Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Chủ tịch nước Việt Nam thăm Tòa Bạch Ốc bàn chuyện Chiến lược

Murray Hiebert / CSIS
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ.
Ngày 25 tháng 7 tới đây, tổng thống Barack Obama ​​sẽ tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc. Chuyến đi Washington lần đầu tiên này của ông Sang sẽ mang lại một nền tảng cho hai nhà lãnh đạo khám phá mối hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước từng có những liên kết lịch sử.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam có thể là quốc gia chú trọng nhất đến việc cân bằng địa chiến lược. Căn cứ vào lịch sử, vị trí gần gũi sự hiểu biết đặc thù với Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành một trong những người cổ vũ có hiệu quả nhất cho việc tăng cường quan hệ, xây dựng thể chế và thuyết phục Trung Quốc nổi lên như một cường quốc khu vực với sự tôn trọng các nước láng giềng của mình trong khu vực.
Trong suy tính về khu vực, bản thân Việt Nam đang xoay chuyển về chính trị. Chuyến đi của Sang đến vào thời điểm đặc biệt quan trọng ở trong nước. Chính phủ đang vất vả trong việc mở ra một không gian chính trị lớn hơn cho công dân, những người đã trở nên được mạnh mẽ hơn từ lợi ích kinh tế của các nỗ lực cải cách. Jonathan London, chuyên gia Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông chỉ ra rằng trong sáu tháng qua, một cuộc tranh luận chính trị sôi động và cởi mở hơn đã nổi lên trong cả nước về các vấn đề như sửa đổi hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho phép các cấp cao hơn được tiếp cận và có trách nhiệm với các cấp quyết định của chính phủ, bao gồm cho phép các thành viên Quốc hội được đánh giá hiệu quả các nhà lãnh đạo hàng đầu của chính phủ.

Hầu hết các cuộc tranh luận này đã diễn ra trong một thế giới blog năng động đồng thời với việc những người viết blog ở Việt Nam đang bị bắt giữ nhiều hơn. Điều thú vị là, cuộc tranh luận này đã xuất hiện tại một thời điểm khi nền kinh tế trong nước bị chậm lại và các cuộc xung đột trong nội bộ đảng cầm quyền đã vỡ ra công khai.
Mặc dù có những biến chứng như thế trong nước, và một phần cũng vì những diễn biến ấy, nhà lãnh đạo Việt Nam đã phát động một loại tấn công bằng ngoại giao trong những tháng gần đây. Sang đến Washington ngay sau khi vừa đi Bắc Kinh gặp gỡ với nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và đi Indonesia để một thỏa thuận hợp tác chiến lược. Cuộc hội kiến với Obama của vị chủ tịch nước Việt Nam sẽ đến trong ít hơn hai tháng sau khi thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ chính trị của Sang, thực hiện được những gì mà Jonathan London gọi là "một bài thuyết trình hiệu quả bất thường về quan điểm của Việt Nam trên trường quốc tế" khi ông đã đưa ra một bài phát biểu về an ninh khu vực tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào đầu tháng Sáu.
Việc cạnh tranh cá nhân và những ý tưởng tốt của giới lãnh đạo Việt Nam chẳng phải là một điều xấu đối với các đối tác của nước này, trong đó có cả Hoa Kỳ. Lên nắm quyền vào năm 2009, chính phủ Obama đã tìm cách tái cân bằng trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng hơn với khu vực Đông Nam Á. Một đề nghị bàn thảo về quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được đề xuất từ một phần của nỗ lực đó. Tuy nhiên quan hệ đối tác chiến lược ấy chưa bao giờ được thực sự cất cánh.
Vì lo sợ sẽ chọc giận đến Trung Quốc, một đất nước mà Đảng và quân đội Cộng sản Việt Nam đã hưởng được mối quan hệ lâu dài nhưng thường xuyên căng thẳng, các phe nhóm bảo thủ ở Việt Nam có vẻ không muốn đi quá xa, quá nhanh với Hoa Kỳ. Tại Washington, quốc hội ngày càng gây áp lực với chính quyền để phải giải quyết những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, vốn đã trở nên tồi tệ cùng với thời điểm các cải cách chính trị đáng kể ở Myanmar đã thu hút sự quan tâm tại Washington.
Chuyến đi đến tòa Bạch Ốc của Sang sẽ cung cấp cho cả hai bên một cơ hội để điều chỉnh lại mối quan hệ song phương. Sự việc hai đối tác này có tin rằng đây là thời điểm tốt để để phục hồi lại quan hệ đối tác chiến lược hay không là điều chưa rõ ràng, nhưng các cuộc thảo luận dự kiến ​​sẽ toàn diện, bao gồm các mối quan hệ kinh tế và thương mại, các vấn đề chính trị an ninh và các mối quan hệ giữa dân chúng hai nước.
Đối với Việt Nam, chuyến thăm này sẽ là một cơ hội để theo đuổi những vấn đề như quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường quan hệ quân sự với quân sự và một cuộc thảo luận về vấn đề an ninh ở châu Á, đặc biệt là trong các tranh chấp ở Biển Đông mà cả Trung Quốc và Việt Nam là các nước cùng có yêu sách.
Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này sẽ mang lại cơ hội để thảo luận về mối quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo. Theo các quan chức hai bên, những vấn đề này, vốn từng là những cuộc thảo luận một chiều, đã trở nên tương tác hơn. Đáng buồn là không loại trừ được nguồn gốc của các vấn nạn, nhưng một nền tảng cho sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau bắt đầu được hình thành.
"Nhân quyền nên là một phần chiến lược (lớn hơn) của Hoa Kỳ, nhưng không nên trở thành tâm điểm, làm ngăn cản trở tiến bộ trong các lĩnh vực khác," Carlyle Thayer, một học giả hàng đầu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc đã lập luận.
Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải thiện đáng kể kể từ sau khi bình thường hóa 17 năm trước đây. Hiện nay, hai nước đang tận hưởng nền thương mại hai chiều mạnh mẽ, đạt 25 tỷ USD năm 2012 (với Mỹ bị thâm hụt thương mại gần 16 tỷ), và hai nước là những đối tác trong các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại TPP gồm 12 quốc gia. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân hai nước đã phát triển với việc Việt Nam hiện nay nhà cung cấp sinh viên nước ngoài lớn hàng thứ tám cho các trường học Mỹ.
Một quan hệ đối tác kinh tế tốt đẹp là then chốt cho mối quan hệ Mỹ-Việt Nam. Washington đã rất nỗ lực để đưa Việt Nam, một trong những nước kém phát triển nhất trong đàm phán TPP vào được thỏa thuận này. Việt Nam muốn đăng nhập vào TPP vì các quan chức nghĩ rằng sẽ gia tăng được tốc độ hội nhập của đất nước vào thị trường toàn cầu và đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước. Nhiều nhà phân tích tin rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhất từ ​​TPP.
Trong chuyến thăm của mình, Sang sẽ tìm một tín hiệu từ Tổng thống Mỹ về việc Hoa Kỳ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường cho ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ của Việt Nam, một điều kiện quan trọng để Hà Nội đồng ý với các quy định khác của TPP. Một số đối tác đàm phán TPP đang âm thầm thúc giục Hoa Kỳ phải xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn vì nó là nền tảng cho Việt Nam tham gia vào một thỏa thuận hoàn toàn có thể sắp xếp lại các luật lệ và cách tiếp cận của mình để tham gia về thương mại với các đối tác trong TPP.
 

Mặt khác, Washington sẽ tìm kiếm một cam kết từ Việt Nam rằng đất nước này sẽ mang lại một sân chơi cân bằng với các doanh nghiệp nhà nước và hành động nhiều hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Obama cũng có thể sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư mới mà đất nưóc này sẽ phải đối đầu trong TPP.
 

Tranh chấp Biển Đông là một chủ đề nóng khác sẽ được thảo luận trong cuộc họp. Cả hai người lãnh đạo có thể dự kiến ​​sẽ ủng hộ các nỗ lực đàm phán về quy tắc ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc để tránh xung đột ngoài ý muốn trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Thayer khuyến cáo rằng Hoa Kỳ nên xem xét các phương cách hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải thông qua việc bán công nghệ radar ven biển, hỗ trợ giám sát trên không và thúc đẩy hợp tác giữa Lực lượng tuần tra bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (US Coast Guard) và Cảnh sát biển của Việt Nam.
Về quan hệ quân sự với quân sự, Việt Nam đã chú trọng nhưng cẩn thận, mối lo lắng của mình rằng sự hợp tác với Hoa Kỳ có thể làm phức tạp mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể có sự bớt dè dặt hơn sau cuộc họp gần đây tại Washington giữa Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN và tướng Martin Dempsey, tham mưu Liên quân Hoa Kỳ.
Sau chuyến thăm của tướng Tỵ, Thayer cho rằng Washington nên xem xét cung cấp nhiều học bổng hơn cho các sĩ quan Việt Nam tại các cơ sở quốc phòng Mỹ và trợ cấp kinh phí cho Việt Nam trong việc tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế có lợi chung cho cả hai nước. Trước đó, Washington đã hỗ trợ Việt Nam với cam kết gia tăng sự tham gia vào công cuộc gìn giữ hòa bình quốc tế.
Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều nhận ra rằng chính vì lợi ích chiến lược của mình để phải duy trì quan hệ chặt chẽ. Cuộc viếng thăm của Sang sẽ tái khẳng định niềm tin chung này và tạo tiền đề cho quan hệ đối tác Mỹ-Việt Nam tăng cường hơn trong những thập kỷ tới

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"