Đoan Trang
Theo blog Đoan Trang
Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation.
Vào khoảng 20h ngày thứ năm, 18/7, 69 blogger và facebooker (gọi
chung là blogger) Việt Nam đã đồng loạt công bố trên mạng bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam.
Tựa đề và nội dung chính của Tuyên bố này là yêu cầu “Việt Nam phải sửa
đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc”.
Đây là lần đầu tiên giới blogger chính trị ở Việt Nam có một hành
động tập thể nhằm nói lên quan điểm chung của họ về việc Chính phủ Việt
Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (và nghiễm
nhiên gạt người dân ra ngoài trong quá trình thể hiện thành tích và chạy
đua vào chiếc ghế đó).
Nhà nước với “bề dày” lạm dụng luật
Thực ra, nếu có thể được bày tỏ ý kiến một cách công khai, có tổ
chức và thẳng thắn hơn, các blogger có quyền nói rằng: Nhà nước Việt Nam
phải chấm dứt việc lạm dụng luật pháp cho mục đích “quản lý” mà thực chất là để có lợi cho mình và gây thiệt hại cho người dân, cho xã hội.
“Để thuận tiện cho hoạt động quản lý” là cái tư duy ăn sâu bám rễ
đằng sau việc Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống luật pháp và các văn
bản dưới luật một cách tùy tiện, thỏa thích trong hàng chục năm qua, kể
từ ngày thành lập chính quyền (năm 1945).
Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn trong hai năm 2012 và 2013 thôi thì
chúng ta cũng đã chứng kiến thứ công cụ luật pháp ấy thể hiện sức mạnh
của nó trong hàng loạt chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền: Nghị
định quản lý Internet cấm việc công dân phát biểu “vi phạm thuần phong
mỹ tục” trên mạng; Thông tư về áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới
có cả tên cha mẹ; Nghị định về xử phạt xe không chính chủ; cùng hàng
chục quyết định tăng giá xăng dầu rất thoải mái của Bộ Tài chính.
Một bộ luật tối quan trọng của bất cứ nền luật pháp nào là Bộ luật
Hình sự cũng bao gồm rất nhiều điều khoản chứng tỏ sự lạm quyền, hà khắc
tới mức vô lý của Nhà nước. Điều 79, “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”, không gì khác là sự đàn áp quyền lập hội và hoạt động
đảng phái, tham gia chính trị. Điều 88, “Tội tuyên truyền chống Nhà
nước”, và Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, tiêu
diệt tự do ngôn luận, cấm công dân được “nói xấu” nhà nước hay là nói
những điều Nhà nước không thích nghe.
Lạm dụng luật pháp – điểm chung của các chế độ độc tài
Cần nói thêm rằng không phải chỉ chính quyền Việt Nam mới nghĩ ra
việc lạm dụng luật pháp để có thể trục lợi, hoặc dành phần lợi cho mình
(gọi là “tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành”) và đẩy khó
khăn, thiệt thòi về phía người dân.
Sử dụng luật pháp làm công cụ trấn áp, vẽ ra luật để xiết dân, là
đặc điểm chung của mọi chế độ độc tài, toàn trị. Liên Xô từng luật hóa
việc đàn áp đối lập chính trị bằng Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 1927,
theo đó, chính quyền có thể bắt giữ tất cả những công dân bị tình nghi
là “có hoạt động phản cách mạng”, “kẻ thù của giai cấp công nhân”. Cũng
nước Nga, năm 2012, chính quyền đã đưa ra một đạo luật tai tiếng nhằm
vào các tổ chức phi chính phủ, kể cả tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế,
Giám sát Nhân quyền, và Minh bạch Quốc tế. Hàng trăm tổ chức ở Nga bị
thanh tra, lục soát, thu giữ tài liệu. Luật “nhân viên nước ngoài” này
của Nga bị coi như một đạo luật vi phạm nhân quyền và phá hoại xã hội
dân sự.
Quyền lực nào cũng tha hóa nếu không bị kiểm soát. Nhà nước nào
cũng lạm dụng luật pháp, nhưng chế độ càng độc tài thì càng lạm dụng
luật pháp nhiều hơn.
Ở Việt Nam, cho đến nay, rất nhiều người, trong đó có những người
ủng hộ dân chủ-tự do-nhân quyền, vẫn quan niệm rằng “gì thì gì, phải
sống và làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật đã”, “chấp hành trước,
đấu tranh thay đổi sau”. Quan điểm đó nghe có vẻ rất hợp lý, chỉ có
điều người ta chưa trả lời được câu hỏi: Vậy nếu nhà nước cố ý tận dụng
luật pháp làm công cụ để xâm phạm tự do của công dân, vi phạm nhân
quyền, thì sao? Vẫn cứ phải chấp hành (không biết đến bao giờ)?
Không có cơ chế bảo hiến, không có tòa án độc lập, không có quốc
hội đại diện thực sự, người dân Việt Nam còn biết làm gì để bảo vệ tự do
của họ trước Nhà nước? Đây là lý do đưa đến câu cửa miệng của nhiều
người: “Thì làm thế nào được, luật pháp trong tay chúng nó, luật là của
chúng nó mà”.
Trong lúc chưa thể có một sức ép nào đó buộc chính quyền phải xem
xét lại hệ thống luật pháp, đặc biệt là những đạo luật quan trọng như Bộ
luật Hình sự, thì việc vận động để xóa bỏ những điều khoản vi hiến như
Điều 258 có thể được xem như một bước khởi đầu.
Luật pháp, theo đúng nghĩa, là để bảo vệ tự do của người dân chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của chính quyền.
* * *
ABUSING LAWS
At 8 p.m. Thursday, July 18, 69 Vietnamese bloggers and facebookers
(referred to as “bloggers”) released a statement, calling the
government to “amend law todemonstrate Human Rights Council candidacy commitment.”
This is the first collective action by political bloggers in
Vietnam who voice their opinions about Vietnam’s running for its
membership in the United Nations Human Rights Council for the 2014-2016
tenure and, during the process, ignoring the role of its people.
Much experience in abusing laws
If they were able to openly express their opinions in an organized
and straightforward way, the signers must have said that the Vietnamese
State must stop abusing laws for the sake of “management”, which actually aims to benefit the State at the expense of the people.
“To facilitate public management” is a deep-rooted mindset
accounting for the fact that Vietnamese Government has used its system
of laws, regulations and fiats at its discretion and out of its interest
for dozens of years since the making of the nation in 1945.
In the two recent years alone, Vietnam has seen many repressive
laws manifested in a series of irrelevant, government-oriented policies:
an Internet-controlling decree preventing Internet users from
“violating fine customs and traditions” (but what is a fine custom
and/or tradition?); a circular on the application of a new ID card form
requiring the bearer to submit their parents’ names (what if I were an
illegitimate child wanting to protect his privacy?); a decree on fining
any citizen who fails to prove the ownership of their vehicle (does it
mean I shall have to bring loads of documents with me whenever I go
out?); and dozens of discretionary decisions by the Ministry of Finance
to increase fuel prices despite skyrocketing inflation.
A crucial code of any legal system, the Penal Code, includes a
range of repressive provisions. Article 79, “Carrying out activities
aimed at overthrowing the people’s administration”, is nothing more than
the suppression of the right to association and political
participation. Article 88, “Conducting propaganda against the State”,
and Article 258, “Abusing democratic freedoms to infringe upon the
interests of the State”, inhibit freedom of speech in banning people to
express any idea against the government or anything the government
dislikes.
A common feature of dictatorships
It must be said that the Vietnamese Government is not alone in
using laws for its benefits, even to seek rents literally (or “to create
favorable conditions for management activities” in its euphemistic
words) although that may mean “to put people at a disadvantage.”
Using legislations as a tool of repression is likely a common
feature of all dictatorships and totalitarian regimes. The Soviet Union,
for example, legalized repression of political opposition with Article
58 of the 1927 Russian SFSR Penal Code, according to which any suspect
of counter revolutionary activities and enemy of workers is subject to
detention. 85 years later, the Russian authorities issued a notorious
legal policy targeting non-government organizations, including
international ones such as Amnesty International, Human Right Watch, and
Transparency International. Hundreds of NGOs were audited and raided,
their documents confiscated. Russian “foreign agent” law is criticized
for violating human rights and undermining civil society organizations.
Power always becomes corrupt if it goes without a check-and-balance
system. Every state tends to abuse laws; the more dictatorial it is,
the more abusive of laws it becomes.
In Vietnam, until recently, many people, including those favor
liberal democracy, keep opining that “no matter what you do, you must
first and foremost obey the law.” Although their opinions seem right,
those people fail to answer one question, “So what if the state
deliberately uses law as a tool to violate citizens’ rights? Would we
obey those laws still?”
Without judicial review, an independent judiciary system or a truly
representative legislature, what can the Vietnamese do to protect their
freedom rights against their repressive state? This leads to a popular
slip, “Then what can we do? Law is in their hands; law is theirs.”
While the Vietnamese government is still free from any pressure to
conduct judicial review, especially to revise such important law as the
Penal Code, an effort to urge it to abrogate unconstitutional
provisions, including Article 258, can be deemed as one of the first
steps.
Law, in its true sense, is created to protect the people’s liberty, not to protect the State’s interest.