Trước nhiều diễn biến phức tạp nội bộ cần giải quyết và đối phó khẩn
cấp, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột ngột quyết định triệu
tập khẩn cấp Hội nghị TƯ6 khóa XI. Sáng nay, 1/10/2012, Hội nghị đã khai
mạc tại Thủ đô Hà Nội. TBT Nguyễn Phú
Trọng cho biết, trong lịch sử Đảng CSVN, chưa Hội nghị Trung ương nào có
nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Tất cả các vấn
đề bàn và quyết định đều rất quan trọng và cực kỳ phức tạp. Hội nghị sẽ
thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và
Nhà nước. Dự kiến, Hội nghị sẽ kéo dài đến hết 16/10/2012.
Trái với những sắp xếp đã thông báo trước đây, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá XI, đã được triệu tập khẩn cấp và khai
mạc sáng ngày 1/10/2012 tại Hà Nội. Tính chất khẩn cấp của Hội nghị này
không chỉ bất ngờ đối với nhân dân mà chúng tôi được biết nhiều vị Ủy
viên Trung ương cũng bất ngờ không kém và chỉ biết trước chưa đầy 24h –
đủ thời gian để sắp xếp phương tiện đi dự Hội nghị.
Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị vừa qua (27/9/2012), mọi tin tức của
Đảng phát ra vẫn khẳng định Hội nghị TƯ6 họp sớm nhất cũng vào
16/10/2012 và mọi quyết định lớn về nhân sự cao cấp nhất sẽ do Hội nghị
toàn thể của Trung ương Đảng định đoạt trên nguyên tắc tập trung dân
chủ.
Việc triệu tập khẩn cấp Hội nghị TƯ6 thể hiện tư duy sáng suốt và bề dày thực tiễn cách mạng
Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng Bí thư ý thức rất rõ sức mạnh ghê
gớm của “bàn tay vô hình”. Bàn tay này, nếu có đủ thời gian sẽ có thể
hăm dọa, thuyết phục, dùng đô-la, vàng, gái đẹp mua đứt gần như toàn bộ
Trung ương. Như vậy, việc bỏ phiếu trong Hội nghị toàn thể sẽ trở thành
con dao hai lưỡi.
Việc bỏ phiếu thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội là minh chứng rõ
rệt. Xa hơn nữa, “Hội nghị Trung ương 12″ khóa VIII ngày 17/4/2001 (thực
ra là Hội nghị lật đổ đồng chí TBT Lê Khả Phiêu) là ví dụ hùng hồn thứ
hai chứng minh thất bại do không làm chủ thời gian trong các Hội nghị TƯ
quyết định nhiều công việc trọng đại.
Trước và ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị hôm 27/9/2012 vừa qua, “bàn
tay vô hình” đã khởi động bộ máy lông lá để tiếp cận các Ủy viên Trung
ương nhằm vận động, mua phiếu, tạo ảnh hưởng. Thời gian lúc này thực sự
là vàng với các bên.
Nếu “bàn tay vô hình” có đủ thời gian để “nắm” đa số Trung ương trước
Hội nghị, thì Hội nghị này sẽ là sàn đấu để “bàn tay vô hình” đánh gục
các đối thủ. “Hội nghị TƯ12″ khóa VIII (Hội nghị lật đổ) đã chứng kiến
những giọt nước mắt thất bại, cay đắng, đầy tức tưởi của người đứng đầu
Đảng CSVN lúc đó – đồng chí Lê Khả Phiêu.
Thực tiễn cho thấy đồng chí TBT Lê Khả Phiêu đã quá chủ quan, khinh
xuất, ỷ lại sức mạnh của A10 với Kế hoạch 234, của Báo cáo 751/BCKTTW mà
đồng chí quên rằng chính đồng chí đã cho phe “đối lập” có dư thời gian
tập hợp lực lượng. Để rồi lực lượng “đối lập” đã mua chuộc và khiến
chính đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thân cận nhất của Tổng Bí thư “tự
diễn biến”, sau đó cùng hạ gục đồng chí Phiêu trong một cuộc “đánh hội
đồng” dưới cái tên “Hội nghị Trung ương 12″ diễn ra ngay trước khi khai
mạc Đại Hội Đảng 9 chỉ đúng 2 ngày (17/4/2001). Mặc dù trước đó, Bộ
Chính trị đã tán thành với phương án để đồng chí Phiêu làm Tổng Bí thư
đến hết 2005.
Truớc các diễn biến đầy nguy hiểm, rút kinh nghiệm xương máu trong
lịch sử Đảng CSVN, lần này, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà
nước đã quyết định không cho “bàn tay vô hình” có đủ thời gian để tập
hợp lực lượng, để tác oai tác quái, để mua chuộc và gây ảnh hưởng trong
Trung ương.
Lệnh triệu tập các Ủy viên TƯ về ngay Hà Nội được phát ra khẩn cấp,
nhiều Ủy viên Trung ương rất bị động và bất ngờ. Họ chỉ có đủ thời gian
để sắp xếp việc đi lại. Hàng không VN đã được Văn phòng TƯ Đảng đề nghị
thực hiện “nhiệm vụ chính trị ” dành ưu tiên cao nhất cho các đại biểu
TƯ về Hà Nội.
Nhiều Bí thư tỉnh ủy về Hà Nội họp gấp, không kịp mang ngay theo thư
ký giúp việc. Nhiều Bộ trưởng tại Hà Nội phải thay đổi gấp lịch làm
việc do khối Văn phòng lập từ thứ Sáu tuần trước để dành trọn thời gian
họp Trung ương. Đặc biệt, hai trường hợp Ủy viên Trung ương là thành
viên Chính phủ, trước đó, đã xin Bộ Chính trị đi công cán nước ngoài,
nay bị “phanh” lại và buộc phải hủy lịch công tác đột ngột.
Một cán bộ lão thành từng công tác lâu năm tại Văn phòng Trung ương
Đảng phải thốt lên: “năm 69 (Chủ tịch HCM mất) mọi thứ cũng không đến
mức gấp gáp như thế này”.
Việc tổ chức nơi ăn ở, làm việc và đi lại của các đại biểu cũng được
bố trí và tính toán rất kỹ lưỡng nhằm tránh mọi bất trắc xảy ra trong
thời gian Hội nghị cũng như đảm bảo các Ủy viên Trung ương có thể làm
chủ ý kiến của mình.
Hội nghị TƯ 6 sẽ dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán
bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự
phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan
trọng khác.
Tuy nhiên, trong lời khai mạc, Tổng Bí thư vẫn “ngọa hổ tàng long” nói: “chưa quy hoạch nhân sự cụ thể trong Hội nghị này”.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên
quan: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất
đai; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa
học và công nghệ.