Trần Quốc Việt
Dân Làm Báo
Vào ngày 2 tháng Sáu, 1979 Nelson Mandela viết trên tờ lịch trong xà lim "Mục đích của tự do là tạo ra tự do cho những người khác." Ngày 11 tháng Hai, 1990 ông bước ra khỏi nhà tù trước sự hoan hô vang trời của gần 100.000 người da đen chờ đón ông. Ông nói với họ "Chúng ta đã chờ tự do của chúng ta quá lâu." Chẳng bao lâu thế giới đã chứng kiến sự ra đời của nước Nam Phi tự do và dân chủ sau hàng thế kỷ dưới ách chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid.
Phép lạ Nam Phi bắt đầu từ niềm khao khát tự do mãnh liệt của hàng
triệu người da đen không chấp nhận cuộc sống không có tự do và nhân phẩm
thiêng liêng. Mandela là hiện thân của ánh sáng tự do và đồng bào da
đen của ông là tấm gương phản chiếu ánh sáng tự do ấy
Điếu cày đã tuyệt thực 26 ngày khi thế giới mừng sinh nhật của
Mandela. Như Mandela, Điếu Cày hằng đêm mơ về ngày khi "Sóng biển trào
dâng đòi Tự do Dân chủ/ Sóng cuốn phăng đi thành lũy độc tài." (1) Khác
với Mandela, ông và gia đình đã chịu đựng biết bao nhiêu khổ đau dưới
một chế độ còn tàn bạo và vô nhân hơn rất nhiều chế độ Apartheid ở Nam
Phi.
Tổng thống Obama cùng gia đình đã đến tận xà lim rất nhỏ trên Đảo
Robben, nơi giam giữ Mandela. Thay mặt gia đình ông đã viết vào sổ lưu
niệm nhà tù:
"Chúng tôi thấy mình rất nhỏ bé khi đứng tại nơi mà những người rất
can đảm đã đối mặt với bao bất công nhưng không chịu khuất phục. Thề
giới biết ơn những anh hùng của Đảo Robben, những người nhắc nhở chúng
ta rằng không có gông cùm nào hay không có xà lim nào có thể sánh bằng
sức mạnh tinh thần của con người."
Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã kêu gọi mọi người không được quên những
người như Điếu Cày. Bây giờ biết Điếu Cày đã cương quyết tuyệt thực đến
cùng để bảo vệ nhân phẩm và tâm hồn của mình, ông Obama chắc càng thấu
hiểu sâu sắc hơn sức mạnh tinh thần của con người bên trong dây thép gai
của lao tù.
Nhà văn Nga Aleander Solzhenitsyn đã viết về những người tù sẵn sàng
chấp nhận cái chết để không làm hoen ố lương tâm duy nhất của mình như
sau:
"Nhưng Quần Đảo Ngục Tù không biết lương tâm cắn rứt!
Không, ta không những không hối hận, mà lương tâm trong sáng của ta, tựa như hồ trong veo trên núi, vẫn sáng ngời trong mắt ta."
Không, ta không những không hối hận, mà lương tâm trong sáng của ta, tựa như hồ trong veo trên núi, vẫn sáng ngời trong mắt ta."
Chúng ta từng nhìn thấy ánh mắt phản chiếu lương tâm trong sáng của
Điếu Cày ngay tại tòa án. Hôm nay chúng ta mới thấy hết tất cả ý chí
quật cường và lương tâm sáng ngời ấy trong 31 ngày ông tuyệt thực.
Nơi mà tất cả mọi người có thể trở thành người tù dự khuyết, dây thép
gai chỉ là đường chia cắt tượng trưng giữa nhà tù nhỏ bên trong và nhà
tù lớn bên ngoài. Nhưng hàng rào thép gai không bao giờ giết được tinh
thần hy sinh và lương tâm trong sáng của những người tù lương tâm như
Điếu Cày.
Trần Quốc Việt