Lỗ Trí Thâm
Nền kinh tế VN hụt hơi.
Trên tầng vĩ mô, chỉ là những con số lạnh lùng về thống kê, về giảm tăng trưởng, những bản tổng kết rút kinh nghiệm...
Nhưng đối vơi tuyệt đại đa số, nền kinh tế hụt hơi là đồng nghĩa với
bữa cơm hàng ngày bị hao hụt. Người làm công ăn lương cuối tháng không
đủ chi trả nào tiền điện tiền xăng tiền học cho con. Người buôn bán nhỏ ế
ẩm, doanh thu không đủ chi phí. Các doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Tình trạng đó không phải là bất ngờ mà đã được cảnh báo từ chục năm
trước. Khi nền kinh tế không thực sự chú trọng vào khuyến khích sản
xuất thực thụ, mà qua nền kinh tế chụp giựt. Dưới chiêu bài định hướng
xã hội chủ nghĩa, nay là kinh tế nhà nước làm chủ đạo, những người cộng
sản Việt nam độc quyền khai thác tài nguyên quốc gia, độc quyền chia
chác ngân khố quốc gia và nền kinh tế nhiều thành phần có cơ cấu thị
trường thực chất chi là những sân sau hay gia đình của các quan chức,
hay ít ra phải có mối quan hệ tư túi cá nhân.
Và hậu quả tất yếu là đất nước tụt hậu so với khu vực, người dân sống
nghèo khổ nhưng ngược lại xuất hiện một tầng lớp giàu có không thông
qua làm ra của cải cho xã hội mà thông qua chức quyền , nhóm lợi ích có
liên hệ mật thiết với thượng tầng cơ cấu chính trị.
Tham nhũng, chia chác tài nguyên đất đai quốc gia làm của riêng thành
điều phổ biến. Những cán bộ đảng viên ở hầu hất các cấp, từ cơ sở tới
đỉnh cùng của bộ máy đảng và nhà nước đều là những người có tài sản
không nhỏ thông qua chức tước. Chính điều này không những tàn phá đất
nước mà làm mất hẳn lòng tin của người dân đối với chế độ và là thách
thức sự tồn vong của đảng cộng sản.
Hội nghị trung ương vừa họp xong với tiêu đề làm trong sạch đội ngũ
lãnh đạo đã không đạt được kết quả nào. Nó chứng tỏ con tàu không phanh
đang lao xuống của đảng và chế độ không cách nào làm giảm tốc. Cả phe
đưa ra chỉnh đốn và phe bị chỉnh đốn đều nhận ra rằng: họ cùng ngồi
trên một tàu, chiếc tàu lật về bên nào thì phía bên kia cũng văng mạng
và mục tiêu phải giũ ổn định con tàu là cao nhất,như lời tổng bí thư
Trọng đã phát biểu trong phiên bế mạc.
Dù thủ tướng Dũng có từ chức hay ở lại thì đại cục cũng không có gì
thay đổi. Thay người lái tàu hay rửa lại đánh bóng con tàu sau đó nó lại
tiếp tục lao trên con đường đầy bùn đất mà đảng đã vạch ra từ trước thì
liệu phải thay hay rửa lại con tàu bao nhiêu lần nữa.
Nhưng có một điều không ai có thể chối cãi, chế độ đang trên đường
tan rã. Chính những người cộng sản có chức có quyền giàu có, dù cho sự
giàu có bất minh, sẽ thúc đẩy sự tan ra nhanh hơn và chắc chắn hơn vì
hơn ai hết, họ muốn hợp pháp hóa số tài sản và an toàn cho bản thân và
gia đình bằng những chính sách do chính họ đưa ra, và vô hình chung thúc
đẩy diễn biến hoà bình nhanh chóng hơn.
Ở Liên xô cũ Yselsint bị coi là người lãnh đạo tồi tệ nhưng không ai
biết rằng chính ông là người anh hùng thực sự của nước Nga và không
những Liên Xô mà cả thế giới phải chịu ơn ông. Ông đã hi sinh danh dự
chính bản thân ông khi đưa ra chính sách để cho tài sản quốc gia chuyển
thành của riêng vào túi những thành phần lãnh đạo Xô viết, nhất là KGB
công an và quân đội lúc bấy giờ. Chỉ bằng cách đó họ mới chịu nhả miếng
bánh quyền lực bám chặt vào CNXH và quay ra ngoạm miếng bánh khác thực
chất hơn. Nếu không, Liên Xô cũng như Nga khó mà có sự tan rã của CNXH
khi quân đội cảnh sát dày đặc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng cộng
sản Liên Xô.
Người Việt nam đừng có ngạc nhiên, hay nói cụ thể hơn, phải chuẩn bị
trước tinh thần khi mà chế độ tư do dân chủ hình thành thì tầng lớp
thượng lưu giàu có sang trọng là những quan chức cộng sản cũ hay con
cháu họ. Số tài sản mà họ ăn cắp được tuy khổng lồ nhưng vẫn không là
bao so với bạo loạn đổ máu mạng người để thay đổi chế độ. Dù sao diễn
biến hoà bình bao giờ cũng là phương án tối ưu, dù có mất tiền. Đó chẳng
qua là tiền chuộc của nhân dân ta đưa cho họ để đổi lấy tự do dân chủ.
Còn non, còn nước còn người
Chúng nhả ra dân chủ tự do
Ta sẽ làm lại hơn mười lần chúng lấy đi.
Chúng nhả ra dân chủ tự do
Ta sẽ làm lại hơn mười lần chúng lấy đi.