Tôi đi dạy từ ngày đầu tiên của niên học đầu tiên khai giảng
dưới chế độ mới, ngày 4 tháng 9 năm 1975.
Trước đó nửa tháng tôi được tập trung học bồi dưỡng chính
trị và chuyên môn chung với toàn thể giao viên cấp hai được lưu dung của thành
phố Đà Nẵng. Vì tôi xin vào đi dạy trễ nên không kịp tham gia lớp bồi dưỡng
dành cho giáo viên cấp ba luu dung của toàn miền Trung tổ chức tại trường Sư
Phạm Quy Nhơn.
Hồi đó giáo
viên cũ được tuyển lại (gọi là lưu dung) rất ít,
cả thành phố Đà Nẵng mà giáo viên cấp 2
chưa hơn 100 người, cả tỉnh QNĐN toàn thể giáo viên cấp 3 còn it hơn.
Tôi chưa đi dạy dưới chế độ cũ nhưng học ra từ đó nên cũng xếp vào diện
lưu dung. Chúng tôi có hai tuần lễ để vừa học chính trị và học chuyên
môn. Chính trị thì thời đó ai cũng biết rồi, kháng chiến chống Mỹ thắng
lợi vĩ
đại và con đường tất yếu không kinh qua tư bản chủ nghĩa tiến nhanh tiến
mạnh tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội .v.v..cứ thế mà các đồng chí cán bộ chính trị
nổ vang
trời, trong tư thế người chiên thắng, không cần căn cứ, không biết đúng
sai.
Giáo viên Hòa Vang năm 1976 |
Chính trị nổ đã đành, chuyên môn nổ nữa mới kinh hồn. Cán bộ
bồi dưỡng chuyên môn cho chúng tôi là các giáo viên cấp ba ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh,
Hải Phòng vào chi viện mà trình độ chuyên môn sau đó phát hiện ra chỉ bằng học
trò của những giáo viên cấp hai lưu dung ngồi bên dưới.
Tôi còn nhớ có
ông T. là giáo viên cấp ba ờ Thanh Hóa được
chi viện vào làm cán bộ chuyên môn ty Giáo dục QNĐN, ông phụ trách bồi
dưỡng
môn toán cho chúng tôi. Hình như gần chục tiết bồi dưỡng của ông, ngoài
việc
bày chúng tôi soạn giáo án 5 bước lên lớp ra sao thì chuyên môn toán học
mà ông
bồi dưỡng là nói về nền toán học vĩ đại của miền Bắc với sự góp
mặt của các nhà toán học Trần Văn Thêm, Hoàng Tụy…và nhờ vào nền toán
học vĩ
đại ấy mà ta đã đánh thắng tuyệt đối đế quốc Mỹ xâm lược. Ông báo cáo
rằng quân
ta đã dịch chuyển những sư đoàn quân hàng vạn người cùng xe tăng từ miền
Bắc vào Khe Sanh, Lộc Ninh với thời gian chỉ mất ... một đêm
làm cho quân Mỹ bất ngờ không kịp trở tay là dựa vào thuật dịch chuyển
của môn toán học siêu cao cấp của các nhà toán học Hà Nội mà người
thường như chúng ta không thể nào
hiểu nổi. (Buồn cười là 20 năm sau, tôi vào Sài Gòn làm báo thì cũng
nghe những
cú nổ tương tự như vậy từ một phó tiến sĩ toán học từ Liên Xô về)
Năm năm đầu đi dạy dưới chế độ mới là thời gian tuyệt vời. Hầu
hết đồng nghiệp của tôi thời đó, bây giờ gặp lại cũng đều công nhận như vậy. Đó
là thời bao cấp khắc nghiệt và chiến tranh đang nổ ra, thiếu thốn vật chất trăm
bề nhưng vẫn thấy tuyệt vời.
Tuyệt vời vì giáo viên lưu dung chiếm tỉ lệ áp đảo so với
giáo viên chi viện từ miền Bắc vào, thậm chí có những trường phổ thông hiệu
trưởng vẫn là người miền Nam
cũ. Thời đó cán bộ miền Bắc XHCN vào chi viện chỉ vừa đủ làm bộ khung cho các
trường trung cấp, cao đẳng và đại học. He he, những điều tồi tệ XHCN được đẩy
hết vào các trường đó.
Các bạn đừng
vội cho rằng tôi phân biệt vùng miền và cố tình
bôi đen. Qua 40 năm rồi mà bằng chứng vẫn còn sờ sờ ra ngay tại Sài Gòn.
Các bạn thử đi một vòng quanh trung tâm Sài Gòn để rút ra so sánh môi
trường giáo dục giữa các trường phổ thông và các trường cao đẳng, đại
học tại
đây. Các trường Lê Hồng Phong (Petrus Ký
cũ), Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long cũ)…nằm ở các vị trí đắc địa với ba
hoặc
bốn mặt tiền nhưng tường rào hoàn toàn không bị lấn chiếm để
xây nhà cho gia đình cán bộ chiếm dụng buôn bán, bên trong trường không
bị biến
thành khu dân cư cho gia đình cán bộ ở như các trường đại học. Ngay
cùng trên đường Nguyễn Văn Cừ, trường
phổ thông Lê Hồng Phong nhìn thấy trang nghiêm mô phạm chừng nào thì hai
trường
Đại học Khoa Học và Đại học Sư Phạm cạnh đó nhếch nhác bôi bác chừng đó.
Hai trường ấy suốt một thời gian dài như là hai ổ dân cư tồi tệ với
những hàng quán lấn chiếm kín hết tường rào bao quanh và không biết bên
trong có những căn hộ gia đình
nhếch nhác xen lẫn với các giảng đường như một số nơi khác hay không?
Hiện nay, sau khi xây dựng
mới, trường Khoa Học đã giải tỏa hết hàng quán phía trước nhưng trường
Sư Phạm
vẫn còn một số tàn tích của thời tồi tệ trên mặt đường Nguyễn Văn Cừ và
một
phần mặt đường An Dương Vương.
Một sinh viên
cũ về thăm trường Sư Phạm đã ghi lại cảm tưởng: "Nhìn hiện trạng trường,
mình chỉ có thể miêu tả bằng hai từ “nhếch nhác”.Ngẫm lại, dù sao thì
số phận của các trường Petrus Ký, Gia Long, Lê văn Duyệt cũng còn đỡ tủi
hơn vì mất tên nhưng lưu giữ lại được cơ sở vật chất; còn trường ta thì
không còn cả phần hồn lẫn phần xác" (Lưu Thanh Bình-K11)
Sân trường Gia Long trước 75 |
Đó là mới nói đến cái nhếch nhác của hình thức chứ chưa đi
sâu vào nội dung. Mà cũng chẳng cần đi sâu vào tìm hiểu làm gì, nội dung thế
nào thì hình thức mới ra như vậy.
Từ Sài Gòn ta có thể quy nạp ra cả miền Nam, ở nơi nào
môi trường sư phạm ở trường phổ thông vẫn tốt hơn ở trường cao đẳng và đại học.
Tại sao như vậy? Tại vì ở phổ thông, vào những năm đầu tiên, số lượng giáo viên
lưu dung chiếm đa số áp đảo. Đơn giản vậy thôi.
Điều tuyệt vời nữa của 5 năm đầu đi dạy là học sinh. Học
sinh của chế độ cũ để lại rất tuyệt, trên cả tuyệt vời: Học giỏi, kỹ cương, lễ
phép và hoạt động sôi nổi. Làm giáo viên chủ nhiệm những lớp học hồi đó rất
hạnh phúc, mọi hoạt động và điều hành lớp, học sinh tự làm hết. Giáo viên chỉ
nói sơ qua, học sinh đã hiểu ý và nhanh chóng triển khai. Quan hệ thầy trò vừa lễ
nghĩa vừa thân thiện chân tình. Học sinh luôn giữ thái độ tôn trọng và quý mến
thầy cô. Điều nầy mong rằng các giáo viên thời đó làm chứng cho tôi.
Nhưng rồi dần dần theo từng năm, chất lượng học sinh cứ giảm
sút dần, giảm sút dần. Đến chừng sau năm 80 là tệ lắm rồi. Chất lượng học sinh
xuống thấp đồng thời với quan hệ thầy trò cũng sa sút tệ hại. Bên cạnh để dạy
dỗ, học sinh bị biến thành đối tượng để khai thác của phần lớn thầy cô, của cả nhà
trường và của cả những cấp quản lý giáo dục cao hơn nữa. Nhà xuất bản của bộ
Giáo Dục mỗi năm thu lợi nhuận lên hàng trăm tỉ đồng nhờ độc quyền in và phát hành
sách giáo khoa cho học sinh, công ty EMG độc quyền triển khai dạy chương
trình Cambridge trong các trường cấp 1,2 ở Sài gòn với giá cắt cổ để thu lợi
nhuận chia chác về cấp trên nào đó, nhà trường độc quyền bán đồng phục và nhiều
thứ linh tinh khác cho học sinh…là những bằng chứng về việc xem học sinh là đối tượng
để khai thác cũng y như các thầy cô khai thác học sinh qua việc ép học thêm
hoặc cho điểm thêm.
Tội nghiệp các thầy cô, vì lương quá thấp nên phải khai thác
học sinh để kiếm sống. Còn các cấp khác thì khai thác học sinh để làm giàu.
Nhưng kiểu gì thì kiểu, môi trường sư phạm và sự nghiệp giáo
dục vì thế mà càng ngày càng hỏng bét.
Nói về chuyện dạy thêm của các thầy cô thì cũng có 5,7 đường.
Phần lớn là o ép học sinh để bắt học sinh học thêm. Ngay học sinh lớp Một ở bán trú, học cả ngày rồi vẫn bị thầy cô ép học thêm. Từ đó lên đến lớp 12, năm nào cũng có giáo viên o ép đi học thêm. Kiểu học thêm nầy cần phải lên án và dẹp bỏ.
Nhưng học sinh cuối cấp phải thi tuyển vào lớp 10 hoặc thi tuyển vào đại học thì không thể không học thêm với chính sách thi tuyển như hiện nay. Sau nhiều thay đổi nhưng đề thi tuyển hiện nay vẫn rất khó, vẫn quá sức nâng cao so với chương trình học của các em. Và các em phải tìm đến các trung tâm luyện thi hoặc các thầy dạy giỏi.
Và tại sao việc thi tuyển vào các trường mà Bộ Giáo Dục phải đích thân đứng ra tổ chức thành kỳ thi quốc gia vô cùng tốn kém? Ấy là do Bộ Giáo Dục không tin vào đánh giá của kỳ thi quốc gia chính thức, "Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông", do chính Bộ Giáo Dục đứng ra tổ chức cũng vô cùng hoành tráng và đầy tốn kém trước đó. Sản phẩm của mình làm ra mà mình cũng không tin thì ai tin.
Thêm vào nữa, Bộ Giáo Dục hoàn toàn không tin vào sự công minh, trong sạch và nhân cách của các vị giáo sư đáng kính trong ban lãnh đạo các trường đại học là những người do mình đào tạo rồi cất nhắc đưa lên. Mà đúng thế thật, giao cho từng trường tự đứng ra tổ chức tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo của trường mình như trước 75 ở miền Nam là loạn ngay.
Một bộ máy không tin vào chính mình, không tin vào nhân sự do mình dựng lên và không tin tưởng vào lẫn nhau thì làm sao mà đứng ra nhận trách nhiệm giáo dục, đào tạo cho toàn xã hội được. Bộ máy ấy hỏng bét rồi. Nhưng khổ nỗi, đây là bộ máy cái sản sinh ra các bộ máy khác để lãnh đạo và điều hành toàn đất nước. Quả là đau đớn cho đất nước nầy.
Từ năm 1988, quá bức xúc với thực trạng giáo dục, tôi có viết nhiều bài báo góp ý nhưng chẳng báo nào dám đăng, may quá, năm 1991, báo Tuổi Trẻ của chị Kim Hạnh có đăng một bài. Đó là bài “ Người thầy hay thợ dạy” đã tạo ra một diễn đàn sôi nổi kéo dài mấy tuần liền trên trang giáo dục của báo nầy (xem tại đây)
Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy giáo dục mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái cơ chế nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ khoa học lại đi lên bằng việc lăng xăng làm cán bộ đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho giáo dục mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất.
Khoảng sau năm 80, sở Giáo Dục Quảng Nam Đà Nẵng rút tôi ra khỏi trường phổ thông, đưa về sở để chuẩn bị đi Kampuchia làm chuyên gia giáo dục.
Nước của Heng Som Ring đang cần đào tạo giáo viên cấp tốc để phục hồi nền giáo dục mà trước đó Pôn Pốt đã xóa sạch bằng cách giết không còn một nhà giáo nào từ cấp một lên đến đại học. Tỉnh Battambang kết nghĩa với QNĐN, mở trường cao đẳng sư phạm rồi chiêu tụ tất cả những học sinh lớp 11,12 hoặc đã qua 12 còn sống sót lại để đào tạo cấp tốc trong một năm ra giáo viên cấp hai. Tôi ở trong đoàn chuyên gia QNĐN qua phụ trách môn hóa học cho trường nầy.
Do trục trặc chưa tuyển đủ học viên nên trường bên ấy dời đi, dời lại ngày khai giảng. Trong khi chờ đợi ngày đi, sở Giáo Dục đưa tôi về dạy tạm ở trường Bổ Túc Cán Bộ của tỉnh.
Giáo dục bổ túc văn hóa dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. Nói chung đó là một chương trình rất dễ, rất nhẹ và dĩ nhiên là thiếu bình đẳng dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. Do vậy mà bằng bổ túc văn hóa chẳng có giá trị gì, ai có đi học chút đỉnh, nhanh tay lẹ mắt và có quan hệ tốt đều thi đậu.
Vậy mà bổ túc cho cán bộ còn dễ hơn nữa trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghich mà cũng có thể nói là…vô giá.
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy nhà nước mà không cần bằng cấp học hành chuyên môn gì. Sau đó nhà nước mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp hai trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc cán bộ cấp một mặc dù không thiếu gì cán bộ chưa qua tiểu học.
Cán bộ từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều qua học các trường nầy trước khi tiếp tục lên đại học hoặc đi nghiên cứu sinh sau đại học nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, chủ tịch tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng tiến sĩ.
Vì trường dạy cho cán bộ nên giáo viên phải thật đỏ. Giáo viên lưu dung không có cửa vào dạy trường nầy. Giáo viên chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. Hiếm lắm mới có vài giáo viên lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc cán bộ cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có giáo viên cấp ba. Cứ đưa giáo viên cấp hai lên dạy luôn cấp ba. Trình độ của các giáo viên chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn học viên bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản. Ở tổ toán cũng tương tự như vậy, anh bạn tổ trưởng là một giáo viên lưu dung phải tranh thủ “bổ túc” lại từng công thức toán học cho các thầy cô chi viện.
Học viên là cán bộ đương chức được cấp lương cộng thêm khoản phụ cấp đi học. Người ở các huyện xa thì được tổ chức ăn ở nội trú trong trường. Nói chung là nhà nước lo tất cả họ chỉ còn lo đi học mà thôi.
Nhưng thật ra các vị ấy cũng chẳng yên tâm học hành chút nào. Các vị phải lo chạy đi chạy về để giữ ghế, để lo chạy chọt mà lên ghế cao hơn, để mánh mum kiếm thêm…Cả tuần các vị ấy chỉ nhấp nhỏm học được vài ba buổi. Bị thầy cô chủ nhiệm rầy quá thì mang lên chút quà mọn là xong.
Tóm lại là chương trình giáo dục không ra gì, dạy không ra gì và học cũng không ra gì. Ngày thi tốt nghiệp lớp 9 tại trường như là ngày hội chợ. Vị học viên nào cũng có người nhà lên đứng bên cửa sổ phòng thi hỗ trợ. Có một vị trưởng đồn công an huy động lên cả tá lính để trợ giúp. Vị ấy mang cả sách giáo khoa vào nhưng không biết giở ra chỗ nào để chép. Lính tráng phải làm sẵn bài thi hoàn chỉnh gởi vào, vị đó chỉ ngồi chép lại thế mà chép sai vì lính viết tháu quá. Sau khi thi xong vị ấy ra mắng lính té tác, hăm về sẽ kỷ luật nếu như y thi rớt.
Thi tốt nghiệp cấp ba thì có tổ chức trung tâm thi đàng hoàng, cũng lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, cũng đổi giao viên từ trường nầy qua trường khác coi thi, chấm thi có rọc phách hẳn hoi, nhưng chất lượng thi cử thì cũng chẳng hơn gì.
Cuối năm đó tôi được đưa đi coi thi tốt nghiệp tại một hội đồng thi bổ túc văn hóa rất đặc biệt. Đó là hội đồng thi tổ chức riêng cho một trại tù nào đó trên vùng núi phía tây QNĐN mà tôi quên mất tên. Dĩ nhiên không phải là hội đồng thi dành cho thí sinh là tù nhân mà thí sinh là những người cai tù và thân nhân của họ.
Hội đồng thi chúng tôi tất cả đều từ Đà Nẵng lên, được ban lãnh đạo trại giam đón tiếp long trọng, tiệc tùng phủ phê. Bửa họp đầu tiên, ông chủ tịch hội đồng thi cũng đọc quy chế coi thi và dặn dò các giám thị phải coi thi nghiêm túc. Bửa coi thi đầu tiên tôi cứ y vậy thực hiện nghĩa là coi thi nghiêm túc như thi tốt nghiệp phổ thông. Bao nhiêu tài liệu dưới hộc bàn tôi tịch thu hết, bao nhiêu phao thi bay vào rào rào từ ngoài, tôi đều chặn lại.
Sau giờ thi hôm đó tất cả giám thị trại giam xôn xao bàn tán về tôi. Té ra, phòng thi nào cũng thả cửa cho thí sinh và người hỗ trợ bên ngoài mặc sức tung hoành, chỉ riêng phòng thi của tôi, thí sinh bị “thiệt thòi”. Các đồng nghiệp của tôi quen coi thi bổ túc rồi đến năn nỉ vận động tôi, bảo tôi làm căng quá khó ăn khó nói với chủ nhà đồng thời cũng gây ra mất công bằng giữa phòng tôi coi với các phòng khác. Rồi đích thân ông chủ tịch hội đồng coi thi cũng gặp riêng tôi bóng gió chuyện coi thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại vùng núi rừng gian khổ nầy. Cuối cùng tôi cũng xiêu lòng buông xuôi. Tuy vậy, từ sau buổi đó, tôi vẫn bị đổi ra ngoài làm giám thị hành lang cho đến hết kỳ thi.
Nhưng dù sao những người chịu khó đến trường bổ túc cán bộ để học rồi thi vẫn tốt hơn những người chẳng chịu học hành gì nhưng vẫn có bằng cấp. Đó là những cán bộ có quyền lực hơn và gian manh hơn.
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông bí thư huyện đoàn mời tôi qua làm việc. Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp sáu để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp bốn hoặc lớp năm. Tôi lại ra một bài toán đố lớp ba thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp chín.
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp hai. Sau đó vài năm, ông bí thư huyện đoàn còn học lên đến thạc sĩ nữa và lên làm đến giám đốc một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những cán bộ học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy nhà nước. Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra quốc hội làm trò hề…
Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy.
Phần lớn là o ép học sinh để bắt học sinh học thêm. Ngay học sinh lớp Một ở bán trú, học cả ngày rồi vẫn bị thầy cô ép học thêm. Từ đó lên đến lớp 12, năm nào cũng có giáo viên o ép đi học thêm. Kiểu học thêm nầy cần phải lên án và dẹp bỏ.
Nhưng học sinh cuối cấp phải thi tuyển vào lớp 10 hoặc thi tuyển vào đại học thì không thể không học thêm với chính sách thi tuyển như hiện nay. Sau nhiều thay đổi nhưng đề thi tuyển hiện nay vẫn rất khó, vẫn quá sức nâng cao so với chương trình học của các em. Và các em phải tìm đến các trung tâm luyện thi hoặc các thầy dạy giỏi.
Và tại sao việc thi tuyển vào các trường mà Bộ Giáo Dục phải đích thân đứng ra tổ chức thành kỳ thi quốc gia vô cùng tốn kém? Ấy là do Bộ Giáo Dục không tin vào đánh giá của kỳ thi quốc gia chính thức, "Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông", do chính Bộ Giáo Dục đứng ra tổ chức cũng vô cùng hoành tráng và đầy tốn kém trước đó. Sản phẩm của mình làm ra mà mình cũng không tin thì ai tin.
Thêm vào nữa, Bộ Giáo Dục hoàn toàn không tin vào sự công minh, trong sạch và nhân cách của các vị giáo sư đáng kính trong ban lãnh đạo các trường đại học là những người do mình đào tạo rồi cất nhắc đưa lên. Mà đúng thế thật, giao cho từng trường tự đứng ra tổ chức tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo của trường mình như trước 75 ở miền Nam là loạn ngay.
Một bộ máy không tin vào chính mình, không tin vào nhân sự do mình dựng lên và không tin tưởng vào lẫn nhau thì làm sao mà đứng ra nhận trách nhiệm giáo dục, đào tạo cho toàn xã hội được. Bộ máy ấy hỏng bét rồi. Nhưng khổ nỗi, đây là bộ máy cái sản sinh ra các bộ máy khác để lãnh đạo và điều hành toàn đất nước. Quả là đau đớn cho đất nước nầy.
Từ năm 1988, quá bức xúc với thực trạng giáo dục, tôi có viết nhiều bài báo góp ý nhưng chẳng báo nào dám đăng, may quá, năm 1991, báo Tuổi Trẻ của chị Kim Hạnh có đăng một bài. Đó là bài “ Người thầy hay thợ dạy” đã tạo ra một diễn đàn sôi nổi kéo dài mấy tuần liền trên trang giáo dục của báo nầy (xem tại đây)
Ông Nguyễn Thiện Nhân khi mới được đưa lên điều hành cái bộ máy giáo dục mục ruỗng ấy rất hăm hở, rất nhiệt huyết, rất muốn thay đổi. Ông tuyên bố loạn trời, ông đi dự giờ, ông ủng hộ người chống tiêu cực…Và không lâu sau đó ông xìu. Để thay đổi một bộ máy hư đốn như vậy thì dù là một nhân vật cực kỳ bản lĩnh, tài năng và đạo đức cao siêu cũng không thể làm được trong cái cơ chế nhà nước nầy, huống chi là một tiến sỹ khoa học lại đi lên bằng việc lăng xăng làm cán bộ đoàn như ông. Ông bỏ chạy mất dép, không những không làm được gì cho giáo dục mà còn làm rối hơn lên. He he, vậy mà ông cứ đi lên, lại lên đến đỉnh cao nữa mới ghê chứ. Bái phục ông và bái phục chế độ nầy. Nhưng dầu sao cũng có chút an ủi, ông là người có học cao nhất.
Ngày bế giảng lớp cao đẳng sư phạm Battambang tôi làm chủ nhiệm |
Khoảng sau năm 80, sở Giáo Dục Quảng Nam Đà Nẵng rút tôi ra khỏi trường phổ thông, đưa về sở để chuẩn bị đi Kampuchia làm chuyên gia giáo dục.
Nước của Heng Som Ring đang cần đào tạo giáo viên cấp tốc để phục hồi nền giáo dục mà trước đó Pôn Pốt đã xóa sạch bằng cách giết không còn một nhà giáo nào từ cấp một lên đến đại học. Tỉnh Battambang kết nghĩa với QNĐN, mở trường cao đẳng sư phạm rồi chiêu tụ tất cả những học sinh lớp 11,12 hoặc đã qua 12 còn sống sót lại để đào tạo cấp tốc trong một năm ra giáo viên cấp hai. Tôi ở trong đoàn chuyên gia QNĐN qua phụ trách môn hóa học cho trường nầy.
Do trục trặc chưa tuyển đủ học viên nên trường bên ấy dời đi, dời lại ngày khai giảng. Trong khi chờ đợi ngày đi, sở Giáo Dục đưa tôi về dạy tạm ở trường Bổ Túc Cán Bộ của tỉnh.
Giáo dục bổ túc văn hóa dành cho tất cả mọi người học theo một chương trình thu gọn gồm ít bộ môn và mỗi bộ môn cũng giới hạn rất ít kiến thức. Nói chung đó là một chương trình rất dễ, rất nhẹ và dĩ nhiên là thiếu bình đẳng dành cho những người không thể vào học phổ thông. Học đã dễ, thi cử còn dễ hơn. Ra đề rất dễ, chấm điểm rộng rãi, coi thi cởi mở, thí sinh tha hồ quay cóp và dùng phao. Do vậy mà bằng bổ túc văn hóa chẳng có giá trị gì, ai có đi học chút đỉnh, nhanh tay lẹ mắt và có quan hệ tốt đều thi đậu.
Vậy mà bổ túc cho cán bộ còn dễ hơn nữa trên mọi phương diện và do vậy bằng cấp của nó có giá trị tỷ lệ nghich mà cũng có thể nói là…vô giá.
Người trên núi xuống, người từ miền Bắc vô tùy theo bề dày thành tích, tùy theo quan hệ mà chiếm lĩnh hết tất cả các vị trí từ thấp đến cao trong bộ máy nhà nước mà không cần bằng cấp học hành chuyên môn gì. Sau đó nhà nước mới lọc dần ra cho đi học. Học tại trường riêng gọi là “trường bổ túc cán bộ” từ cấp hai trở lên. He he, chưa thấy trường bổ túc cán bộ cấp một mặc dù không thiếu gì cán bộ chưa qua tiểu học.
Cán bộ từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh đều qua học các trường nầy trước khi tiếp tục lên đại học hoặc đi nghiên cứu sinh sau đại học nếu như cứ tiếp tục được thăng chức, chức càng cao thì học vị sẽ càng cao. Do vậy mà từ bí thư, chủ tịch tỉnh trở lên, vị nào cũng có bằng tiến sĩ.
Vì trường dạy cho cán bộ nên giáo viên phải thật đỏ. Giáo viên lưu dung không có cửa vào dạy trường nầy. Giáo viên chi viện từ Thanh Hóa vào là chính. Hiếm lắm mới có vài giáo viên lưu dung lý lịch thật tốt như tôi mới được vào dạy.
Trường bổ túc cán bộ cấp 2,3 tôi vào dạy lúc đó, chưa hề có giáo viên cấp ba. Cứ đưa giáo viên cấp hai lên dạy luôn cấp ba. Trình độ của các giáo viên chi viện thời ấy phần lớn là 7+2 hoặc 8, 9 +1 gì đó. Do vậy chuyên môn của họ cũng chỉ nhỉnh hơn học viên bên dưới chút đỉnh. Tôi nhớ mấy cô giáo dạy hóa, lý lúc đó trong tổ tôi, tôi phải kèm lại cho các cô từng kiến thức cơ bản. Ở tổ toán cũng tương tự như vậy, anh bạn tổ trưởng là một giáo viên lưu dung phải tranh thủ “bổ túc” lại từng công thức toán học cho các thầy cô chi viện.
Học viên là cán bộ đương chức được cấp lương cộng thêm khoản phụ cấp đi học. Người ở các huyện xa thì được tổ chức ăn ở nội trú trong trường. Nói chung là nhà nước lo tất cả họ chỉ còn lo đi học mà thôi.
Nhưng thật ra các vị ấy cũng chẳng yên tâm học hành chút nào. Các vị phải lo chạy đi chạy về để giữ ghế, để lo chạy chọt mà lên ghế cao hơn, để mánh mum kiếm thêm…Cả tuần các vị ấy chỉ nhấp nhỏm học được vài ba buổi. Bị thầy cô chủ nhiệm rầy quá thì mang lên chút quà mọn là xong.
Tóm lại là chương trình giáo dục không ra gì, dạy không ra gì và học cũng không ra gì. Ngày thi tốt nghiệp lớp 9 tại trường như là ngày hội chợ. Vị học viên nào cũng có người nhà lên đứng bên cửa sổ phòng thi hỗ trợ. Có một vị trưởng đồn công an huy động lên cả tá lính để trợ giúp. Vị ấy mang cả sách giáo khoa vào nhưng không biết giở ra chỗ nào để chép. Lính tráng phải làm sẵn bài thi hoàn chỉnh gởi vào, vị đó chỉ ngồi chép lại thế mà chép sai vì lính viết tháu quá. Sau khi thi xong vị ấy ra mắng lính té tác, hăm về sẽ kỷ luật nếu như y thi rớt.
Kampuchia 1984 |
Thi tốt nghiệp cấp ba thì có tổ chức trung tâm thi đàng hoàng, cũng lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, cũng đổi giao viên từ trường nầy qua trường khác coi thi, chấm thi có rọc phách hẳn hoi, nhưng chất lượng thi cử thì cũng chẳng hơn gì.
Cuối năm đó tôi được đưa đi coi thi tốt nghiệp tại một hội đồng thi bổ túc văn hóa rất đặc biệt. Đó là hội đồng thi tổ chức riêng cho một trại tù nào đó trên vùng núi phía tây QNĐN mà tôi quên mất tên. Dĩ nhiên không phải là hội đồng thi dành cho thí sinh là tù nhân mà thí sinh là những người cai tù và thân nhân của họ.
Hội đồng thi chúng tôi tất cả đều từ Đà Nẵng lên, được ban lãnh đạo trại giam đón tiếp long trọng, tiệc tùng phủ phê. Bửa họp đầu tiên, ông chủ tịch hội đồng thi cũng đọc quy chế coi thi và dặn dò các giám thị phải coi thi nghiêm túc. Bửa coi thi đầu tiên tôi cứ y vậy thực hiện nghĩa là coi thi nghiêm túc như thi tốt nghiệp phổ thông. Bao nhiêu tài liệu dưới hộc bàn tôi tịch thu hết, bao nhiêu phao thi bay vào rào rào từ ngoài, tôi đều chặn lại.
Sau giờ thi hôm đó tất cả giám thị trại giam xôn xao bàn tán về tôi. Té ra, phòng thi nào cũng thả cửa cho thí sinh và người hỗ trợ bên ngoài mặc sức tung hoành, chỉ riêng phòng thi của tôi, thí sinh bị “thiệt thòi”. Các đồng nghiệp của tôi quen coi thi bổ túc rồi đến năn nỉ vận động tôi, bảo tôi làm căng quá khó ăn khó nói với chủ nhà đồng thời cũng gây ra mất công bằng giữa phòng tôi coi với các phòng khác. Rồi đích thân ông chủ tịch hội đồng coi thi cũng gặp riêng tôi bóng gió chuyện coi thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại vùng núi rừng gian khổ nầy. Cuối cùng tôi cũng xiêu lòng buông xuôi. Tuy vậy, từ sau buổi đó, tôi vẫn bị đổi ra ngoài làm giám thị hành lang cho đến hết kỳ thi.
Nhưng dù sao những người chịu khó đến trường bổ túc cán bộ để học rồi thi vẫn tốt hơn những người chẳng chịu học hành gì nhưng vẫn có bằng cấp. Đó là những cán bộ có quyền lực hơn và gian manh hơn.
Hồi tôi dạy ở trường phổ thông của một huyện thì ông bí thư huyện đoàn mời tôi qua làm việc. Ông bảo nhờ tôi kèm toán lý hóa cho ông và vài người nữa trong thường vụ huyện đoàn trong vòng vài tháng để mấy ổng kịp thi tốt nghiệp cấp hai. Tôi hỏi thế các anh học đến lớp mấy rồi, mấy ổng ngần ngừ nói hết lớp 6, lớp 7 . Tôi ra một bài toán lớp sáu để kiểm tra, không ông nào làm được hết. Mấy ổng thú thật mới học đến lớp bốn hoặc lớp năm. Tôi lại ra một bài toán đố lớp ba thật dễ nhưng cũng chỉ có một ông làm được. Tôi xin lỗi rút lui vì trong vòng vài tháng không thể nào kèm cho các anh thi đậu được lớp chín.
Thế nhưng năm đó không hiểu nhờ phép thần nào các ông ấy cũng tốt nghiệp cấp hai. Sau đó vài năm, ông bí thư huyện đoàn còn học lên đến thạc sĩ nữa và lên làm đến giám đốc một sở rất lớn của tỉnh QNĐN.
Những cán bộ học hành tài thánh như vậy thì đầy rẫy trong bộ máy nhà nước. Do vậy mà chẳng lạ gì, khi có hàng loạt những chủ trương sai lầm, hàng loạt những văn bản pháp quy trái khoáy đưa ra từ bộ máy cấp cao, hàng loạt quan chức làm bậy, hàng loạt những ông nghị ra quốc hội làm trò hề…
Tôi thấy mình cũng trách nhiệm không nhỏ trong chuyện nầy.