Theo dõi, quan sát, tìm hiểu những tranh cãi ồn ào mấy
tuần qua ở hải ngoại chung quanh đề tài Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và lá
cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trước năm 1975, tôi không thể không liên
tưởng, so sánh những diễn biến với truyên Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi
cùng với bài thơ của cụ Lê Đạt cách đây gần 60 năm trong Nhân Văn Giai
Phẫm khi phê phán chủ nghĩa CSVN.
Tôi không muốn lập lại những bài viết, những lời tố cáo, buộc tội
hoặc bênh vực, bào chữa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hãi vì tất cả hình
ảnh, âm thanh cuộc đón tiếp ông Điếu Cày ở phi trường Los Angeles, các
cuôc họp báo, gặp gỡ đồng hương ở Orange County , ở Washington D.C… đã
được ghi nhận qua các video có thể tìm thấy dễ dàng trên intenet. Mỗi
người sau khi coi kỹ các video đó có thể có nhận định, suy nghĩ, kế luận
cho riêng mình.
Bình vôi là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thường làm
bằng đất sét nung, sau này cũng có thứ làm bằng kim loại như nhôm,
đồng, dùng để đựng vôi ăn trầu.
Trước khi kim loại được dùng để chế tạo thành đồ gia dụng ở Việt Nam,
bình vôi có hai loại, loại thường và loại sang. Dù cả hai đều làm bằng
đất nung nhưng hình dạng có khác nhau ( chút đỉnh ). Mỗi khi cho vôi vào
bình người ta thường nói là cho ông ăn bởi người ta dùng cái chìa quẹt
vôi, nhét vào miệng bình và dùng vôi đắp cho nó cao lên.
Bình vôi dùng lâu ngày, vôi trong bình khô cứng dần, dung tích càng
ngày càng nhỏ, khi không dùng được nữa vì vôi đã đóng kín trong bình,
không cạy, nạo ra được thì phải mua bình khác.
Bình vôi dù loại sang hay thường, giá trị không có bao nhiêu, thời
gian dùng tùy theo người, có khi đến cả chục năm mới trở nên vô dụng khi
vôi đóng kín miệng bình phải đem phế thải ( Thời gian đó chưa có ai
nghĩ đến chuyện recycle, mà có thì cũng không biết xếp ông bình vôi vào
loại vất liệu nào để có thể tái chế? ).
Truyện Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi có những đoạn diễn tả về cái
bình, cách thức cho vôi vào bình cũng như lý do tại sao chiếc bình vôi
đó ( có thời ) được tôn thờ trang trọng như sau:
„Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống; có cái bình vôi hạng sang ấy.
Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét
vào miệng nó, gọi là ‘cho Ông Bình ăn’. Và lâu lâu lại tắp thêm cái
miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra.
Thứ bình vôi thường, dùng chìa bằng tre, những thứ bình vôi sang,
bao giờ cũng dùng chìa bằng sắt, ở thân cái chìa đôi khi lại có đeo một
lưỡi dao để rọc trầu.
Nhà khác thế nào tôi không biết, còn nhà tôi, tối lại, bà tôi cứ
rút cái chìa ra để ra một nơi khác. Làm như thế, bà tôi cắt nghĩa rằng
‘Ông’ sẽ mách cho mình, mà nếu để cái chìa lấp cái miệng thì không mách
được.
Lúc đó nhà tôi có một cái trang thờ Tam vị; ở giữa là Phúc đức
chính thần, hai bên là Thổ công và Táo công. Hễ cái bình vôi nào bị thải
ra thì bà tôi bảo đem đặt trên cái trang ấy, thờ nhân thể.
Sự thờ phượng như thế, không phải chỉ riêng một nhà tôi đâu. Cả
làng, nhà nào có bình vôi thải ra, cũng đều đem đặt trên các tường thành
đình hoặc chùa; như thế, người ta cho rằng thờ ‘Ông Bình’ đó.
Cái bình vôi, tại sao lại gọi bằng ‘Ông’? Đọc từ đầu đến đây, bạn
đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy,
vật gì nó có thể hại mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống
lâu năm thì cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình được, gọi bằng ‘Ông cọp’, con khỉ phá hoa
màu mình được, gọi bằng ‘Ông trưởng’, con chuột, cắn quần áo của mình
được, gọi bằng ‘Ông tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái
khác, gọi bằng ‘Ông núc’, cái che, đường kính của nó có khi gần đến một
mét, gọi bằng ‘Ông che’. Người Việt Nam về sau thế nào chưa biết, chứ về
trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ, vật gì sống lâu
và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.“
Khi ánh sáng Mác-Lê chưa soi rọi tới những vùng sâu, vùng xa, các ngõ ngách đen tối đầy dẫy những áp bức, bất công, nhân loại còn chửa thành người, một số người theo tập tục mê tín, dị đoan của ông bà, không vứt bình vôi đi mà đem vào để chung trong bàn thờ, bởi đơn giản họ chỉ nghĩ cái gì sống lâu, to lớn thì được gọi là ông, mà hễ là ông thì phải thờ, phải tôn kính… Số này không phải là ít.
Khi ánh sáng Mác-Lê chưa soi rọi tới những vùng sâu, vùng xa, các ngõ ngách đen tối đầy dẫy những áp bức, bất công, nhân loại còn chửa thành người, một số người theo tập tục mê tín, dị đoan của ông bà, không vứt bình vôi đi mà đem vào để chung trong bàn thờ, bởi đơn giản họ chỉ nghĩ cái gì sống lâu, to lớn thì được gọi là ông, mà hễ là ông thì phải thờ, phải tôn kính… Số này không phải là ít.
Đến năm 18 tuổi, tuổi trưởng thành của nhận thức, thấy được sự vô lý,
nhảm nhí trong việc thờ cúng các Ông Bình Vôi, cụ Phan Khôi và các bạn
cùng tuổi đã đi qua các chùa, đình nơi có các thờ ông bình vôi, hất tất
cả các ông này xuống đất như ông kể dưới đây:
„Năm tôi mười tám tuổi, tôi không tin nữa. Một đêm mùa hè, gió Nam
như bão, sáng trăng mờ mờ, tôi rủ mấy thằng bạn cùng lứa tuổi với tôi đi
chơi dọc đường cái làng, đi qua đình và chùa, bao nhiêu ‘Ông bình vôi’
thờ trên tường thành chúng tôi đều hất một loạt xuống đất cả. Sao lại
làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận. Nhưng, vài
hôm sau, trở lại xem, không biết là do tay ai, thấy đều đặt lại tề chỉnh
trên tường thành“.
Điều này chứng tỏ rằng trong một một thời gian nào đó, khi sự kém
hiểu biết, u mê còn bao trùm xã hội, con người dễ dàng tin theo những
điều nhảm nhí, phản khoa học.
Ngày hôm nay, chiếc bình vôi, những tưởng đã đi vào quá khứ, chìm
trong quên lãng vì ở hải ngoại không còn mấy ai ăn trầu nữa, ai ngờ
người ta vẫn thấy những chiếc bình vôi xuất hiện đây đó, tuy không nhiều
nhưng đặc biệt vẫn khuấy động được sinh hoạt của người Việt, nhất là ở
Hoa Kỳ.
Nguyên do những xáo động đó là do những cái bình vôi, những vật có
óc, không bao giờ hiểu được giá trị thật sư của mình nhưng chỉ muốn
người ta tôn thờ, quý trọng và nghe lời mách của mình.
Ở vào thời đại mà mọi sinh hoạt, biến động, tin tức của thế giới được
truyền đi với tốc độ nhanh như ánh sáng qua điện thoại, internet…, mọi
hình ảnh, âm thanh được thu thập , chuyển tải, lưu giữ khắp mọi nơi thì
những lời mách với những suy nghĩ khô cứng, những ảo tưởng về giá trị
cao quý của ông bình vôi đã trở thành lố bịch, kệch cỡm nếu không muốn
nói là gây nên những tác động ngược làm cho bình vôi càng trở nên thừa
thãi, vô ích.
Nhà thơ Lê Đạt trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã sáng tác một bài thơ nói về ông bình vôi như sau:
“Ông bình vôi”
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại…
Những chiếc bình vôi không còn giá trị như thế chỉ nên đem vứt đi, không đáng bàn tới.
Những chiếc bình vôi không còn giá trị như thế chỉ nên đem vứt đi, không đáng bàn tới.
© Thạch Đạt Lang
© Đàn Chim Việt