Nguyễn Gia Kiểng
Vì chỉ là một phương tiện để xây dựng tự do và hạnh phúc, dân chủ
cần được thích nghi với tiến hóa của xã hội. Cuộc thảo luận để cải thiện
dân chủ và đi xa hơn mức độ dân chủ tối thiểu (tự do ngôn luận và báo
chí, tự do thành lập và gia nhập các tổ chức, tự do bầu cử và ứng cử)
luôn luôn phải tiếp tục.
Một hướng tìm kiếm là giới hạn ở mức thực sự cần thiết tầm vóc và vai
trò của nhà nước để nhường không gian tối đa cho cá nhân và xã hội dân
sự. Thế nào là mức thực sự cằn thiết đang là trọng tâm của cuộc tranh
luận chính trị tại hầu hết các quốc gia. Hướng thứ hai là mở rộng sự thụ
hưởng tự do và dân chủ cho thật đông người, nói cách khác là đem các
quyền tự do có trên nguyên tắc vào thực tại. Đằng sau những cuộc thảo
luận quanh khái niệm dân chủ, đang hình thành một khái niệm dân chủ mới,
một thứ hậu dân chủ là dân chủ đa nguyên.
Khái niệm dân chủ đa nguyên sau một thời gian ngắn bị phản bác đã mau
chóng được người Việt nam chấp nhận. Đó là điều đáng mừng, nhưng hình
như sự chấp nhận này chưa đi đôi với nhận thức rằng dân chủ đa nguyên
không phải chỉ là một thuật ngữ mới mà là một ý niệm mới, một bước tiến
mới của dân chủ. Phần đông vẫn chỉ hiểu đa nguyên là đa đảng, do đó dân
chủ đa nguyên chủ yếu là một khẩu hiệu để chống độc tài, để phản bác dân
chủ tập trung của đảng cộng sản. Về điểm này tôi phải nhìn nhận là đảng
cộng sản tỏ ra hiểu biết hơn nhiều người chống cộng. Họ phân biệt đa
nguyên và đa đảng khi họ đưa ra cương lĩnh chống đa nguyên, đa đảng.
Mặc dầu thảo luận về tương lai của dân chủ là một khuynh hướng thời
thượng, cho tới nay trong các tác phẩm chính trị nổi tiếng trên thế giới
chưa có một định nghĩa rõ rệt cho dân chủ đa nguyên. Nhóm Thông Luận đã
đưa ra một định nghĩa rõ rệt với năm đặc tính của dân chủ đa nguyên. Từ
khi định nghĩa này được đưa ra năm 1992, qua các thảo luận trực tiếp
với các nhà nghiên cứu chính trị cũng như qua những tác phẩm mới, chúng
tôi đã chỉ nhận được nhưng bổ túc chứ chưa gặp một phản bác nào.
Định nghĩa đó như sau:
... Dân chủ đa nguyên là dân chủ nhưng không phải dân chủ nào cũng là dân chủ đa nguyên.
Dân chủ đa nguyên là một hệ thống chính trị mới với những đặc tính bắt buộc của nó. Ta có thể nhấn mạnh năm đặc tính: Một là,
dân chủ đa nguyên nhìn nhận và tôn trọng chỗ đứng và tiếng nói ngang
nhau cho mọi người thuộc mọi thành phần xã hội, mọi tín ngưỡng và mọi
khuynh hướng chính trị. Dân chủ đa nguyên lên án mọi phân biệt đối xử,
nó chống đối quyết liệt chế độ độc đảng. Một cách cụ thể bản hiến pháp
của một thể chế dân chủ đa nguyên không thể chứa dựng bất cứ một qui
chiếu nào về một chính đảng một chủ nghĩa hay một tôn giáo.
Hai là, ngoài nguyên tắc phân quyền phải có trong
mọi nền dân chủ xứng đáng với tên gọi của nó, dân chủ đa nguyên đòi hỏi
tản quyền để tôn trọng sự khác biệt giữa các địa phương. Một chính quyền
dù xuất phát từ bầu cử tự do đi nữa cũng không phải là dân chủ đa
nguyên nếu phần lớn quyền hành tập trung trong tay chính quyền trung
ưong. Trong một thể chế dân chủ đa nguyên các chính quyền địa phương, do
nhân dân địa phương bầu ra, phải có những quyền luật định rộng rãi để
tổ chức cuộc sống phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi vùng. Mỗi vùng
phải có diện tích và dân số ở mức độ thoả đáng để có thể là những thực
thể đủ tầm vóc để tự quản được và phát triển được. Như thế một số nguyên
nhân xung đột sẽ tự nhiên được giải tỏa. Các sắc tộc ít người sẽ có
được tiếng nói đáng kể tại các địa phương mà họ tập trung đông đảo. Các
chính đảng không có được đa số trong các cuộc bầu cử toàn quốc vẫn có
thể nắm được chính quyền tại những địa phương nơi họ được tín nhiệm. Dân
chủ đa nguyên làm nhẹ đi mối căng thẳng chính quyền - đối lập và bẻ gãy
mối xung khắc được làm vua thua làm giặc. Tản quyền dưa tới hệ luận là
chính quyền trung ương không cai trị trực tiếp mà chỉ đảm nhiệm các sứ
mạng quóc phòng, ngoại giao, tiền tệ và phối họp giữa các địa phương.
Một vai trò khác của chính quyền trung ương là thực hiện các công trình
cơ sở hạ tầng trên qui mô cả nước và trợ giúp các chương trình địa
phương đáng khuyến khích.
Ba là, dân chủ đa nguyên đặt nền tảng trên xã hội
dân sự. Bên cạnh các chính đảng, các cộng đồng sắc tộc, địa phưong và
tôn giáo, các hiệp hội công dân tổ chức theo ngành nghề quyền lợi, nhân
sinh quan, sở nguyện, ưu tư, v.v... Được hoạt động độc lập với chính
quyền, được nhìn nhận một chỗ đứng trọng yếu, được có tiếng nói và ảnh
hưởng trong sinh hoạt cũng như trong sự tiến hóa của xã hội. Nhà nước tự
coi mình là có sứ mạng phục vụ xã hội dân sự chứ không khống chế xã hội
dân sự, không định đoạt sinh hoạt thường ngày thay cho xã hội dân sự.
Về mặt kinh tế điều này có nghĩa là nền kinh tế quốc gia phải dặt nền
tảng trên các xí nghiệp tư, khu vực quốc doanh phải được giói hạn ở mức
tối thiểu và nếu không có thì càng hay. Vai trò nền tảng của các hiệp
hội công dân đa dạng là một bảo đảm chắc chắn cho sự chuyển hóa thường
trực, tự nhiên và liên tục của xã hội, tránh những xáo trộn đột ngột và
đầy đổ vỡ của các cuộc cách mạng.
Bốn là, dân chủ đa nguyên kính trọng các thiểu số và
luôn luôn mưu tìm thỏa hiệp. Trong một thể chế dân chủ đa nguyên,
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa sổ không được sử dụng một cách tự động
và máy móc mà chỉ được dùng tới sau khi đã tận dụng mọi cố gắng để tìm
đồng thuận. Dân chủ đa nguyên chống lại mọi hình thức chuyên chính, kể
cả chuyên chính của đa số. Bình thường trong một thể chế dân chủ sự
chính đáng của một chính quyền dựa trên kết quả của cuộc bầu cử cuối
cùng, nhưng trong dân chủ đa nguyên sự chính đáng của một chính quyền
còn nằm cả trong sự thành khẩn tìm đồng thuận trong mọi quyết định quan
trọng.
Năm là, dân chủ đa nguyên trong bản chất của nó tôn
trọng mọi thành phần dân tộc và không thể để một thành phần này bóc lột
và chà đạp một thành phần khác. Vì thế dân chủ đa nguyên coi rất trọng
công bằng xã hội và không thể đi đôi với cái thưòng được gọi là tư bản
rừng rú
Trong một thể chế dân chủ đa nguyên, nhà nước không còn là người chỉ
huy tuyệt đối. Vai trò của nhà nước chỉ là đảm nhiệm ba chức năng: trọng
tài trong các quan hệ giữa các thành tố của xã hội, chế tài những vi
phạm, và hòa giải những đòi hỏi mâu thuẫn của các thành phần dân tộc.
Nhà nước hòa giải thay vì nhà nước chỉ huy là nét đậm của dân chủ đa
nguyên. Nó phân biệt hẳn dân chủ đa nguyên với các chế độ chuyên chính,
nhưng nó cũng khiến dân chủ đa nguyên khác với nhiều chế độ dân chủ
trong đó chính quyền vẫn còn tham vọng định đoạt thay cho xã hội dân sự.
[...] (Trích Thử Thách và Hy Vọng - Dự án Chính trị Dân Chủ Đa Nguyên
1996, Thông Luận, Paris 1996, trang 17-19).
Tầm quan trọng của xã hội dân sự đã được Alexis de Tocqueville nhấn
mạnh rất sớm ngay từ đầu thế kỷ 19, mặc dù ông chưa đạt tới khái niệm đa
nguyên. Ông đã cảnh giác rằng đặc tính cốt lõi của các chế độ độc tài
là đè bẹp xã hội dân sự. Ông nhận định ràng các chế dộ độc tài không cần
người dân thương yêu họ mà chỉ cần người dân dừng thương yêu nhau và
đừng kết hợp với nhau để cho chúng để khống chế một xã hội phân rã. Nâng
cao tầm quan trọng của xã hội dân sự lên hàng một thành tố nền tảng của
sinh hoạt quốc gia có hệ luận tự nhiên là chính quyền phải triệt thoái
về mức độ tối thiểu cần thiết để nhường không gian tự do tối đa cho các
công dân. Đó cũng là điều mà các nhà tư tưởng thuộc trường phái tự do đã
đề nghị từ lâu. Nhiều nhà tư tưởng khác cũng đã báo động về nguy cơ của
một sự chuyên chính của đa số. Dĩ nhiên cũng không thể quên ưu tư của
các nhà tư tưởng thuộc khuynh hướng xã hội là ngăn cản sự khống chế của
người giàu trên người nghèo. Phong trào cộng sản thế giới đã sụp đổ
nhưng vấn đề mà nó đặt ra vẫn còn rất thời sự trước sự bành trướng của
các công ty lớn ảnh hưởng một cách quan trọng trên cuộc sống của rất
nhiều người, đôi khi trên cả một số quốc gia. Các công ty đa quốc gia đã
có từ lâu và cũng đã ảnh hưởng trên chính sách của các nước nhược tiểu
từ lâu, nhưng sự bện rất mới và cần được cảnh giác là gần đây ngày càng
xuất hiện những công ty quá lớn. Một số công ty có trị giá tích sản
tương đương với tổng sản lượng của cả khối ASEAN. Các công ty đa quốc
gia lớn là những trung tâm quyền lực khổng lồ mới trong đó lãnh đạo hoàn
toàn không bị chi phối bởi những nguyên tắc dân chủ. Một giải pháp kỹ
thuật vẫn cần được tìm ra cho vấn nạn này trừ khi, như niềm tin của
nhiều người, một mặt chính phát triển kinh tế sẽ khiến các công ty cần
công nhân hơn là công nhân cần xí nghiệp, mặt khác các sinh hoạt văn
hóa, nghệ thuật, thẻ thao sẽ tiến lên, giảm bớt trọng lượng của sinh
hoạt kinh tế. Một trường phái tư tưởng mới cũng đang xuất hiện với niềm
tin vào một chủ nghĩa dân chủ chứng khoán, theo đó các công ty, vì nhận
vốn từ quần chúng qua thị trường chứng khoán và lệ thuộc quần chúng
trong việc bán hàng và dịch vụ sản xuất ra, sẽ dần dần bị kiểm soát bởi
quần chúng, nghĩa là cũng sẽ dân chủ hóa. Tuy giải pháp chưa tìm ra
nhưng nguyên tắc đã rõ rệt: mọi người phải có chỗ đứng và tiếng nói
ngang nhau độc lập với trọng lượng kinh tế.
Dân chủ đa nguyên là tổng hợp chính trị ở giai đoạn này của nhiều đột phá trong kho tàng suy tư của nhân loại.
Chúng ta chưa có dân chủ mà đã nghĩ đến dân chủ đa nguyên có phải là
quá sớm và quá không tưởng không? Đúng, nếu ta nghĩ rằng một học sinh
trung học chỉ nên nghĩ tới bằng tú tài chứ không cần nghĩ tới đại học.
Có nhiều triển vọng cô hay cậu học sinh thực tiễn này sẽ không đi xa
trên đường học vấn.