Cớ trốn thuế nhằm bịt miệng Lê Quốc Quân
“Cái tội hiển nhiên của Lê Quốc
Quân là do ông là một người phê phán chính quyền hiệu quả và nổi tiếng.
Đến bao giờ thì chính quyền Việt Nam mới chấp nhận rằng tự do ngôn luận
bao gồm cả quyền tự do ôn hòa bày tỏ chính kiến khác với đảng cầm
quyền?”
Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo
buộc vì mục đích chính trị đối với Lê Quốc Quân, một trong những nhà bảo
vệ nhân quyền nổi tiếng và có uy tín nhất ở Việt Nam.
Các nhà tài trợ cần bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về đợt đàn áp
những người bảo vệ nhân quyền và blogger đang tiếp diễn của chính quyền
Hà Nội, và công khai kêu gọi phóng thích vô điều kiện Lê Quốc Quân và
những người chỉ trích ôn hòa khác.
Phiên xử Lê Quốc Quân ban đầu được dự kiến diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Bảy năm
2013, nhưng bị hoãn lại vào phút chót, và được xếp lịch lại vào ngày
mồng 2 tháng Mười, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Tội danh “trốn
thuế” có mức án tối đa bảy năm tù và một khoản tiền phạt khá nặng.
“Cái tội hiển nhiên của Lê Quốc Quân là do ông là một người phê phán chính quyền hiệu quả và nổi tiếng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
“Đến bao giờ thì chính quyền Việt Nam mới chấp nhận rằng tự do ngôn
luận bao gồm cả quyền tự do ôn hòa bày tỏ chính kiến khác với đảng cầm
quyền?”
Trước đây, chính quyền Việt Nam đã vận dụng tội danh trốn thuế để cầm tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) vào
năm 2008. Tại phiên tòa, Điếu Cày bị kết án 30 tháng tù giam. Vào ngày
lẽ ra phải được thả, chính quyền tiếp tục giam giữ ông với cáo buộc mới,
“tuyên truyền,” và lại kết án ông thêm 12 năm tù giam nữa.
Lê Quốc Quân, 41 tuổi, là một luật sư
và người viết blog cổ vũ nhân quyền và dân chủ. Ông bị bắt ngày 27
tháng Mười Hai năm 2012, chín ngày sau khi BBC đăng tải bài viết của ông
nhan đề “Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?”
Bài viết bình luận về những thảo luận liên quan đến việc sửa đổi hiến
pháp, phê phán việc bảo lưu điều 4 vốn đang tạo cho Đảng Cộng sản vị thế
tối cao trong đời sống quốc gia.
Trước khi bị bắt lần này, Lê Quốc Quân viết 1 số bài trên blog nhiều
độc giả của mình về nhân quyền, quyền công dân, đa nguyên chính trị, tự
do tôn giáo và các vấn đề khác. Blog của ông ghi chép lại những vi phạm
nhân quyền đối với bản thân ông và gia đình, và các bạn cùng hoạt động
của mình. Ông cũng từng tham gia hàng loạt cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà
Nội chống Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực ở Biển Đông,
vốn được Việt Nam coi là nằm trong lãnh hải của mình.
Giữa hai năm 2006-2007, Lê Quốc Quân ở
Washington D.C hơn 5 tháng rưỡi với tư cách một người được cấp học bổng
của Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủdo Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ. Ông sử dụng
học bổng uy tín này để nghiên cứu về xã hội công dân, trong mối liên hệ
với các vấn đề ông quan tâm về con đường phát triển kinh tế ở Việt Nam
sao cho những người nghèo được hưởng lợi. Lê Quốc Quân bị bắt vào tháng
Ba năm 2007, khi ông mới về Việt Nam được vài ngày sau khi hoàn tất
chương trình học, với cáo buộc chống phá nhà nước theo điều luật 79 rất
mơ hồ của bộ luật hình sự Việt Nam. Sau khi có nhiều tiếng nói phản đối
từ trong và ngoài nước, chính quyền thả ông vào tháng Sáu năm 2007,
nhưng suốt từ đó ông luôn bị công an theo dõi chặt cho đến khi bị bắt
lại vào tháng Mười Hai năm 2012.
Năm 2011, Lê Quốc Quân định ứng cử vào Quốc hội Việt Nam nhưng bị nhà cầm quyền ngăn chặn. Cũng trong năm đó, ông bị tạm giữ vì “gây rối trật tự công cộng” khi cố gắng đến quan sát phiên toà xử nhà bất đồng chính kiến lỗi lạc Cù Huy Hà Vũ.
Vào ngày 19 tháng Tám năm 2012, ông bị hai người đàn ông hành hung
khiến phải vào viện trị thương. Ông nhận ra một trong hai người đó đã
từng theo ông hàng tháng trời. Vụ việc này chưa được công an điều tra có
hiệu quả.
“Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo
lắng về vị trí của mình trong xã hội đến mức phản ứng bằng việc tìm cách
bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng
chính kiến khác,” ông Adams nói. “Chính quyền Hà Nội cần nhận ra rằng
những người phê bình chính quyền phản ánh luồng ý kiến ngày càng gia
tăng và rộng khắp trong nước rằng đã đến lúc Việt Nam phải có một nền
dân chủ đa đảng thực sự, chấp thuận tự do ngôn luận. Chiến thuật đàn áp
mạnh tay của chính quyền sẽ không dập tắt nổi những tiếng nói đó.”