Theo blog Bao Mai
Ngày nay học
trò không còn được nghe ai nhắc tới Ải Nam Quan, chắc các thế hệ sau không hề
biết rằng Việt Nam
ta có một địa danh lẫy lừng làm kẻ thù phương Bắc phải kinh hồn bạt vía vì tội
xâm lược.
Dân tộc nào
cũng có lịch sử của mình, oanh liệt hoặc không oanh liệt và lịch sử đó diễn ra
ở đâu, khu vực nào trên mặt đất, tên là gì. Địa danh lịch sử của mỗi dân tộc
chỉ là nơi đã xảy ra những biến cố quan trọng liên quan đến sự mất còn của cả
dân tộc đó. Địa danh lịch sử thông thường ở trên lãnh thổ của Quốc Gia mà dân
tộc đó thủ đắc mà hiếm khi ở ngoài lãnh thổ trừ khi có cuộc chiến được mở ra và
tiến hành ở nước ngoài.
Ở phía Bắc,
nước ta luôn bị kẻ thù truyền kiếp lấn lướt và xâm lấn mà hầu như chưa lần nào
quân ta xâm lấn nước Tàu, nhưng biên giới 2 nước có những địa danh đã ghi vào
lịch sử anh dũng quật cường của tổ tiên, cha ông ta với biết bao xương máu đã
đổ ra để giữ gìn và bảo vệ nó. Những Ải Nam Quan, Ải Chi Lăng, sông Bạch Đằng,
Gò Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi … là những cái tên đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi
người dân Việt từ tuổi ấu thơ. Người Việt nào mà không biết nước mình trải dài
từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu ? Ải Nam Quan nằm ở cực Bắc tỉnh Lạng Sơn.
Hận
Nam
Quan, Hoàng Cầm
Con yêu quý, chớ
xuôi lòng mềm yếu,
Gác tình riêng
vỗ cánh trở về Nam.
Con về đi, tận
trung là tận hiếu,
Đem gươm mài
bóng nguyệt dưới khăn tang,
Nếu Trời muốn
cho nước ta tiêu diệt
Thì lưới thù sẽ
úp xuống đầu xanh.
Về ngay đi, rồi
chí nguyện công thành.
Nghĩ đến cha một
phương trời ảm đạm,
Chỉ nghiến răng
vung kiếm quét quân thù,
Trãi ! Con ơi,
tương lai đầy ánh sáng,
Cha đứng đây
trông suốt được ngàn thu ...
………………..
Nghe cha
nói tương lai đầy ánh sáng
Khiến lòng con
bừng tỉnh một cơn mê.
Quỳ lạy cha, cha
lên đường ảm đạm,
Rời Nam Quan,
theo gió con bay về.
…………………………………………
Ôi ! Sung
sướng, trời cao chưa nỡ tắt,
Về ngay đi, ghi
nhớ hận Nam Quan.
Bến Kim Lăng cho
đến ngày nhắm mắt,
Cha nguyện cầu
con lấy lại giang san.
Nguyễn Trãi khóc
cha là Nguyễn Phi Khanh tại ải Nam Quan
Trên đây là
một đoạn trong vở kịch thơ Hận Nam Quan của Hoàng Cầm, đoạn đối thoại giữa
Nguyễn Phi Khanh và con là Nguyễn Trãi đáng lưu ý nhất, khơi dậy lòng yêu nước
của mỗi công dân trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử mà ngày trước
trong sách giáo khoa bậc tiểu học, học sinh đều được học ; còn ngày nay
lòng yêu nước của con dân đã ở cao độ không cần phải khuyến khích hay nhắc nhở,
nhiều khi người ta còn phải lấy sức mạnh đè xuống nữa, sợ nó bùng phát thì hỏng
việc lớn ! Yêu nước cũng không có quyền biểu lộ, yêu tích cực quá có thể
bị đi tù. Sang thế kỷ 21, các quan niệm cổ truyền chính thống giờ đã thay đổi,
phải thành trái, đúng thành sai, luân thường đạo lý là rào cản cho tiến bộ,
những hành vi đồi bại được công khai hoá và trâng tráo ngạo nghễ trước công
chúng, không còn biết xấu hổ, được coi như chuyện bình thường !
Trước đó Thi
Hào Nguyễn Du khi đi sứ sang Tàu về đã làm nhiều bài thơ trong đó có bài Trấn
Nam Quan (đi ngày 06/04 Quý Dậu tức ngày 06/05/1813 và về ngày 29/03 Giáp
Tuất tức 18/05/1814)
Trấn Nam Quan
"Lý Trần cựu sự yểu nan
tầm,
Tam bách niên
lai trực đáo câm (kim).
Lưỡng quốc bình
phân cô lũy diện,
Nhất quan hùng
trấn vạn sơn tâm.
Địa thiên mỗi vị
truyền văn ngộ,
Thiên cận tài
tri giáng trạch thâm..
Đế khuyết hồi
đầu bích vân biểu,
Quân thiều nhĩ
bạn hữu dư âm".
(bản dịch của Đỗ Văn Hỷ, tr279, sách Địa Chí Lạng Sơn) :
Lý-Trần việc cũ dấu phai mờ
Năm đã ba trăm
kể đến giờ
Muôn núi ải quan
nằm chính giữa
Một thành
Hoa-Việt vạch đôi bờ
Trời đất mới
biết ơn sao nặng
Đất hẹp xui nên
chuyện hoá ngờ
Mây biếc quay
nhìn nơi cửa khuyết
Nhạc Thiều văng
vẳng tiếng xa đưa.
Bài thơ này
chứng tỏ Trấn Nam Quan đã thuộc nước ta từ thời Lý-Trần và đã có cách đó
(lúc Nguyễn Du đi qua) khoảng 300 năm tức là khoảng năm 1513. Bài thơ nói lên là
Trấn Nam Quan có trước thời Gia Tĩnh Triều Minh (1522-1560). Ngoài ra nó còn
cho ta biết, bức tường thành của Ải này chính là biên giới phân cách Việt Hoa
vào thời đó.
(Theo Trịnh Quốc Thiên).
Bản lần thứ 6năm 1972
vẫn còn ghi ải Nam Quan
Dĩ nhiên nói
về Ải Nam Quan thì có nhiều người đã tìm hiểu trong các sách vở cổ kim, trên
những bản đồ còn lưu lại, ở các sách vở, văn khố và thư viện và còn đi đến tận
nơi xem xét thực địa và đều nhận ra cái Ải Nam Quan này (tùy theo thời kỳ có
tên khác nhau) nay đang nằm trên phần đất do Tàu kiểm soát, còn biên giới
lại lùi về phía Việt Nam ít nhất là 100 m cách xa cột mốc số 18 từ thời Pháp thuộc mà đã bị phía Tàu ủi mất, rồi sau này
được dựng lại đặt tên là cột mốc số 0 ! Xin lưu ý là chưa rõ ở các
chỗ khác, các cột mốc có bị lùi sâu vào lãnh thổ Việt Nam hay không ?
Biên giới 2 nước dài cả ngàn cây số. Riêng tại Cao Bằng, thác Bản Giốc trước
thuộc Việt Nam, nay TC đã chiếm giữ và xây dựng thành khu Nghỉ mát và du lịch
hùng vĩ ! Phía Việt Namnay chỉ có thể đứng bên này ngửa mặt nhìn lên đỉnh thác để hít hà vì sau 1979
nó đã bị Tàu nuốt gọn.
Nhưng đó chỉ
là hiện trạng biên giới, còn về mặt công khai, không có một văn kiện nào được
chính thức công bố, cả phía Tàu và phía ta. Nhà nước đã thúc đẩy việc cắm mốc
biên giới phải xong trước ngày 10/12/2008 nhưng nội dung Hiệp Định và bản đồ
phân định biên giới nhân dân Việt Nam không hề được tham khảo hoặc ít
nhất cho biết nội dung nó ra sao. Nhà nước lo hết ! Không rõ biên giới
với TC có tiến dần tới ranh giới Thủ Đô Hà Nội mới hay không?
Địa danh Ải
Nam Quan đã được chôn kỹ trong lòng đất và có thể con cháu ta sẽ nói nước ta
trải dài từ Hà Nội tới Cà Mâu.
Vẫn biết biên
giới là vấn đề phức tạp vì vừa hiểm trở, hoang vu, vừa là nơi giao lưu gần
gũi giữa người dân 2 nước, trai gái lấy nhau sinh con đẻ cái, có họ hàng ở cả 2
bên, nhưng địa giới thì nhà cầm quyền và nhân dân không thể không
biết. Lại nữa trải dài theo thời gian những can qua tranh chấp liên tục ai có
quyền lợi mà không hiểu cái gì là của mình cái gì là của người kia. Nếu có sự
điều chỉnh nào ở trong những tình thế bất khả kháng bị mất chỗ này chỗ kia cũng
phải báo cáo cho nhân dân, người chủ đích thực và muôn thủa của đất nước biết
để cùng nhau tìm ra giải pháp chớ không thể ém nhẹm, vụng trộm để gia tài của
tổ tiên lọt vào tay kẻ khác được, chưa kể còn phát sinh thêm vấn đề Biển Đông,
nó sẽ mở ra những nỗ lực đấu tranh lâu dài đòi hỏi sự góp sức kể cả xương máu của
toàn dân tộc mới có cơ dành thắng lợi ./.
Chu
Trinh