Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Pín - Tại sao có nhà mái bằng

Năm ngoái tôi về Việt Nam, chú họ tôi đang xây 1 ngôi nhà ngoại thành Hà Nội, 1 tầng, và đổ mái bằng, cầu thang lên mái, tôi hỏi sao không lợp ngói cho đẹp và mát, chú tôi bảo, mốt ở đây nó thế.
Nhà mái bằng thực ra rất tốn kém, nhưng lại không thiết thực, vì mái bằng nóng hầm hập vào hè, giữ lại nước mưa, và vài năm là nước ngấm vào nhà, mọc rêu xanh vàng loang lổ.
Và nhà mái bằng rất xấu, trông giống như 1 cái hộp, khi xếp cạnh nhau, những nhà mái bằng trông giống đống gạch vỡ. Chả nơi đâu có nhiều nhà mái bằng như ở ta.
Trở lại quá khứ thời xưa, Việt nam không có nhà mái bằng, nhà nhà đều lợp mái ngói, hợp với khí hậu nhiệt đới. Tôi đố anh chị bói đâu ra cái nhà mái bàng đó? Những câu thơ văn ca ngợi đất nước giàu đẹp hồi đó không thể thiếu ngôi nhà có mái ngói đỏ tươi.
Nhà mái bằng xuất hiện, vào những năm 80 thế kỷ trước.
Và cố tìm hiểu nguyên nhân, tôi thấy có loạt bài đã được đăng trên báo:
Câu chuyện “Z30”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng các ngày 4,5,6 tháng 3 năm 2008.

Hồi đó, tức 30 năm trước, vào đầu năm 1983, theo chỉ thị mật danh Z30, cho phép tịch thu tất cả những nhà xây 2 tầng và tài sản, Lí do là tài sản có được do phạm tội mà có, và tất nhiên, không cần chứng minh.
Tòa án luật sư càng không cần. hahaha.
Hà nội đã thu 105 nhà, thành phố Hồ chí Minh từ chối thu, Hải Phòng và Hà nam Ninh (tên gọi cũ của 3 tỉnh Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình) cũng từ chối thực hiện lệnh. Chỉ Hà nội thực hiện. (mời gúc z30)
“Tình hình nhân dân bị tịch thu tài sản rất xấu. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt” (trích báo).
Tất nhiên nhân dân thủ đô vô cùng hoang mang, nhà đủ tiền xây cũng không dám xây. Nhà định xây 2 tầng lập tức từ bỏ ý định, họ chỉ xây 1 tầng.
Sau đợt tịch thu đó, Hà nội tất nhiên không có thêm nhà mới xây tư nhân 2 tầng.
Nhưng 3 năm sau Nhà nước quyết định đổi mới, xóa bỏ bao cấp, đời sống nhân dân khá hơn, dân giàu lên dần.
Nhưng họ vẫn không dám xây nhà hai tầng, họ chỉ xây 1 tầng, và giải pháp tối ưu là đổ mái bằng chờ thời, rồi rụt rè xây lên tầng nữa.
Mọi người đều xây như vậy, đổ mái bằng, lâu lâu đâm hóa thành mốt, nhà nào cũng mái bằng cả, ngay cả khi không ai cấm xây 2 tầng, họ vẫn quen đổ mái bằng. Với nỗi sợ mơ hồ và tâm lý luôn sẵn sàng để lên tầng nữa. Biết đâu đó, nhỡ lại bị thu thì sao?
Và những ngôi nhà mái bằng xấu xí vẫn tiếp tục đua nhau mọc lên, chủ nhà không hề biết, đó không phải là mốt mà chỉ là cách đối phó của nhân dân trước 1 chỉ thị vi hiến.
Và mỗi khi nhìn 1 nhà mới xây đang hân hoan đổ mái bằng, tôi lại nhớ về 1 kỉ niệm buồn.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"