Thế là tròn một năm,tôi ra khỏi nhà tù nhỏ với hình phạt quản chế còn
đeo đẳng. Đi đâu,làm gì cũng phải xin phép, báo cáo với công an. Các
bạn thử hình dung xem tôi đã được tự do chưa? Hay đang bị hành xử một
cách khắc nghiệt, tệ hại trong cái nhà giam lớn. Trong thâm tâm, bản án
nhân danh nước CHXHCNVN đã tuyên với tôi chẳng có giá trị gỉ.Bởi nó thể
hiện sự tàn bạo và ngu dốt của một chính thể lưu manh,độc tài. Nhưng nó
lại là công cụ hữu hiệu để cho cái gọi là “Cơ quan chức năng”thực thi
những thủ đoạn hèn hạ,bỉ ổi với tôi và những nhà đấu tranh đòi tự do dân
chủ…
“Trói người ta lại rồi bảo bay lên”. Đây là cách đánh giá của cố nhà
văn Nguyễn minh Châu về sự hành xử của nhà nước cọng sản việt nam với
người dân.Hay nói như nhà thơ Anh Ngọc “Những xiềng xích phết mầu sơn
đạo đức”đã được vận dụng hầu như phổ biến trong việc quản lý xã hội Việt
nam suốt một thời gian dài.Và nay cách hành xử trơ tráo ấy vẫn được nhà
cầm quyền thường xuyên áp dụng.Thực sự họ đang giết người không dao.
Tôi bị bắt đang khi đi lấy tư liệu để viết bài tại một nhà trọ ở quận
Hà đông, thành phố Hà nội. Mọi vốn liếng tài sản đều bị chúng cướp phá
thất thoát hết. Ra nhà tù nhỏ với hai bàn tay trắng và bị đày lên một
huyện miền núi hừng hực gió lào của tình Nghệ an. Cái nơi mà hơn hai
mươi năm trước tôi đã phải nói lời giã biệt sau khi cùng với anh Đặng
văn Ký viết xong thiên phóng sự văn học “Đôi bạn tù”. Lần ấy tôi cũng
phải vào tận Đắc lắc để lánh nạn bởi bộ nội vụ (tức bộ công an bây
giờ)đã can thiệp vào nhà xuất bản Thanh niên về nội dung cuốn sách của
chúng tôi. Sau này anh Hoàng Phong, giám đốc nhà xuất bản phải đưa bàn
thảo vào tận Sài gòn đổi thành tiểu thuyết mới in ra được.Cũng viết về
nội dung câu chuyện bị tù oan uổng của giảng viên đại học Nguyễn sĩ Lý
trong vở kịch “Hai ngàn ngày oan trái”mà cả nhà Lưu quang Vũ và Xuân
Quỳnh phải chết thảm khốc.Ngay từ hồi ấy, chúng tôi đã không phân biệt
được đâu là công an, đâu là côn đồ du đãng trong cách hành xử của chính
quyền. Đành phải chọn giải pháp “Tránh voi không xấu mặt nào”để mong
thoát hiểm, tồn tại.
Phải thuê nhà ở ít nhất là ba năm thì chính quyền mới khôi phục hộ
khẩu và làm giấy chứng minh thư lại cho. Đấy là điều kiện đầu tiên tôi
được ưu tiên phải làm. Và tròn một năm nay chính quyền cũng chỉ quan tâm
tới tôi có vậy. Còn việc giám sát tôi thi hành hình phạt quản chế thì
khá chu đáo. Vài ba ngày lại có các chú an ninh đến nhà hỏi thăm “sức
khỏe”và công ăn việc làm. Nhất là những hôm có tin Hà nội,Sài gòn chuẩn
bị biểu tình thì các chú đến suốt. Phải tiếp các chú trong tâm trạng
cảnh giác thường trực thì mệt ơi là mệt. Các cuộc viếng thăm của các chú
thường kéo dài và tôi phải chịu đựng thời gian mang không khí ngột ngạt
đó. Hàng ngày, tôi đi đâu, làm gì, họ đều cho người canh chừng biết
hết, vậy mà còn bày trò vào tận nhà hỏi thăm như thể quan tâm lắm thì có
phải đó là “Những xiềng xích phết mầu sơn đạo đức” không kia chứ.
Tôi còn sống và viết ra được những lời này các bạn thấy có lạ không?
Vâng! Xin thưa: Nếu không có sự thương yêu đùm bọc của anh em bạn bè và
bà con khắp nơi…Thì có lẽ tôi phải sang thế giới bên kia từ lâu vì hình
phạt quản chế hà khắc của chính quyền. Có ai bị chặn hết đường sống mà
tồn tại được không? Trường hợp của tôi đâu phải cá biệt. Nhiều anh em
đấu tranh đòi tự do dân chủ trong nước hẳn cũng lâm vào hoàn cảnh như
thế. Có người tìm cách trốn ra nước ngoài xin tị nạn chính trị để mưu
cầu sự sống là chính đáng thôi.
Xin đừng nghĩ họ ham sống sợ chết. Họ cần phải tồn tại để tiếp tục
đấu tranh. Dù họ ở đâu, làm gì nhưng có lòng yêu nước đều tốt cả. Tôi
thường thiển nghĩ như vậy và hoàn toàn thông cảm với biện pháp cực chẳng
đã ấy.
Vẫn tồn tại và tiếp tục đấu tranh cho sự tiến bộ của đất nước và dân
tộc, thực hiện lý tưởng mà mình ấp ủ thì còn gì hạnh phúc hơn. Tuy phải
đối mặt với nhiều khó khăn nguy hiểm do cái ác mang lại nhưng trái tim
đã sáng ngời chân lý. Chân trời mới mà đất nước, dân tộc phải đi tới đã
ló rạng. Đó là nhận thức và niềm tin để tôi và nhiều người khác vững
bước. Việc phải đối mặt với những khó khăn,nguy hiểm trong thời điểm
hiện nay hoặc kéo dài thêm một thời gian nữa là đương nhiên.Làm một cuộc
cách mạng cơ mà, nó phải có gian nan và thử thách chứ, ai cũng hiểu
không hề đơn giản một chút nào và cần phải chấp nhận. Đôi khi cũng phải
xem đấy là chuyện nhỏ để vượt lên tâm lý sợ hãi mà không ít người đang
mắc phải.
Ba trăm sáu mươi lăm ngày trong vòng quản chế đã đi qua với không ít
lo toan, nhọc nhằn.Các chú an ninh giám sát, canh chừng tôi đã trở nên
quen mặt.Cây cối trong vườn mùa nào thức ấy cứ thản nhiên đơm hoa kết
trái. Điều đó cũng giải thích cho các chú an ninh phần nào hiểu được sự
tồn tại có vẻ phi lý của tôi. Âm mưu bao vây cấm vận, nhằm cô lập tiêu
diệt tôi của các chú hình như không thực hiện được. Sự bất lực đã thể
hiện trong thái độ các chú mỗi khi được lệnh phài tiếp cận tôi. Nhất là
khi các chú rút trên mạng xuống những bài thơ tôi viết. Có chú bực bội
“Anh vẫn viết à?”.
Tôi trả lời: “Trời bắt tôi phải viết”. Có chú thừa nhận: “Những điều
anh viết là đúng với thực tế xã hội ta, chúng tôi chỉ muốn biết anh gửi
lên mạng bằng cách nào thôi…”. Tôi bấm bụng cười thầm: “Ai lại hỏi thế
trong thời bùng nổ thông tin này”. Tôi chỉ cần đọc thơ của mình khoe với
bạn bè qua điện thoại là được xuất bản ngay nếu tác phẩm ấy có chất
lượng nghệ thuật. Các chú không hiểu điều đó sao?
Tôi là nạn nhân của các thủ đoạn đàn áp, khủng bố, tra tấn của công
an cộng sản việt nam trong suốt thời gian bị đày đọa trong nhà tù nhỏ.
Tội ác của họ thật là rùng rợn và ghê tởm. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý
với Huỳnh thục Vi là không muốn kể lại cho người khác biết. Mỗi lần kể
ra là thêm một lần đau đớn và khiến cho người khác sợ hãi. Đây cũng là
thái độ khoan dung đúng mực của những trí thức yêu nước mà các chú an
ninh, công an cần biết. Bởi chúng tôi hiểu các chú cũng là con dân đất
Việt. Đừng tưởng chúng tôi là những người yếu đuối, hèn nhát mà càng lúc
càng tàn ác thêm.Các chú cũng chỉ là nạn nhân của chế độ này. Tôi nhớ
câu nói của nhà văn Nam Cao:
- Khổ mà không biết khổ mới là người khổ.
Không phải bây giờ tôi bị quản chế mà mới thấy mình khố. Tôi và nhiều
người khác đã nhận biết cái khổ từ khi đáng cộng sản nắm được chính
quyền cơ. Chỉ thương hại các chú hàng ngày gây tội ác với nhân dân mà
không biết đằng sau đó là nỗi khổ ghê gớm của bản thân và gia đình đang
phải chịu đựng. Nhân tròn một năm ra tù sống trong vòng quàn chế, không
hiểu sao tôi lại suy nghĩ nhiều về những kẻ đang hành hạ mình. Mong là
câu nói của nhà văn Nam Cao tôi trích dẫn trên đây sẽ thức tỉnh họ…
Ngày 30/8/2012.
T.Đ.T.
—————————————
“Điều Chưa Biết” của Trần Đức Thạch
Trong số 13 anh em bị bắt mới đây, có 4 người quê ở Quỳnh Vinh –
Quỳnh Lưu – Nghệ An. Trước đó ở Huyện có họ Hồ nổi tiếng này cũng có một
nhà thơ bị bắt vì làm thơ, tha thiết với quê hương tổ quốc. Đó là anh
Trần Đức Thạch, người xã Quỳnh Ngọc – Huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An. Thanh
Niên Công Giáo xin đăng bài thơ “Điều Chưa Biết” của Nhà thơ, nhà đấu
tranh cho dân chủ đã từng bị kết án 3 năm rưỡi và được đặc xá với lý do
trọng bệnh nhân dịp 2/9 năm rồi. Anh là người tù bất khuất kiên trung và
luôn tin tưởng vào công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam dự do và
dân chủ. Kể cả tin vào những điều chưa biết nhưng tất yếu sẽ đến:
ĐIỀU CHƯA BIẾT
Là con tàu, bánh sắt nghiến đường ray
Chấp nhận không chạy đường nào khác
Là cá, chấp nhận làm mồi cho loài cá lớn hơn
Là cỏ bị đè dưới đổ nát bê tông
Chấp nhận leo queo trắng thân bễu đot
Chim bị nhốt lồng đói no cũng hót
Chấp nhận quên dần trời xanh bao la
Chấp nhận không chạy đường nào khác
Là cá, chấp nhận làm mồi cho loài cá lớn hơn
Là cỏ bị đè dưới đổ nát bê tông
Chấp nhận leo queo trắng thân bễu đot
Chim bị nhốt lồng đói no cũng hót
Chấp nhận quên dần trời xanh bao la
Vang một bài ca!
Chấp nhận đi vào đoạn kết
Còn tôi ư? Tôi ư?
Chấp nhận được những gì
Chưa biết …
Chấp nhận đi vào đoạn kết
Còn tôi ư? Tôi ư?
Chấp nhận được những gì
Chưa biết …
(Điều chưa biết này chính là ý của Đấng tối cao)
———————————
———————————
Theo như Diễn Đàn Công Nhân được biết: Nhà thơ Trần Đức Thạch cuộc
sống đang gặp muôn vàn khó khăn, anh hiện đang bị bệnh đau cột sống,
cộng thêm nhiều thứ bệnh khác đeo mang từ khi còn ở trong tù, cho nên
không thể làm lụng được. Nhất là hiện nay anh còn đang bị quản chế.
Với tinh thần ” lá lành đùm lá rách”, Diễn Dàn Công Nhân xin gởi đến
quý đồng bào, đồng hương lời kêu gọi giúp đở đến Nhà thơ Trần Đức Thạch –
một tù nhân lương tâm với nhiều bệnh tật còn đang bị quản chế. Sự giúp
đở của quý vị là niền an ủi rất lớn chẳng những đối với anh, mà còn là
niền an ủi chung cho những ai đang dấn thân chẳng mai gặp lúc khốn cùng.
Địa chỉ liên lạc: Trần Đức Thạch
Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0167 915 4053
Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0167 915 4053
Nguồn: Diễn Đàn Công Nhân gửi đăng