James Hookway/Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Chỉ thị được ký và ban hành bởi Phạm Quang Nghị, bí thư đảng thành phố Hà Nội vào hôm thứ Hai đã nhấn mạnh việc các quan chức hàng đầu đang trở nên nhận thức và lo lắng hơn với nỗi bất an về kinh tế của công chúng, và trùng hợp với đại hội toàn quốc của 175 ủy viên Trung ương Đảng đang họp bàn để quyết định hai vấn đề: Tương lai chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và làm thế nào để giải quyết những vụ bê bối tài chính gây tai họa cho Việt Nam khi nền kinh tế một thời nóng bỏng của đất nước này nhanh chóng trì trệ lại.
Ủy Ban Trung ương Đảng, có khả năng mãi nhiệm bất cứ quan chức hàng đầu nào, sẽ đến hạn kết thúc vào hôm Thứ sáu. Và các nhà ngoại giao cùng các nhà phân tích từng theo sát tình hình nói rằng ông Dũng, người thường được cảm nhận như một nhân vật thân phương Tây, tự do hóa, đang phải chịu áp lực lớn để thuyết phục các thành phần còn lại của đảng rằng minh có thể đưa Việt Nam trở lại một cơ sở ổn định hơn.
"Tối thiểu, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm các quyền hạn rất lớn từng được Thủ tướng tích lũy," Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam đã viết trong một bài tường thuật.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu như ông Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Đảng Cộng Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận sự thiếu sót của chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế trong những năm gần đây. Việc giám sát yếu kém đã cho phép một số doanh nghiệp lớn và ảnh hưởng nhất của đất nước mang nợ nần chồng chất lên đến nhiều tỷ đô la.
Các nhà phân tích cho biết, trong những tuần gần đây, giới lãnh đạo đã hội họp tại Hà Nội trong những cuộc tự phê bình tối mật vốn có thể có tiềm năng xói mòn hoặc thậm chí chấm dứt quyền lực của ông Dũng. Ông đã từng qua khỏi được một cuộc thử thách đến vai trò lãnh đạo của mình trong tháng 1 năm 2011 trước khi được bổ nhiệm vào một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. "Tuy nhiên, cuộc thử thách ấy chưa chấm dứt" một nhà ngoại giao phương Tây tại Hà Nội cho biết. "Ông Sang và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đang tận lực kiềm chế ông Dũng để ngăn chặn việc ông gây ảnh hưởng quá nhiều đến bất kỳ các cải cách nào về ngành ngân hàng."
Dũng, 62 tuổi, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương,là một người phất lên trong chính trường bằng sự từng trải, đã từng là du kích Việt Cộng trong thời gian chiến tranh của Bắc Việt Nam với Mỹ và cũng từng là nhà lãnh đạo công an của đất nước. Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm thủ tướng, công việc điều hành uy lực nhất ở Việt Nam và được giao nhiệm vụ tiếp tục những cải cách nền kinh tế què quặt từ tàn tích của chiến tranh trước đây để đi vào các thị trường mới nổi triển vọng nhất thế giới.
Trong năm 2007, Dũng đã léo lái Việt Nam đi vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kích hoạt một làn sóng đầu tư nước mạnh mẽ vào đất nước này. Tuy nhiên, nạn lạm phát nhanh chóng vuột khỏi tầm kiểm soát, lên cao đến mức 23% như trong tháng 8 năm 2011, buộc Việt Nam phải thắt chặt các chính sách kinh tế, tăng trưởng chậm lại và làm nứt vỡ ra một loạt các căng thẳng chính trị từng sôi sục từ lâu trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền .
Niềm tin vào nền kinh tế của đất nước tiếp tục bị rung chuyển bởi một loạt các vụ bắt giữ những giám đốc điều hành tài chính vì bị cáo buộc các hành vi sai trái trong những tháng gần đây, trong đó có Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt nổi tiếng thân cận với ông Dũng.
Các nhà phân tích nói, vì thế, cuộc đấu đá trong chính trị nội bộ đã ngưng lại để đối phó với vấn đề nợ xấu ngày càng tồi tệ hơn. Ngân hàng trung ương Việt Nam cho biết các khoản nợ xấu chiếm từ 8,6% đến 10% tổng dư nợ vào tháng Tám, tăng từ 6% của cuối năm ngoái, nhưng các nhà phân tích độc lập tại các cơ quan như Fitch Ratings ước tính con số thực tế có thể cao đến 15% .
Hôm thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết chính phủ đã ra lệnh cho họ phải dọn sạch các khoản vay có vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, và cho biết sẽ giải quyết với những gì được mô tả là "ngân hàng yếu kém" vào cuối năm 2013 - nhưng một lần nữa lại thất bại trong việc xác định chính xác những biện pháp kế hoạch phải thực hiện.
Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam tích cực truy bám những nhà phê bình - kết án nặng nề ba người viết blog nổi tiếng vào tháng trước - trong khi cũng cố gắng giảm bớt những đám cưới khủng để giới chỉ trích bớt phàn nàn.
Việc kềm chế những tiệc cưới được đảng ủy ở Hà Nội mang lại đã nhấn mạnh cho thấy đảng Công sản đã nhạy cảm như thế nào với các chỉ trích hiện nay về tăng trưởng kinh tế đang đi chậm đến mức dự kiến 5,5% trong năm nay, tụt giảm nặng nề so với mức tăng trưởng hơn 7% mà đất nước từng có trong hơn một thập kỷ qua.
Các tiệc cưới thường là những sự vụ có tính xum xuê khoe khoang trong số những người Việt Nam có khả năng, nhưng các quy định mới sẽ hạn chế số lượng khách hoặc thân nhân của họ có thể mời là 300 người, và không một tiệc cưới nào được phép đãi hơn 600 khách.
Đảng viên cũng nên tránh tổ chức tiệc trong các khách sạn sang trọng để giảm nguy cơ bị người ngoài đảng chất vấn làm thế nào để có thể trả tiền được cho những tiệc rượu xa hoa như thế.
"Hiện vẫn còn một bộ phận dân cư", ông Nghi, Bí thư Hà Nội, cho biết, "tổ chức các đám cưới phô trương, xa hoa, lãng phí, khuấy động dư luận và ảnh hưởng xấu đến uy tín của các quan chức chính phủ và đảng viên."
Thay vào đó, ông Nghi cho biết, khi tổ chức các lễ tiệc cưới, đảng viên nên áp dụng một phương châm mới: "vui chơi - lành mạnh - tiết kiệm."
Nguồn: Wall Srteet Journal