại một tài liệu nhập môn rất căn bản
về Lý luận phê bình văn học, cuốn Introduction to Literature, Criticism
and Theory (3rd edition, Pearson 2004). Nhân tiện, các bạn có thể vào
đây mà lấy về đọc hoặc lưu, vì đây thực sự là một tài liệu quý mà không
hiểu ai đó đã đưa lên mạng để mọi người có thể sử dụng miễn phí: http://site.iugaza.edu.ps/ahabeeb/files/2012/02/An_Introduction_to_Literature__Criticism_and_Theory.pdf.)
Toàn bộ cuốn sách đều đáng đọc, tuy nhiên, do vụ ĐTT nên tôi chỉ đọc
lại chương về Hậu hiện đại Postmodernism (chương 29), vì qua những gì
tôi đọc được trên báo chí thì tôi tin rằng ĐTT đã dựa trên quan điểm hậu
hiện đại để phân tích và đưa ra những kết luận trong luận văn của mình
về nhóm Mở miệng. Và càng đọc, tôi càng có cơ sở để tin rằng nếu xét
theo hai tiêu chí về chất lượng của một nghiên cứu khoa học như đã được
cậu học viên cao học của tôi đã nêu, thì kết quả 10/10 cho Đỗ Thị Thoan
có lẽ là xứng đáng:
- LV đã chọn một đề tài mới mẻ (tiêu chí 1),
- LV đã chọn một khung lý thuyết phù hợp để thực hiện phân tích, ở
đây là lý thuyết hậu hiện đại (tiêu chí 2). Vì chưa đọc LV nên tôi không
thể bàn thêm được là những phân tích của ĐTT có thực sự logic theo
chính khung lý thuyết mà tác giả đã chọn hay không.
Như vậy, theo tôi thì vấn đề cần bàn về LV của ĐTT nên xét theo
những tiêu chí khoa học rõ ràng, và kết luận trên cơ sở những tiêu chí
đó. Còn việc sử dụng LV đó, ví dụ cho cho phép phổ biến rộng rãi hay
không, có đem áp dụng những quan điểm của tác giả trong việc quản lý văn
hóa, nghệ thuật hay chưa thì đó lại là vấn đề khác, vấn đề của các nhà
quản lý và các nhà chính trị, không phải là chuyện khoa học.
Tôi nghĩ, hiện nay chúng ta đã mở cửa và hội nhập sâu rộng về nhiều
mặt với thế giới, và các nhà khoa học của ta cần phải tiếp cận cũng như
có khả năng sử dụng các lý thuyết mới trong các ngành khoa học, trong đó
có ngành lý luận văn học. Vì không có lý gì mà chúng ta cấm các nhà
khoa học chỉ được áp dụng duy nhất một quan điểm, ví dụ quan điểm
Mác-xít, để phân tích mọi hiện tượng, khi thế giới đã phát triển nhiều
lý thuyết mới để lý giải các hiện tượng đa dạng và phức tạp trong xã
hội. Nếu vì lý do gì đó phải làm như thế có lẽ chúng ta phải xem xét lại
cùng một lúc rất nhiều chính sách khác: có nên cho phép mọi người đi du
học không, có nên thu hút các nhà khoa học trên thế giới đến làm việc
với chúng ta hay không, có nên kiểm duyệt mọi sách báo gửi vào VN hay
không, có nên cho mọi người tiếp cận Internet hay không, và có lẽ, quả
thật thế, có nên mở trường đại học để mọi người đi học hay không, hay
nên đóng cửa hết các trường đại học và mở ra các công trường, nông
trường để mọi người vào đó lao động, như TQ thời cách mạng văn hóa, hoặc
Bắc Triều Tiên hiện nay.
Cuối cùng, để mọi người cùng có chung một số thông tin về lý luận
hậu hiện đại, xin trích dịch (dịch ý, không dịch từng từ) và tóm tắt ở
đây một số điểm quan trọng trong chương sách mà tôi đã đề cập ở trên
(hậu hiện đại):
[T]he postmodern appears to welcome and embrace a thinking of
itself in terms of multiplicity. It resists the totalizing gesture of a
metalanguage, the attempt to describe it as a set of coherent
explanatory theories. Rather than trying to explain it in terms of a
fixed philosophical position or as a kind of knowledge, we shall instead
present a ‘postmodern vocabulary’ in order to suggest its mobile,
fragmented and paradoxical nature. (p. 261)
Đặc điểm cốt lõi của trường phái hậu hiện đại là tính "đa diện";
nó không chấp nhận một hệ thống siêu ngôn ngữ nhằm mô tả nó theo một hệ
thống lý luận cụ thể nào. Những thuật ngữ được dùng để mô tả nó cho thấy
nó là một hệ thống động (mobile), rời rạc (fragmented), và đầy nghịch
lý (paradoxical).
Little and grand narratives
One of the best-known distinctions in the postmodern is that made
by Jean- François Lyotard concerning what he calls ‘grand’ narratives
and ‘little’ narratives. ‘Grand narratives’ such as Christianity,
Marxism, the Enlightenment attempt to provide a framework for
everything. Such narratives follow a ‘teleological’ movement towards a
time of equality and justice: after the last
judgement, the revolution, or the scientific conquest of nature, injustice, unreason and evil will end. Lyotard argues that the contemporary ‘worldview’, by contrast, is characterized by ‘little narratives’. Contemporary Western discourse is characteristically unstable, fragmented, dispersed – not a world-view at all. ‘Little narratives’ present local explanations of individual events or phenomena but do not claim to explain everything. Little narratives are fragmentary, non-totalizing and non-teleological. Lyotard claims that, in the West, grand narratives have all but lost their efficacy, that their legitimacy and their powers of legitimation have been dispersed. Legitimation is now plural, local and contingent. No supreme authority – Marx, Hegel or God – can sit in judgement.
judgement, the revolution, or the scientific conquest of nature, injustice, unreason and evil will end. Lyotard argues that the contemporary ‘worldview’, by contrast, is characterized by ‘little narratives’. Contemporary Western discourse is characteristically unstable, fragmented, dispersed – not a world-view at all. ‘Little narratives’ present local explanations of individual events or phenomena but do not claim to explain everything. Little narratives are fragmentary, non-totalizing and non-teleological. Lyotard claims that, in the West, grand narratives have all but lost their efficacy, that their legitimacy and their powers of legitimation have been dispersed. Legitimation is now plural, local and contingent. No supreme authority – Marx, Hegel or God – can sit in judgement.
Theo Jean-Francois Lyotard, trường phái hậu hiện đại phân biệt
giữa "những kế hoạch lớn" và "những câu chuyện vặt". Những kế hoạch lớn
như của Đạo Thiên Chúa, hay Chủ nghĩa Mác, hoặc Thời Khai sáng nhắm đến
việc đưa ra một khung giải thích cho toàn bộ thế giới. Những kế hoạch
lớn như vậy cho rằng thế giới vận động theo một hướng sao cho để cuối
cùng chúng ta đạt được sự bình đẳng và công lý: sau cuộc phán xét cuối
cùng, hay sau một cuộc cách mạng, hoặc sự thành công của khoa học trong
việc khám phá thiên nhiên, thì những bất công, sự phi lý và các ác sẽ
phải chấm dứt. Lyotard lập luận rằng quan điểm đương đại về thế giới thì
ngược lại với quan điểm trên, và đặc điểm của nó là "những câu chuyện
vặt". Câu chuyện của thế giới phương tây hiện đại ngày nay thì bất ổn,
rời rạc, đứt khúc - hoàn toàn không có một thế giới quan nào cả. Những
câu chuyện vặt thì vụn vặt, không thể khái quát hóa và không có mục
đích. Lyotard khẳng định rằng ở phương Tây giờ đây "những kế hoạch lớn"
không còn hiệu nghiệm, và sức mạnh cũng như tính chính danh/hợp pháp của
nó hầu như đã mất. Tính hợp pháp/chính danh hiện nay phải có đặc điểm
đa dạng, địa phương hóa, và chỉ có giá trị tạm thời. Đã không còn Đấng tối cao - Marx, hay Hegel, hay Thượng đế - ngồi trên tòa cao mà phán xử như quan niệm trước đây nữa.
Vâng, "không còn Đấng tối cao". Từ trước năm 1975 nhạc sĩ TCS (hình
như thế) cũng đã thốt lên: Chúa đã bỏ loài người... Chẳng lẽ nền lý luận
của chúng ta, những người Mác-xít và vô thần, những người tin vào biện
chứng pháp, lại muốn biến Marx hay ai đó thành những đấng tối cao mới để
ngồi trên tòa cao phán xử hay sao?