Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Suy ngẫm về Tướng Giáp


Jonathan London
Theo blog Xin Lỗi Ông
Vào tháng Một năm 1990, tôi ngồi trong một phòng hội nghị lạnh lẽo ở Hà Nội với một nhóm 30 sinh viên phương Tây đang đợi Võ Nguyên Giáp đến. Nhóm này dừng chân ở Hà Nội chỉ một tuần; một bến đỗ ngắn ngủi trong chuyến tham quan dài chín tháng tại 20 quốc gia với đề tài “Nghiên cứu hòa bình vòng quanh thế giới”.

Nhà trí thức Na Uy Johan Galtung, người hộ tống chúng tôi trong chuyến đi này, qua những mối liên lạc toàn cầu đã cố gắng thu xếp hơn 250 cuộc họp với những nhà hoạch định chính sách, trí thức, và nhiều cá nhân lỗi lạc khắp thế giới trong một thử nghiệm về giáo dục hòa bình. Giả định dưới sự liều lĩnh này là khái niệm rằng việc tiếp xúc trực tiếp với nhiều nền kinh tế chính trị của thế giới, kết hợp với những thảo luận được đề cập phía trên, và các bài giảng về xung đột và nghiên cứu hòa bình sẽ kiến tạo một kinh nghiệm giáo dục vô cùng độc đáo và giá trị.



Ở Hà Nội ngày hôm đó, những sinh viên đi cùng với tôi và tôi phần lớn và có lẽ còn thiếu hiểu biết một cách đáng hổ thẹn về người mà chúng tôi đang đợi. Khi Đại tướng đến với bộ quân phục vận trên người, những sinh viên chúng tôi đứng thành hàng đón tiếp, mỗi người bắt tay với nhân vật lịch sử thế giới này, người mà chúng tôi biết rất ít.

Sau đó chúng tôi lắng nghe Tướng Giáp phát biểu có phần dài dòng và khô khan về những kinh nghiệm và ý tưởng mà mấy thằng nhóc 20 tuổi như chúng tôi chỉ hiểu được một ít. Buổi tối cùng ngày, Giáo sư Galtung đã làm các sinh viên Mỹ trong chúng tôi kinh ngạc khi ông ta có vẻ muốn đề nghị chúng tôi nên đưa ra lời xin lỗi dưới vài hình thức cho những việc làm của chính phủ tôi; những việc làm đã định đoạt quỹ đạo thảm khốc trước khi chúng tôi chào đời.

Tôi không hề biết rằng vào thời điểm khoảng hai năm sau cái ngày lãnh lẽo đó, tôi lại có hứng thú tích cực với Việt Nam, với quá trình cải cách thị trường và việc tái hòa nhập với các nền kinh tế trong vùng và đặc biệt là trên thế giới.

Từ năm 1992 và đặc biệt là sau năm 1997, tôi vẫn quan tâm mạnh mẽ với những quá trình thay đổi xã hội đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi đặc biệt hứng thú với nền kinh tế chính trị của sự thịnh vượng, tiếp cận vấn đề đó qua phân tích mối liên hệ của những thể chế chính trị, kinh tế và phúc lợi xã hội.

Làm như vậy, tôi đã dần quen với lịch sử Việt Nam. Dù sự hiểu biết của tôi về Cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, tuy nhiên tôi đã hiểu thêm về Việt Nam và sự quan trọng của chính Tướng Giáp.

Tuần này, nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức tang lễ cấp quốc gia cho Tướng Giáp. Những nghi lễ, vốn hiếm thấy ở Việt Nam, có thể gây ra nhiều trạng thái cảm xúc từ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Dù nhà cầm quyền Việt Nam có mong muốn hay không, việc Đại tướng qua đời đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đương đại Việt Nam.

Sau khi tang lễ của Đại tướng đã qua, chúng ta vẫn còn thời gian để suy ngẫm về tầm quan trọng của Giáp, vai trò của ông trong việc đánh bại quân đội Pháp và Mỹ, khuynh hướng gây tranh cãi đối với giá trị của nhân sinh trong những năm tháng chiến tranh, sự cô lập của ông thời hậu chiến, và sự quan tâm muộn màng của ông trong việc cải thiện trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình của Đảng và nhà nước mà ông đã cống hiến cả đời mình cho.

Tuy nhiên, đến bây giờ, cái chết của ông đã làm mọi người ở Việt Nam và những người có liên hệ với đất nước không khỏi bàng hoàng. Với nhà cầm quyền Việt Nam, thời điểm này không tránh khỏi lúng túng. Trong khi đó, tầng lớp chính trị cấp cao của Việt Nam chắc chắn sẽ suy ngẫm nghiêm túc về cái chết của Giáp, sự thật là việc Giáp qua đời sẽ khiến các hoạt động của họ bị xem xét kĩ lưỡng.

Những thành tích ấn tượng nhất của Giáp và đồng nghiệp của ông, tất nhiên, là ở trên chiến trường. Sau cuộc chiến, Giáp bị gạt ra ngoài lề và quyết định giữ im lặng trong khi những người như Lê Duẩn làm kiệt quệ nền kinh tế đất nước. Vào cuối thập niên 80, ngay cả những nhân vật như Trường Chinh đã bắt đầu công nhận sự cần thiết của cải tổ.

Từ cuối thập niên 80, Việt Nam đã trải qua hai thập kỉ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng chưa được tự do khỏi những xiềng xích của một hệ thống chính trị mà trong đó lòng trung thành với những nguyên tắc Leninist (và gần đây nữa là lợi ích cá nhân) thường được đặt trên lợi ích quốc gia.

Trong bất kỳ nền văn hóa nào, cái chết của những nhân vật trọng đại là cơ hội để suy ngẫm. Vào năm 1925, tang lễ của Phan Châu Trinh nằm trong những sự kiện quan trọng nhất về sự phát triển của phong trào chống thực dân tại Việt Nam. Trong những ngày tiếp theo, tất cả chúng ta sẽ suy ngẫm thêm về cuộc đời Giáp và tầm quan trọng của nó đối với Việt Nam; quá khứ, hiện tại và tương lai.

JL

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"