Trong
cuộc chiến Việt Nam, có trên một ngàn quân nhân Mỹ được xếp vào dạng tù
nhân chiến tranh (POW) hay mất tích trong khi làm nhiệm vụ (MIA). Nói
một cách tổng quát, thì những người mất tích, bị giết, hay bị bắt phần
lớn do lực lượng Bắc, Việt Nam.
Robert Beckhusen kể lại trong “Cuộc Chiến Buồn Tẻ”, có những quân
nhân Mỹ bị bắt hoặc mất tích khi máy bay của họ bị bắt rớt ở trong hoặc
gần không phận Trung Quốc. Vai trò của Bắc Kinh trong cuộc chiến này đã
trở nên rất rõ khi NSA công bố những những dấu hiệu tình báo (SIGINT) từ
Việt Nam và Đông Nam Á.
Thí dụ, vào ngày 20 tháng Chín năm 1965, Đại úy Philip E.Smith thuộc
Không lực Mỹ vô tình bay lạc vào vùng trời của đảo Hải Nam, Trung Quốc,
do những phương tiện hoa tiêu trong máy bay ngừng hoạt động. Một đám mây
khổng lồ dầy đặc bao phủ đã làm anh mất phương hướng, MiG -19 của Trung
Quốc đuổi theo, và bắn rớt máy bay của Philip bởi vi phạm không phận
Trung Quốc.
Theo bản báo cáo của NSA SIGINT thu nhận được từ hệ thống liên lạc
của Trung Quốc ngụ ý: Bắc Kinh biết rõ danh tính của chiếc máy bay đã bị
bắn rơi và bắt được phi công của nó. Nguồn tin khác viết: “Vào ngày 20
tháng 9 năm 1965, Không lực của Hải quân Trung Quốc đã bắn hạ một máy
bay F-104 của đế quốc Mỹ khi xâm phạm vào vùng trời Haikou, đảo Hải Nam,
bắt sống viên đại úy phi công Mỹ.”
Một sự cố khác, MiGs của Trung Quốc đã được khen thưởng vì bắn hạ
được máy bay Mỹ và bắt sống trung úy Terrence M. Murphy cùng với một phi
công thứ hai nhưng tên của viên phi công này bị xóa bỏ.
Máy bay Mỹ đã bắn hạ một máy bay MiG Trung Quốc trước khi nó lao
xuống vùng biển không rõ tọa độ, số phận của cả hai phi công đều không
rõ.
Vào thời gian đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ
ngoại giao bởi vì Mỹ chỉ nhìn nhận Đài Loan là chính phủ hợp pháp của
Trung Quốc. Riêng điều này đã làm cho cuộc đối đầu không thể tránh khỏi.
Mỹ đã gặp vô vàn những khó khăn cho việc thương lượng về những quân
nhân Mỹ bị giam giữ, từ đó đã đưa Mỹ và Trung Quốc vào mối quan hệ hận
thù.
Mỹ dấn thân vào chiến tranh Việt Nam với một phần của mục đích là
chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào một đất nước đã quá chín muồi
cho cộng sản chiếm giữ. Có lẽ, cuộc đối đầu trực tiếp là không thể nào
tránh khỏi.
Trong một bản phân tích của cả hai sự cố, NSA đã tiết lộ vào ngày 11
tháng 12 dưới tựa đề: “Bắn hạ máy bay Mỹ trên đảo Hải Nam.” Bản tường
thuật viết rằng: “Có đến 10 CHICOM chiến đấu cơ (bị biên tập) phản ứng
lại một phi cơ xâm phạm đảo Hải Nam. (bị biên tập).. nhằm để bắn hạ
những kẻ thù xâm lược.”
Bản báo cáo cũng đề cập đến vụ bắn rớt máy bay là khởi đầu của một
chính sách đã có từ trước, có thể đó là dấu hiệu của Trung Quốc chủ động
quyết tâm chống lại những chính sách của Mỹ trong vùng.
Theo bản tường thuật có tên “Cộng sản Trung Quốc bắt quân nhân Mỹ tại
Lào, tường thuật của người tỵ nạn Lào.” Khi Trung Quốc bắt đầu đóng vai
trò chủ động chống không lực của Mỹ trong vùng, thì Bắc Kinh đồng thời
bắt quân nhân Mỹ trên đất Lào.
“Trung Quốc Đỏ trở lại Shwe Hsaing, ((B)) Lào, và đóng quân tại một
địa điểm cách Shwe Hsaing 6 dặm. Được tường thuật rằng (B percent Red)
Trung Quốc Đỏ từ vị trí đóng quân (B percent capture) đã bắt hai quân
nhân Mỹ.”
NSA đã sưu tầm tài liệu từ trên 7.5 triệu bản báo cáo trong những năm
đầu của thập kỷ 1990s “giúp giải quyết vấn đề tù nhân chiến tranh, và
mất tích trong khi làm nhiệm vụ.”
Cơ quan đã bắt đầu công bố một kho gồm 1,600 tài liệu vào những tháng
tới, trong đó 170 tài liệu đầu tiên vừa công bố ngày 11 tháng 12.
Lược dịch từ: Newly Released NSA Documents Show That China Captured
American Soldiers During the Vietnam War, by Jeremy Bender, Dec. 15,
2014,
Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt