Thượng nghị sĩ John MacCain tại Thượng viện Mỹ ngày 25/9/2013.
REUTERS/Jason Reed
Trọng Nghĩa
Trọng Nghĩa
Nguyên là một tù binh chiến tranh Việt Nam, ngay sau khi được tin Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ là một trong những nhân vật đầu tiên lên tiếng ca ngợi người quá cố qua mạng xã hội Twitter.
Sau đó, trong một bài viết dài hơn được trang mạng báo Mỹ Wall
Street Journal công bố hôm 06/10/2013, ông đã nhắc lại một số kỷ niệm và
đánh giá của ông về cựu đối thủ của mình mà ông đã có dịp gặp gỡ.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay từ thứ Sáu, 04/10, ngay sau khi tin Tướng Giáp qua đời được tiết lộ, trên trang mạng Twitter, ông John McCain đã ca ngợi vị tướng quá cố là một « chiến lược gia quân sự tài ba ».
Hai hôm sau, viên cựu phi công bị bắt làm tù binh ở Việt Nam ( máy bay của ông bị bắn rơi vào năm 1967 trên bầu trời Hà Nội) đã đánh giá sâu hơn về người đã thành công trong việc đánh bật lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam, và nhắc lại các kỷ niệm mà ông còn giữ được sau hai lần gặp Tướng Giáp.
Giải thích về lý do vì sao Mỹ bị thua tại Việt Nam, ông John McCain nêu lên « quyết tâm sắt đá » của Tướng Giáp, sẵn sàng chấp nhận những « tổn thất to lớn » và « sự tàn phá gần như hoàn toàn của đất nước mình » để chiến thắng « bất kỳ đối thủ nào, cho dù đối phương có hùng mạnh đến đâu chăng nữa ». Tuy nhiên, đối với ông McCain : « Khó mà có thể bảo vệ chiến lược đó trên bình diện đạo đức, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thành công của nó ».
Dẫu sao thì Thượng nghị sĩ vẫn giữ một số kỷ niệm về Tướng Giáp, mà ông xác nhận đã được gặp hai lần, trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.
Lần đầu tiên là vào lúc chiến tranh đang diễn ra. Khi ấy, ông đang ở trong một bệnh viện quân đội Việt Nam nơi ông bị giữ ít lâu sau khi phi cơ của ông bị bắn hạ ở Hà Nội. Ông viết : « Do việc cha tôi là tư lệnh toàn thể lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, tôi đã trở thành người thu hút sự hiếu kỳ của một số bộ phận trong chính quyền miền Bắc Việt Nam ».
Ông McCain kể tiếp là một hôm có một đoàn cán bộ cao cấp đến thăm ông cùng với một số lính gác và nhân viên thẩm vấn mà ông gặp hàng ngày. Người duy nhất mà ông nhận biết trong số khách đó là Tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng miền Bắc Việt Nam. Ông Giáp chỉ ở lại một thời gian ngắn, nhìn thẳng vào ông McCain rồi bỏ đi không nói một tiếng nào.
Lần thứ hai, Thượng nghị sĩ McCain gặp Tướng Giáp là vào đầu thập niên 1990, khi ông McCain đã nhiều lần ghé Việt Nam để thảo luận về vấn đề Tù binh Mỹ và người Mỹ mất tích trong chiến tranh, cũng như việc bình thường hóa bang giao Việt Mỹ.
Theo yêu cầu của ông với Ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, ông đã được đưa đến gặp Tướng Giáp tại phòng khách của phủ Chủ tịch Việt Nam. Điều khiến ông McCain tâm đắc là hai bên đã gặp nhau « như những đồng đội cũ, chứ không phải là những kẻ cựu thù ».
Điều khiến ông McCain hơi thất vọng là ông rất muốn nghe ông Giáp trực tiếp mô tả là ông đã đánh thắng trận Điện Biên Phủ như thế nào, về cách thức ông xây dựng « Đường mòn Hồ Chí Minh » ra sao, vì theo ông McCain, đó là một kỳ công về phương diện hậu cần. Thế nhưng, những câu hỏi của ông McCain đều được trả lời mội cách ngắn gọn, không mang lại một thông tin gì mới. Trái lại Tướng Giáp chỉ muốn nói về tương lai quan hệ hai nước không còn là thù mà đã trở thành bạn.
Vào cuối cuộc trao đổi, ông John McCain cũng cố gặng hỏi Tướng Giáp là có thực là ông đã chống lại việc Việt Nam đưa quân qua Cam Bốt hay không. Ngay cả câu hỏi này – ông McCain nhớ lại - cũng bị bác bỏ với một câu nói đại loại như « Các quyết định của Đảng (Cộng sản Việt Nam) luôn luôn đúng đắn ».
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay từ thứ Sáu, 04/10, ngay sau khi tin Tướng Giáp qua đời được tiết lộ, trên trang mạng Twitter, ông John McCain đã ca ngợi vị tướng quá cố là một « chiến lược gia quân sự tài ba ».
Hai hôm sau, viên cựu phi công bị bắt làm tù binh ở Việt Nam ( máy bay của ông bị bắn rơi vào năm 1967 trên bầu trời Hà Nội) đã đánh giá sâu hơn về người đã thành công trong việc đánh bật lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam, và nhắc lại các kỷ niệm mà ông còn giữ được sau hai lần gặp Tướng Giáp.
Giải thích về lý do vì sao Mỹ bị thua tại Việt Nam, ông John McCain nêu lên « quyết tâm sắt đá » của Tướng Giáp, sẵn sàng chấp nhận những « tổn thất to lớn » và « sự tàn phá gần như hoàn toàn của đất nước mình » để chiến thắng « bất kỳ đối thủ nào, cho dù đối phương có hùng mạnh đến đâu chăng nữa ». Tuy nhiên, đối với ông McCain : « Khó mà có thể bảo vệ chiến lược đó trên bình diện đạo đức, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thành công của nó ».
Dẫu sao thì Thượng nghị sĩ vẫn giữ một số kỷ niệm về Tướng Giáp, mà ông xác nhận đã được gặp hai lần, trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.
Lần đầu tiên là vào lúc chiến tranh đang diễn ra. Khi ấy, ông đang ở trong một bệnh viện quân đội Việt Nam nơi ông bị giữ ít lâu sau khi phi cơ của ông bị bắn hạ ở Hà Nội. Ông viết : « Do việc cha tôi là tư lệnh toàn thể lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, tôi đã trở thành người thu hút sự hiếu kỳ của một số bộ phận trong chính quyền miền Bắc Việt Nam ».
Ông McCain kể tiếp là một hôm có một đoàn cán bộ cao cấp đến thăm ông cùng với một số lính gác và nhân viên thẩm vấn mà ông gặp hàng ngày. Người duy nhất mà ông nhận biết trong số khách đó là Tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng miền Bắc Việt Nam. Ông Giáp chỉ ở lại một thời gian ngắn, nhìn thẳng vào ông McCain rồi bỏ đi không nói một tiếng nào.
Lần thứ hai, Thượng nghị sĩ McCain gặp Tướng Giáp là vào đầu thập niên 1990, khi ông McCain đã nhiều lần ghé Việt Nam để thảo luận về vấn đề Tù binh Mỹ và người Mỹ mất tích trong chiến tranh, cũng như việc bình thường hóa bang giao Việt Mỹ.
Theo yêu cầu của ông với Ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, ông đã được đưa đến gặp Tướng Giáp tại phòng khách của phủ Chủ tịch Việt Nam. Điều khiến ông McCain tâm đắc là hai bên đã gặp nhau « như những đồng đội cũ, chứ không phải là những kẻ cựu thù ».
Điều khiến ông McCain hơi thất vọng là ông rất muốn nghe ông Giáp trực tiếp mô tả là ông đã đánh thắng trận Điện Biên Phủ như thế nào, về cách thức ông xây dựng « Đường mòn Hồ Chí Minh » ra sao, vì theo ông McCain, đó là một kỳ công về phương diện hậu cần. Thế nhưng, những câu hỏi của ông McCain đều được trả lời mội cách ngắn gọn, không mang lại một thông tin gì mới. Trái lại Tướng Giáp chỉ muốn nói về tương lai quan hệ hai nước không còn là thù mà đã trở thành bạn.
Vào cuối cuộc trao đổi, ông John McCain cũng cố gặng hỏi Tướng Giáp là có thực là ông đã chống lại việc Việt Nam đưa quân qua Cam Bốt hay không. Ngay cả câu hỏi này – ông McCain nhớ lại - cũng bị bác bỏ với một câu nói đại loại như « Các quyết định của Đảng (Cộng sản Việt Nam) luôn luôn đúng đắn ».