Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Những câu chuyện thú vị về thủ tướng Đức Philipp Rösler

Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler: "Nước Đức là tổ quốc của tôi" - Vì sao?

Những mẫu đối thoại và vài tấm hình dưới đây có thể lý giải rộng hơn về vấn đề đặt ra. (Th09)
--------

Một anh bạn bên Đức có kể một câu chuyện về ông Rösler rất thú vị. Lúc ông ấy được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế, Rösler đến thăm một cơ sở của Bộ Y tế Đức, nhưng người gác cổng không cho vào! Ông gác cổng hỏi (tôi dịch nôm na): "Mày là ai mà dấm dớ đến đây?" Ông Rösler trả lời tỉnh queo: "Tao là tân Bộ trưởng đây!". Ông gác cổng cười rú lên rồi bảo: "Sao chú mày không bảo ngay là Hoàng đế của China có phải là dễ tin hơn không!" (NVT)


Philipp Rösler"Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào” - Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler phát biểu trước các sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân.

Vài mẫu trả lời phỏng vấn:

Một thiếu niên có thể tưởng tượng sẽ trở thành phó thủ tướng?
- Tôi cảm thấy người Đức chấp nhận sự thật rằng tôi không giống "một người Đức bình thường...Nếu một người con nuôi Đức được làm trong chính phủ Việt Nam thì bản thân người Đức cũng cảm thấy rất thích thú.
Có bao giờ ông ước được giống một người Đức?
- Không, bởi vì tôi là người Đức và luôn cảm thấy mình là người Đức. 
Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới lần đầu tiên trở về Việt Nam?
- Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: "Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra".
Tại sao ông lại muốn là một người Đức hơn những người Đức?
- Tôi không như vậy. Đơn cử như việc đã từ lâu tôi không có cờ Đức trong văn phòng của mình.
Tại sao ông tham gia chính trị?
- Trước hết là để thay đổi điều gì đó, thứ hai đó là công việc thú vị.
Là thành viên theo Đảng FDP có ý nghĩa gì với ông?
- Tự do, trách nhiệm và khoan dung.
Tính cách mà một chính trị gia nên có?
- Dũng cảm và trung thực.
Chính sách đối xử với bên ngoài của ông thế nào?
- Sự thật luôn có sức mạnh hơn lời nói dối, nó chỉ không to tiếng và đi nhanh bằng lời nói dối.
Vì sao ông không đến Sóc trăng trong chuyến đi đó?
- Khi đó, tôi đến Việt Nam với tư cách là một du khách bình thường. Vợ chồng tôi đang thăm quan Châu thổ sông Cửu Long. Hai vợ chồng tôi từng nghĩ rằng Sóc Trăng có lẽ cũng giống như những địa điểm khác mà chúng tôi từng thăm thú.
Vậy liệu ông có ý định làm một chuyến thăm bên lề chuyến thăm chính thức đã được lên lịch?
- Tôi đi thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Kinh tế, một đại diện của giới kinh doanh Đức, chứ không phải là một chuyến đi tìm hiểu quá khứ của bản thân.
Nước Đức là tổ quốc của tôi. Hệ thống dân chủ và thành công của chúng ta (Đức) không chỉ dựa trên nền kinh tế thị trường mang tính xã hội là còn dựa trên một xã hội tự do. Tôi sẽ nhấn mạnh điều này trong chuyến thăm Việt Nam.


"Nước Đức là tổ quốc của tôi" - Nếu không có chiếc nôi của người  Đức cưu mang, nước Đức tạo điều kiện, làm sao anh có thể trưởng thành như ngày hôm nay. Giả sử còn ở Việt Nam, biết đâu chừng có thể là xe ôm, đánh giày...

Ông là người chống cộng, qua tấm hình này?

Tôi nghĩ là không! đơn giản ông là người tôn trọng giá trị tự do dân chủ. Cái lá cờ của một thời không nói lên điều gì về ủng hộ phe này chống phe kia, mặt khác ông không bao giờ quên mình đã được nuôi dưởng ở một trại trẻ mồ côi dưới chế độ VNCH.

Hình ảnh này cho thấy anh là nhà hoạt động chính trí khôn ngoan:
 picture
Chính khách có gốc gác Việt Nam này từng thừa nhận sự liên hệ "hạn chế" với đất nước từng sinh ra ông, tuy nhiên, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông cho biết mình có những cảm xúc đặc biệt


Hình ảnh này cho thấy ông "phải phép" chứ không phải là vinh dự khi nhận bằng Tiến sĩ ở một trường không tên tuổi trên thế giới. Ông nói “Tôi cũng sẽ không được đứng ở đây nếu bố mẹ nuôi tôi không cho tôi ăn học tử tế”


Theo Trần Hùng blog

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"