Cuối cùng thì Putin phải đối mặt với hai kẻ thù mà ông ta không thể bắt nạn hay đánh bom: tiền tệ toàn cầu và thị trường đầu tư.
Hàng loạt sự kiện diễn ra thật bẽ bàng, đồng ruble đã mất hơn một nửa
giá so với đồng dollars trong năm nay. Chỉ riêng ngày thứ Ba, nó đã
giảm hơn 20% so với dollars. Trị giá của đồng ruble vẫn chìm xuống đáy
mặc dù ngân hàng trung ương Nga đã nâng lãi suất cao đột ngột vào giữa
đêm thứ Hai.
Kinh tế Nga đã kiệt quệ, cảm ơn cuộc cấm vận của Phương Tây sau khi
Nga cưỡng chiếm Crimea và xâm lược Đông Ukraine, cảm ơn giá dầu thô đang
lao xuống theo chiều thẳng đứng (xuất khẩu chính, và là nguồn của đồng
ruble). Giờ đây, chỉ qua một đêm, lãi suất phải nâng lên 17%, nhưng nền
kinh tế Nga không còn đường nào khác ngoài việc lao vào một giấc ngủ
đông. Thứ Ba, ngân hàng trung ương Nga nói đến một nền kinh tế hai ngàn
tỷ dollars để duy trì độ phát triển 4.5% vào năm tới.
Một cuộc xoay chiều ngoạn mục! Trong vài năm qua, kinh tế toàn cầu,
những định chế quốc tế, những cường quốc đã gần như không làm gì để
chống lại nước Nga của Putin khi nó đi tìm kiếm thanh danh, quyền lực,
thịnh vượng, cộng lực ở những lãnh thổ khác.
Phương pháp quản trị quốc gia của Putin là kết hợp bắt nạt kẻ yếu,
bất chấp (Tây Âu, Mỹ), can thiệp vào nước láng giềng (Ukraine, Georgia),
tước đoạt nguồn tài nguyên (Ukraine, Đông Âu), giành được quyền tổ chức
những sự kiện thể thao trọng đại bằng những hứa hẹn đầu tư lớn
(Olympics Mùa đông 2014, Cup Bóng đá Thế giới 2018), tạo ra những mối
quan hệ hào nhoáng bằng cách dâng tặng giá tài nguyên rẻ mạt (Trung
Quốc), cho phép phe cánh, đầu sỏ vơ vét một lượng tiền mặt lớn đổ vào
bất động sản và ngân hàng (Anh, Thổ, Hy Lạp.)
Nhưng không dễ gì khuất phục được thị trường tiền tệ. Nó không diện
mạo, không xót thương ai, và nhanh nhạy. Mỗi ngày, nó đưa ra những lời
phán xử cho mỗi triều đại trên thế giới. Đồng ruble của Nga không chỉ
làm cho gương mặt Putin trở nên nhếch nhác, mà nó còn gây ra ảnh hưởng
thực sự và ngay lập tức trong mỗi gia đình Nga. Nó tăng lạm phát, bởi vì
cần đồng ruble để nhập khẩu. (Tỷ lệ lạm phát mỗi năm của Nga vào tháng
Mười một là 9%, của Mỹ là 2%). Lạm phát làm mất giá trị của đồng tiền
tiết kiệm. Lạm phát làm đời sống trở nên khốn khó hơn. Lạm phát ban tặng
cho người nước ngoài mua được quyền lực.
Điều quan trọng nhất cho cánh hẩu của Putin, lạm phát ngăn cản mọi
khả năng của mỗi cá nhân tìm cách chuyển tiền ra khỏi đất nước.
Khi người ta kiếm được nhiều tiền tại Nga, việc đầu tiên họ làm là
chuyển ngay đồng ruble thành dollars hay euros, rồi dùng dòng tiền này
mua căn hộ ở New York hay London. Họ làm như vậy khi mọi việc diễn ra
tốt đẹp, nhưng khi tình thế xấu đi, những hoạt động này phải trả một giá
đắt được biết đến như là một cuộc “chảy máu tiền tệ.” Trước khi đồng
ruble suy sụp, một khoảng tiền ruble tương đương 124 tỷ Mỹ kim đã biến
mất chỉ trong tháng Mười một, theo ngân hàng trung ương Nga.
Những vấn đề của tiền tệ là những vòng xoay, tự nó sinh ra những động
lực riêng. Khi nền tảng của kinh tế bị lung lay, như đang xảy ra ở Nga
hôm nay, bởi sự kết hợp của giá dầu thô giảm và cuộc cấm vận được áp đặt
sau khủng hoảng Ukraine, thì đồng tiền Nga đã yếu đi trông thấy. Điều
này khuyến khích cả người nhiều và ít tiền tìm cách chuyển đồng ruble
mất giá của họ qua ngoại tệ. Chảy máu tiền tệ trở nên nghiêm trọng hơn
khi quá nhiều người muốn đổi đồng ruble thành dollars cùng một lúc,
người nắm giữ dollars sẽ tăng giá.
Thị trường và trao đổi đều rất nhạy cảm và gây thêm thương tổn cho
điểm yếu này. Khi những cố gắng tuyệt vọng của chính phủ nhằm cứu vãn
tình thế – ngân hàng trung tâm nâng lãi suất, hoặc can thiệp vào thị
trường bằng cách tung ra một lượng ngoại tệ dự trữ để mua đồng ruble –
nhưng vô dụng.
Đó là tất cả những gì chính xác đã và đang xảy ra trong mấy tuần qua.
Đặc biệt sự kết nối của hàng rào quỹ, những định chế tài chính, những
nhà đầu tư, công ty, các ngân hàng trung ương đã làm thay đổi toàn bộ
thị trường ngoại hối để chống Putin. Họ không trừng phạt Nga, bởi vì họ
không thích vị trí địa chính trị của Nga. Họ làm những việc đó bởi vì họ
không thích khuynh hướng muốn lãnh đạo cả những giá trị tương đương của
đồng ruble.
Đây là một thí dụ rõ ràng về hoạt động thị trường ở một dạng chức
năng mà chính phủ không thể làm gì được. Thị trường tiền tệ không cùng
một câu trả lời cho sự khuyết khích hay sợ hãi mà những nhà lãnh đạo
chính phủ đưa ra để ứng phó với Putin. Họ không sợ lời hăm dọa của
Putin, bởi vì thương mại, một cách tổng quát, là vô danh và phần lớn là
những định chế nước ngoài giờ đây có lý do cấm vận để tránh làm ăn ở
Nga. Họ chẳng cần đến khí thiên nhiên hay dầu thô của Nga để thắp sáng
đèn – Con Edison làm một công việc thật hoàn hảo tăng sức mạnh cho thị
trường tài chính New York. Họ không sợ quân đội của Putin, bởi vì Nga
không thể đem quân xâm lược vào Trung tâm Chứng khoán Hong Kong. Họ
chẳng cần nhấm nháp sự xu nịnh của những triều đại như Nga.
Sư thực, trong những tháng gần đây, những nhà đầu tư đã tung ra hàng tấn tiền vào công cuộc chống Putin.
Lược dịch từ: Putin Can’t Bully or Bomb a Recession; by Daniel Gross; December 16, 2014
Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt