Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Cuộc suy thoái kinh tế của Việt Nam mang lại một môi trường
hoàn hảo cho sự thay đổi chế độ, với vị thủ tướng bị tai tiếng đang tìm
cách giữ gìn vị trí của mình.
Cơn ác mộng kinh tế xảy đến với Việt Nam đã dẫn đến nhiều cuộc đổ lỗi
cho nhau, với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và những người ủng hộ ông
đang đặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thế bí.
Thập kỷ qua, Việt Nam đã được hưởng rất nhiều thuận lợi từ cải cách
kinh tế và sự phong phú của các đầu tư nước ngoài. Đối với đảng Cộng sản
và giới lãnh đạo, trong thời hoàng kim, thật quá dễ dàng để che giấu sự
lãng phí và tham nhũng đằng sau sức tăng trưởng kinh tế nhảy vọt của
đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, tất cả mọi thứ ấy đã không còn. Để duy trì tính
hợp pháp trong mắt người dân, lãng phí , tham nhũng và quản lý yếu kém
đã là tiêu chuẩn mà chính phủ hiện đang nhắm mục tiêu đàn áp. Một cuộc
đấu tranh dành quyền lực giữa thủ tướng, chủ tịch nước, các công ty nhà
nước ngập chìm trong nợ nần vì những nỗ lực kinh doanh vô nghĩa và các
vụ bắt giữ những viên chức ngân hàng đã báo hiệu cho người dân Việt Nam
thấy rằng đây là thời điểm của những bất ổn.
Lộ trình cho hai nhà lãnh đạo
Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua khỏi được cơn thử thách đối với sự
lãnh đạo của mình, người ta có thể nhìn thấy ông củng cố và tăng cường
vị trí trong đảng bằng cách cô lập Chủ tịch Sang và loại bỏ những người
ủng hộ ông ta. Thay vì xử dụng thử thách này như một động lực để thay
đổi, Thủ tướng có thể sẽ dùng nó như một cái cớ để gia tăng nỗ lực hầu
vẫn ở lại được trên lộ trình. Hơn bao giờ hết, lúc này Việt Nam không
thể có nguy cơ bất ổn định, điều mà chủ tịch Sang sẽ bị buộc tội là
người mang lại. Dù là tốt hơn hay xấu đi, tầm nhìn của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng sẽ phục vụ như một tương lai cho Việt Nam.
Nếu Sang thành công trong việc lật đổ Thủ tướng, các đồng minh của
Dũng sẽ bị thanh trừng khỏi các chức vụ và thay thế bằng người của chủ
tịch nước. Việc các đồng minh thân cận của thủ tướng sẽ bị bắt giữ hoặc
chỉ đơn giản là bị đày ải khỏi các chức vụ là điều chưa rõ. Tuy nhiên,
việc bắt giữ thủ tướng có thể sẽ cho thấy một động thái táo bạo của chủ
tịch nước trong việc chứng minh ý định loại bỏ một chính phủ tham nhũng
của ông.
Mặt khác, nếu có một dàn xếp giữa hai nhà lãnh đạo, người ta có thể
mong đợi một sự chia sẻ quyền lực nhiều hơn và nhiều củng cố đến chính
phủ của chủ tịch Sang cùng những người ủng hộ ông, tất cả đều được dấu
trong vỏ bọc của việc gia tăng trách nhiệm. Khi chắc chắn là chủ tịch
nước sẽ đòi hỏi các nhượng bộ, vai trò trong chính phủ và trong đảng của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị suy yếu nghiêm trọng, chưa kể đến việc
thủ tướng sẽ lo sợ phải đối diện với một cuộc đảo chính. Bởi vì, trong
nỗ lực duy trì kiểm soát đất nước, đảng Cộng sản sẽ sớm hy sinh vị trí
của thủ tướng hơn là phải chịu đựng tai tiếng của một cuộc tranh dành
nội bộ từ công chúng.
Một vấn nạn có tính thể chế
Bất kể kết quả như thế nào, chắc chắn rằng cái gọi là cuộc đấu tranh
dành trách nhiệm này sẽ chẳng giúp ích gì cho người dân Việt Nam, những
người vốn mang số phận không có khả năng thay đổi. Cuộc đấu tranh quyền
lực chỉ đơn giản là một cuộc đấu tranh quyền lực, không hề là một cuộc
đấu tranh sản sinh từ nhu cầu tuyệt vọng để cải cách Việt Nam. Cuộc đấu
tranh này không phải là một loại mang lại lợi ích gì cho quần chúng,
ngoại trừ những gia đình và bạn bè của các cá nhân có quyền lực. Đấy
thực sự là một cuộc đấu tranh của giai cấp cai trị, không phải là những
người vô sản, và khi mọi thứ đã qua đi, chuyện đâu cũng sẽ lại vào đấy
như cũ.
Chẳng phải các cá nhân, nhưng chính bản thân thể chế cần phải thay
đổi. Mặc dù Đảng Cộng sản ngày nay chỉ còn trên hư danh, nhưng tổ chức
này khét tiếng vì sự thiếu minh bạch của mình, vốn đã là nguyên nhân đưa
Việt Nam vào đi con đường thảm họa tài chính này. Tham nhũng và quản lý
yếu kém vẫn còn được che dấu cho đến khi đã quá muộn, khi một thiểu số
giàu có có thể lẩn trốn để thành phần đa số bị bỏ lai với túi nợ. Một hệ
thống dung dưỡng bảo trợ cho phép người nhà và phe đảng gặt hái những
lợi ích của việc có được người của mình vào được những vị trí cao, thay
phải có những người xuất sắc cho công việc.
Một sự thay đổi trong giới lãnh đạo sẽ không không giúp được gì nhiều
trong việc sửa chữa những vấn nạn đã gây tai họa cho Việt Nam hiện nay.
Tham nhũng và quản lý yếu kém không phải là căn nguyên của cơn bệnh
Việt Nam, nó chỉ là một triệu chứng. Căn nguyên đã, đang và vẫn là Đảng
Cộng sản và khả năng hoạt động mà không bị trừng phạt của họ. Một sự
thay đổi trong giới lãnh đạo phải đi theo một sự thay đổi trong chính
phủ và chính sách của chính phủ.
Một cái nhìn thứ hai
Trong gần bốn thập kỷ qua, dù trong nghèo đói hay thịnh vượng, đảng
Cộng sản Việt Nam đã mang lại ổn định. Trong những ngày đầu khi hệ tư
tưởng chi phối các công việc của đất nước, người dân bị nghèo, đói. Tuy
nhiên, bởi vì nghèo đói, họ đã quá bị phân tâm khỏi những thách thức đến
đảng. Khi đất nước phát triển, người dân chứng nghiệm một sự thức tỉnh
của các loại - đại để là nếu có một chút may mắn và một ít chăm chỉ làm
việc, họ có thể trở nên giàu có, hoặc ít nhất là tốt hơn hơn so với ngày
hôm qua.
Đảng đã nhận công lao về phần mình cho sự thành công này và gây ấn
tượng lên người dân về các công việc giúp nước của mình . Đảng là tốt
cho Việt Nam. Bất cứ điều gì đảng đã thực hiện hoặc đã tham dự, dù đúng
hoặc không đúng, đã đưa đất nước ra khỏi đói nghèo đến thịnh vượng.
Không ai có thể phàn nàn miễn là đất nước tiếp tục khởi sắc. Nhưng bây
giờ, khi nền kinh tế chậm lại và ngày càng suy giảm đầu tư từ nước
ngoài, những người chỉ vừa đủ ăn đủ mặc nhìn vào các nhà lãnh đạo của
mình bằng một con mắt phê phán.
Mặc dù suy thoái kinh tế và cuộc tranh giành quyền lực đã cung cấp
một cánh cửa cho người dân để đòi hỏi thay đổi thực sự trong chính phủ,
trong xã hội Việt Nam, đảng vẫn quá gắn bó với nhau khiến không thể cứ
đơn giản ngã ra và mai một. Trong tất cả các khả năng, thay đổi đầu tiên
sẽ đến từ bên trong đảng chứ không phải từ bên ngoài, nhưng sự thay đổi
này có mang lại lợi ích gì cho người dân hay không vẫn còn là một câu
hỏi.
Với hơn 60% dân số Việt Nam sinh ra sau chiến tranh Việt Nam, đây là
những người sinh ra trong các gia đình từng qua những khó khăn nhất của
việc kiếm miếng ăn hàng ngày. Hiện nay, chính những người này, nhiều
người trong số đã có gia đình của riêng mình, phải đối mặt với một thách
thức hoàn toàn khác - việc leo lên các nấc thang xã hội, một cuộc vươn
lên không thể đạt được trong một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Họ đã
từng nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng nay lại đang thấy ánh
sáng ấy nhạt nhòa đi vì quản lý yếu kém của chính phủ.
Tựa như cỏ dại, cắt tỉa lớp ngọn sẽ chẳng đi đến đâu, người ta phải
loại bỏ rễ đi. Có lẽ bây giờ là lúc Đảng Cộng sản phải bước sang một
bên.
Nguồn: Asia Sentinel