Vương Văn Quang
Dân Luận
Tản văn của Vương Văn Quang
Khi thảm họa sóng thần đổ ập lên đất nước Nhật Bản, có rất nhiều
câu chuyện về nhân cách con người Nhật được kể lại. Những câu chuyện
khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ tâm hồn, tính cách Nhật Bản, những câu
chuyện có thể in thành những cuốn “sách dậy làm người”, thuốc bổ cho tâm hồn.
Ai quan tâm tới mảng văn chương kinh dị, chắc biết rằng, Nhật Bản
đứng hàng top thế giới về mảng văn học này. Rất nhiều phim kinh dị của
holywood được xây dựng từ cốt truyện kinh dị Nhật. Văn chương kinh dị
Nhật có thể làm dựng tóc gáy những kẻ lì lợm nhất.
Nhà văn [kinh dị] Nhật quả là có khả năng hư cấu phi thường.
Nói người chợt nghĩ đến mình, tại sao cùng chủng da vàng châu Á mà họ
giỏi thế? Trong khi mình viết cái chuyện ngắn chỉ pha chút hoang đường
mà trầy vi tróc vẩy không xong. Viết xong rồi đọc lại chỉ muốn delete,
cho rảnh nợ.
Sao thế nhỉ? Nghĩ mãi, rồi chợt nhận ra, à, có lẽ mình không kém họ
bao nhiêu, nhưng mình khác họ. Mình ở trong môi trường văn hóa-xã hội
khác họ.
Khác thế nào?
Ở Việt Nam, độc giả thích kinh dị không cần đọc văn chương hư cấu. Muốn đọc chuyện nổi da gà, dựng tóc gáy, họ chỉ cần vào mục “an ninh trật tự” của mấy tờ báo lá cải như dân trí, ngôi sao, người đưa tin… v.v, là xong. Kinh dị hơn cả kinh dị Nhật! Vừa kinh dị vừa thực tế.
Ở một xã hội thanh bình, tử tế, với những con người tràn đầy nhân
tính như Nhật Bản, muốn thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật kinh dị, họ cần
tới nhà văn hư cấu.
Ở một xã hội quái thai, xã hội tự nhận là “thiên đường”, với những con người có tâm hồn ác thú như Việt Nam, chuyện kinh dị có thật tràn ngập, chẳng ai cần nhà văn hư cấu làm gì.
***
Bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, đang cần rất nhiều Nễ Chính Bình chứ không phải Trương Phi hay Quan Vũ.
Bộ tiểu thuyết tầu Tam Quốc Chí, có lẽ, là bộ tiểu thuyết
phổ biến, quen thuộc với độc giả Việt Nam nhất từ trước tới nay. Thậm
chí không cần đọc, người ta cũng biết tới các nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết này. Những nhân vật điển hình tới mức, tên nhân vật trở thành từ
để chỉ một tính cách, cá tính, hành vi nào đó. Trường hợp này, văn học
gọi là “danh từ biến thành tính từ”. Ví dụ: “chí phèo” là từ để chỉ người có tính cách bất cần, cùn…, hoặc “trương phi” là từ chỉ người nóng tính, thẳng tuột ruột ngựa, hay là “tào tháo” là từ chỉ người gian trá, lươn lẹo…v.v.
Chính vì vậy, người ta chả cần đọc Tam Quốc Chí người ta cũng biết “ông Trương Phi”.
Có một điều khiến tôi rất ngạc nhiên, là người ta chỉ bình luận về
những nhân vật như Quan Vũ, Trương Phi, Tào Tháo, Khổng Minh…, mà không
thấy ai nhắc/chú ý tới một nhân vật rất hay, là Nễ Chính Bình, tức Nễ
Hành.
Nễ Chính Bình khỏa thân mắng giặc
Cát thái y đầu độc bị hình
Cát thái y đầu độc bị hình
Nễ Chính Bình chỉ là một thư sinh, không có sức khỏe cử đinh, không
có tài múa đao cưỡi ngựa. Nhưng tư cách, bản lĩnh Nễ Chính Bình chẳng
thua kém bất cứ một dũng tướng nào. Đối diện cường quyền Nễ Chính Bình
chẳng hề run sợ mà ngược lại gã còn thản nhiên khỏa thân zút buồi za chỉ
thẳng mặt kẻ độc tài mà mắng chửi.
Điềm đạm mà bốc đồng, tẻ nhạt mà đam mê, yếu đuối mà dũng mãnh, tục tĩu mà thanh tao.
Nhân vật tiểu thuyết nào trên thế giới này có thể hay hơn thế?
Bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, đang cần rất nhiều Nễ Chính Bình chứ không phải Trương Phi hay Quan Vũ.