Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Sâu và Bướm

Kẻ Ngồi Hàng Rào
Sâu là động lực của sự làm việc, là cỗ máy để kích thích tính năng động của con người, tiêu diệt lòng tham, tiêu diệt quyền tư hữu là một ý niệm hoang tưởng vì các đặc tính này là một phần bản năng của con người, không có nó không có con người, bằng như áp đặt sự hoang tuởng này lên xã hội thì kết quả là sẽ tiêu diệt con người, và như lời một bài hát nào đó "giết người đi thì ta ở với ai?".
Ông Huỳnh Ngọc Chênh trong bài "C... Và Tôi" viết về bướm trắng của thời thơ ấu như sau:

"... con đường nhỏ hẹp luôn được che mát bởi hàng tre xanh cao vút phía bên tay mặt và hàng dâm bụt đầy hoa đỏ bên tay trái. Từ những ngày sau tết cho đến cuối hè, vào buổi sáng, con đường ấy được đan kín bởi một đàn bướm trắng đến hàng vạn con. Những con bướm xinh xắn ấy nhỏ bằng một đồng xu, tuyền một màu trắng tinh khiết cho đến bây giờ tôi chưa từng thấy lại ở bất cứ nơi nào. Chúng bay qua bay lại giữa hàng tre và hàng dâm bụt hai bên đường như mắc cửi, làm cho cả một đoạn đường trở nên lung linh sống động và lốm đốm trắng, đẹp như bức tranh ấn tượng của Van Gogh. Mỗi sáng đi học và mỗi trưa đi về, tôi đều được đắm mình trong bức tranh sinh động đó.
Bây giờ ngồi nhớ lại mới thấy đoạn đường ấy đẹp như vậy chứ hồi đó, những ngày đầu tiên đi học, đoạn đường đầy hoa và bướm ấy là đoạn đường đau khổ nhất trần đời của tôi."
Người ta thường chiêm ngưỡng hay ca ngợi bướm đẹp, bướm được ép vào các trang tập học trò, bướm được đưa vào thơ văn để ca ngợi những khung cảnh đẹp hay trữ tình.
Nhưng người ta, nhất là những cô gái, lại rất ghét và rất sợ những con sâu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì bực bội cả bầy sâu, và hàm ý rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là con sâu chúa.
Ai cũng đều biết sâu sẽ hóa bướm và gốc của bướm là sâu, nhưng tại sao ai cũng đều yêu thích bướm đẹp mà lại ghét sâu? Trong khi sâu là sự sống của bướm và sâu hay bướm là một thành phần quan trọng thiết yếu của thiên nhiên, tiêu diệt nó là tiêu diệt sợi dây chuyền thực phẩm của thiên nhiên, tiêu diệt chim muông và những sinh vật dựa vào sợi dây chuyền này để sinh tồn và nhờ vậy mà con người được sinh tồn vì con người cũng dựa vào sợi dây chuyền này để sống.
Vấn đề không phải là tiêu diệt bầy sâu mà là tạo dựng một môi trường thích hợp để sâu được phát triển trong một không gian có điều tiết như trong các chế độ dân chủ có luật pháp, có tự do thông tin và những cơ chế để sâu được tồn tại nhưng sự tồn tại đó để đóng góp phần của sâu vào môi truờng thiên nhiên và giữ cho sợi dây chuyền thực phẩm được thăng bằng.
Sâu là động lực của sự làm việc, là cỗ máy để kích thích tính năng động của con người, tiêu diệt lòng tham, tiêu diệt quyền tư hữu là một ý niệm hoang tưởng vì các đặc tính này là một phần bản năng của con người, không có nó không có con người, bằng như áp đặt sự hoang tuởng này lên xã hội thì kết quả là sẽ tiêu diệt con người, và như lời một bài hát nào đó "giết người đi thì ta ở với ai?".
Cho nên vấn đề là hãy tạo môi trường để cho sâu hoá bướm, để cho sâu được tồn tại trong một xã hội thực sự dân chủ pháp trị.
Có ai dám nói rằng trên thế giới này có những đất nước không có sâu? Singapore? Hoa Kỳ? Các quốc gia Bắc Âu? - Làm gì các nơi này không có sâu? Nhưng các con sâu ở nơi này đều có điều kiện để hoá bướm, các tư bản hoang dã đã hóa thành các tư bản có trách nhiệm trước pháp luật, trước dư luận báo chí, trước người dân..., các công chức hay chính trị gia như ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Mitt Romney qua công ty Bain Capital tìm cách né thuế, thu tóm các công ty, đầu tư bằng tiền người khác (vay ngân hàng, mua chịu, hay trả bằng chứng khoán công ty...) đều là những con sâu hoá bướm. Úc Châu lập quốc từ một viễn châu để nhốt tù, Hoa Kỳ lập quốc từ những người di dân mà các chế độ chính trị ở Âu Châu thời bấy giờ không ưa thích.
Tư bản tư nhân vừa phát lên trên một đất nước có một đường lối trị quốc không giống ai của cái gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nó sản sinh ra một tầng lớp tư bản hoang dã, một bầy sâu, từ sâu quốc doanh cho tới sâu tư doanh của các nhóm lợi ích, nhưng thay vì để các bầy sâu này hoá bướm thì chế độ lại lo sợ là nếu chúng hóa bướm thì Đảng sẽ mất quyền. Các đầu óc không thể nghĩ hay thấy ra khỏi cái hộp xã hội chủ nghĩa đã nhốt họ quá lâu ở trong đó nên luôn nghi kỵ những người có tài sản, nhất là những người có nhiều tài sản. Thay vì vung tưới cây thấp để nó có điều kiện mọc lên cho bằng cây cao, thu ngắn khoảng cách giàu nghèo bằng các chính sách thuế khóa và luật pháp của một chế độ dân chủ mà mọi người đứng dưới luật pháp thì chế độ vẫn muốn duy trì giai cấp cộng sản, đứng trên luật pháp, mọi sự vi phạm không bị luật pháp trừng trị trừ khi đảng viên vi phạm đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Xã hội càng ngày càng đa dạng, các lợi ích khác nhau và ngược chiều của nhau càng ngày càng nhiều, đó là chưa kể biết bao nhiêu lợi ích khác của các quốc gia có phần quyền lợi của mình ở Việt Nam. Một đảng độc nhất để bảo vệ quyền lợi độc tôn của giai cấp mình và đàn áp thẳng tay quyền lợi của những nhóm lợi ích khác thì liệu xã hội có được thực sự ổn định hay không?
Đài Loan là một hải đảo của lục địa Trung Quốc, nhưng vẫn xây dựng được sự độc lập với một chế độ dân chủ pháp trị bởi vì cấu trúc của chế độ cho phép đa đảng, tiêu biểu cho những nhóm lợi ích khác nhau. Tuy các đảng phái có đảng cứng rắn với TQ trong vấn đề độc lập, có đảng uốn éo để làm hòa với TQ, nhưng tất cả các đảng đều dựa vào tây phương và Hoa Kỳ để phát triển kinh tế và gìn giữ sự độc lập từ TQ. Đó cũng là nhờ họ chuyển qua được từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ pháp trị đa đảng.
Liệu đảng CSVN có làm được như vậy hay không? Liệu bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang muốn tiêu diệt có hoá thành đàn bướm trắng hay không?
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
(Nguyễn Bính)
Kẻ Ngồi Hàng Rào
1536-12492745612ryn.jpg

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"