Jonathan London
Theo blog Xin Lỗi Ông...
Thông tin mới là vào ngày 25 tháng 7 Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang
sẽ găp Barack Obama tại Nhà Trắng. Đây là một cơ hội rất tốt cho cả hai
nhà nước Việt Nam và Mỹ để đầy mạnh quan hệ song phương.
Tôi không phải là chuyên gia về quan hệ song phương của hai nước này
dù tôi là công dân của Mỹ và một người bạn thân thiết của Việt Nam. Hôm
nay tôi chỉ muốn chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của tôi về dịp nhà lãnh
đạo Việt-Mỹ gặp nhau.
Rõ rằng, gặp gỡ này là một cơ hội lịch sử cho nhà nước Việt Nam. Theo
tôi biết bên Việt Nam đã rất mong có một gặp gỡ như thế từ lâu rồi.
Nhưng, những hành vi của Hà Nôi trong một số hồ sơ như nhân quyền đã làm
cho giới lãnh đạo Mỹ rất khó chịu.
Việt Nam rất cần có một bước đột phá trong quan hệ với Mỹ. Có vài lý
do cơ bản. Một là nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ đặc biệt
yếu kém. Dù những vấn đề nổi bật trong nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là
do chế độ quản lý và điều tiết kinh tế (economic governance regime) thì
Việt Nam dù sao cũng sẽ có lợi nếu có thể mở rộng quy mô tiếp cận thị
trường Mỹ và thu hút thêm đầu tư.
Hai là hồ sơ Biển Đông Nam Á và hợp tác quân sự giữa hai nước. Dù
giới lãnh đạo Việt Nam phải luôn luôn coi trọng mối quan hệ với Trung
Quốc, ai đều biết Việt Nam sẽ có một thế mạnh mới nếu có thể huy động sự
ửng hộ của Mỹ trong vấn đề này.
Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước đột phá trong hai
lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc
ĐCSVN có thể làm được.
Dù tôi là người Mỹ, tôi cũng phải khẳng định nước nào cũng đều phải
cẩn thận với Hoa Kỳ. Mỹ là nước giàu mạnh nhưng nhiều khi tôi không đồng
tình với những chính sách kinh tế mà Hoa Kỳ cố gắng áp đặt đối với các
nước đang phát triển. Điều đó không có nghĩa là tôi không ửng hộ cải
cách kinh tế của Việt Nam.
Về chính trị tôi vẫn cho rằng cải cách hữu hiệu nhất cho Việt Nam là
cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách
công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ,
khác hản với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một
trong những nước tiên tiến, văn mình và được thể giới tôn trọng. Hơn
nữa, làm thế thì Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và
thoát khỏi những ký ức buồn đã qua và hướng tới một mối quan hệ lành
mạnh hơn.
Lần này giới lãnh đạo Viêt Nam có thể làm những gì để vượt qua sự bảo
thủ mà đến này vẫn là một trở ngại làm chậm sự phát triển của đất nước?
Không chỉ chính phủ Mỹ muốn Việt Nam cải cách. Cũng có những người bạn
quốc tế và độc lập của Việt Nam như tôi. Và quan trọng nhất là đại đa số
nhân dân Việt Nam.