Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Indonesia là Chìa Khóa để Giải Quyết Các Căng Thẳng tại Biển Đông

Shar Adams
The Epoch Times
U.S. Secretary of State Hillary Clinton (L) shakes hands with Indonesian President Bambang Susilo Yudhoyono (R) before a bilateral meeting at the presidential palace in Jakarta on Sept. 4. Indonesia will be key in helping resolve issues in the South China Sea. (Jim Wwatson/AFP/GettyImages)Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton bắt tay Tổng thống Indonesia Bambang Susilo Yudhoyono. Indonesia được xem là chìa khóa để giải quyết tranh chấp biển Đông . (Jim Wwatson/AFP/GettyImages)
Khi Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton sắp kết thúc chuyến công du 10 ngày Châu Á Thái Bình Dương, Indonesia ngày càng được xem như chìa khóa để giải quyết các căng thẳng tại khu vực Biển Đông.

Indonesia là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Á sau Trung Quốc và là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á. Quốc gia này đã tỏ ra tiên phong tích cực thực hiện việc cổ động các thành viên khác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lập bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hải phận.


"Thiếu bộ quy tắc ứng xử, thiếu quy trình ngoại giao, chúng ta chắc chắn sẽ có thêm sự cố và căng thẳng trong khu vực", ngoại trưởng Indonesia Natalegawa nói trong gặp gỡ với bà Clinton tại Indonesia tuần trước. "Thế nên đây là việc cùng thắng và tính gắn kết thân thuộc - đó không chỉ là việc đúng đắn khi ASEAN liên hợp , mà nó còn là việc khôn ngoan để làm."

Có hơn 15.000 đảo lớn nhỏ và không liền với các nước Đông Nam Á trong đất liền, Indonesia hoàn toàn dựa vào tàu bè để giao thương.

Trông nom một quốc gia có dân đông thứ 4 thế giới, các lãnh đạo của nó quan tâm đến việc duy trì sự ổn định của đường thủy và lãnh thổ. Họ mong muốn đạt được các thỏa thuận cho những vấn đề lãnh thổ như nạn cướp biển, tự do hàng hải, giảm nhẹ và đối phó thiên tai.

Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei, và Philippines đã tranh đấu về chủ quyền lãnh thổ trên các phần của biển Đông từ lâu nay. Chúng lại vừa được làm trầm trọng thêm bởi Trung Quốc, khi quốc gia này đòi thêm chủ quyền của toàn bộ đường thủy Biển Đông.

Thủ đô Jakarta của Indonesia là chủ nhà của Ban thư ký ASEAN, một diễn đàn khu vực có nhiệm vụ phát triển bộ quy tắc ứng xử nhằm đưa ra các hướng dẫn nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Các thành viên ASEAN lại vừa tiếp tục thất bại trong việc đạt được thống nhất cho vấn đề này vào đại hội lần thứ 45 vừa rồi, nguyên nhân được cho là chịu áp lực từ phía Trung Quốc.

Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa vẫn giữ đeo đuổi vấn đề này, và dự thảo ra riêng kế hoạch 6 điểm nhằm bắt đầu xoa dịu căng thẳng trước khi tiến đến các thảo luận về chiến lược giải quyết tranh chấp.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton (L) shakes hands with Indonesian Foreign Minister Marty Natalegawa during a joint press conference at the Ministry of Foreign Affairs in Jakarta on Sept. 3. (Jim Watson/AFP/GettyImages)Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt tay Ngoại trưởng Indonesian Marty Natalegawa tại Jakarta ngày 3 tháng Chín. (Jim Watson/AFP/GettyImages)
Bà Clinton đã gặp ban lãnh đạo của Indonesia và Ban thư ký ASEAN trên đường đến Trung Quốc, trước khi đến Đông Timor và sau đó là Brunei. Trạm dừng cuối cùng của bà là Vladivistock để gặp các lãnh đạo APEC vào cuối tuần này.

"Chúng ta tin rằng các quốc gia của khu vực nên làm việc một cách hợp tác cùng nhau để giải quyết các tranh chấp mà không có sự ép buộc, không có sự hăm dọa và một cách chắc chắn rằng không viện đến sử dụng vũ lực", bà Clinton nói với Ban thư ký ASEAN.

Bà Clinton đến Đông Timor trùng dịp với kỷ niệm 10 năm Đông Timor giành độc lập từ sự chiếm giữ của Indonesia, sau nhiều năm đấu tranh vũ trang. Vào thời gian đó, quân đội thống trị ở Indonesia, nhưng gần đây tổng  thống Susilo Bambang Yudhoyono đã mở đầu cho một chính phủ quyền công dân và dân chủ hơn.

Phát biểu bên cạnh Tổng thống Xanana Gusmao, bà Clinton nói bà cổ vũ cho sự tiến lên của một nền dân chủ nhỏ bé với chỉ hơn 1 triệu dân này. Bà cũng  lưu ý rằng 60% của dân số Timor là dưới tuổi 25 và thông báo chương trình học bổng trị giá 6.5 triệu đô la cho các sinh viên Timor du học bên Mỹ.

Tại Brunei bà Clinton là ngoại trưởng đầu tiên đến thăm vương quốc hồi giáo này. Với dân số dưới nửa triệu người, nhiều dầu mỏ và khí đốt, Brunei là quốc gia giàu có thứ 5 thế giới và là một trong những nơi có tiêu chuẩn sống cao nhất.

Brunei năm sau sẽ là chủ nhà của diễn đàn ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á (East Asia Summit)

Trong một phát biểu ngắn gọn phía sau hội đàm, bà Clinton mô tả Brunei, cùng với Malaysia và Singapore, giữ vai trò quan trọng hỗ trợ cho một giải pháp vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhưng bà nói thêm "Quốc gia đi đầu trong nỗ lực này rõ ràng là Indonesia."

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"