Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

LÀM XIẾC CHỮ NGHĨA

 Bùi Văn Bồng
Trong bài viết mới đây đăng trên Diễn đàn XHDS, tác giả Nguyên Khắc Mai đã nêu: Tại Hội nghị TW 8 mới rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở nên khôn ngoan hơn. Lần họp này ông không đưa ra trước những định hướng tư tưởng, mà giả vờ học cái ngây ngô đã là phương thức của những ông lãnh đạo, tuy không có mỹ hiệu nhưng lại quá cỡ của ba gót A sin như Lê Nin đã chỉ ra, đó là dốt, tham và cậy quyền!...
Bài diễn văn khai mạc, ông Trọng chỉ đặt câu hỏi là chính. Kinh tế phát triển thế nào, Hiến pháp thế nào, tái cấu trúc thế nào, đổi mới giáo dục (không dám nói cải cách, vì sợ nhỡ cải cách lại không thành công, thất bại như lần trước, cho nên phải dùng tới mấy định ngữ “toàn diện”, “triệt để”, …). Đồ rằng sẽ có mấy báo cáo của Chính phủ, Bộ giáo dục, Bộ Quốc phòng và ban Sửa đổi hiến pháp… Những từ nghi vấn được lặp đi lặp lại như “đến đâu”, “liệu”, “phải chăng”, “như thế nào”, gần như suốt cả bài diễn văn khai mạc. Ông khéo léo đặt vấn đề: Trung ương cần cho ý kiến định hướng để Quốc hội thảo luận quyết định…
 
 “Ta cũng có thể dùng chữ “phải chăng” mà ông Trọng dùng nhiều trong diễn văn để nói. Phải chăng đã có những định hướng định sẵn của TƯ mà thực tế không tiếp nhận, như định hướng về đất đai mà ngay cả trong Quốc hội cũng có những ý kiến khác. Đánh giá về tình hình kinh tế, xác định ba khâu đột phá kinh tế là tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, và ngân hàng thương mại, thì ngay từ đầu năm nay và vừa mới đây trong những hội thảo của Quốc hội tổ chức đã phủ định và kết luận rằng dữ liệu không chính xác (thật ra là nói dối), không thể có thông tin chính xác và đi đến tri thức (những kết luận) chính xác”... 
Đó là cách ‘làm xiếc’ ngôn ngữ, để thể hiện là “có thẳng thắn, mạnh djn ” nêu lên yếu kém, tồn tại, thực trạng, nhưng không có gì cụ thể, khong đụng đến ai, không mất lòng ai, mà dân thì nghe biét vậy, quen rồi, đành  …cầm lòng vậy, bằng lòng vậy. Không sai, không trật nhưng bị vênh qúa, lệch pha quá, ua, bới vì làm lãnh đạo mà cái gì cũng đi hỏi, cái gi cũng ‘u u chung chung’, có khác nào Chí Phèo chửi ‘cả làng Vũ Đại’
Và, cũng vậy, bài viết dưới đây của tác giả An Nguyên với tựa đề “ Chỉ đích danh ” đã làm sâu sắc thêm vế thực trang lãnh đạo ta có hầu nhu ưphân flớn có “biệt tài” làm xiếc ngôn  ngữ”.
Báo cáo thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 của Chính phủ có một điểm mới, đó là ngoài báo cáo đánh giá chung có kèm các phụ lục, chỉ đích danh những địa phương, công trình, dự án có sai phạm về quản lý, vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong bối cảnh nhiều báo cáo thường chung chung, thì đây được coi là bước tiến về sự công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, sau khi nhận diện đầy đủ như thế, điều cần kíp là xử lý những sai phạm ấy như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm, chế tài ra làm sao thì cần tiếp tục làm rõ. Phần nguyên nhân cần được đánh giá cụ thể hơn là nêu chung chung, chẳng hạn như: chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện luật của người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức còn thiếu quyết liệt, chưa thường xuyên; một số quy định pháp luật hiện hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa cụ thể, chưa đồng bộ; chế tài xử lý vi phạm khó áp dụng; phân cấp quản lý một số lĩnh vực còn chưa phù hợp...
Tóm lại, cái gì cũng rõ, chỉ địa chỉ chịu trách nhiệm là cần được làm rõ. Nếu chỉ phê bình chung có thể làm tình trạng tham nhũng, lãng phí thêm trầm trọng, có thể biến “một bộ phận không nhỏ” thành một bộ phận rất lớn vì nhờn luật.
Lãng phí diễn ra khắp nơi, trên nhiều lĩnh vực, từ đất đai bỏ hoang, công trình xây dựng dang dở, khiến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng đầu tư của nhà nước phơi mưa phơi nắng; tình trạng giải phóng mặt bằng ì ạch, làm phát sinh thêm hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn tỉ đồng; giải ngân chậm làm giảm giá trị đồng vốn; tổ chức lễ hội tràn lan; đến xây trụ sở hoành tráng không sử dụng hết công năng, cán bộ sử dụng phương tiện làm việc vượt tiêu chuẩn cho phép. Và không sự lãng phí nào là vô cớ, khi mà nó đều xảy ra ở những khu vực công, sử dụng tài nguyên, tiền ngân sách nhà nước.
Mấu chốt của việc luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa phát huy hiệu quả cao chính là chế tài không nghiêm. Sau 7 năm mà các việc như công bố công khai các cơ quan, tổ chức vi phạm luật; kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra lãng phí vẫn ở thì tương lai (sẽ) trong các báo cáo, cho thấy chống lãng phí chưa được coi trọng như nó vốn cần thế.
Cũng giống như các đạo luật khác, luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí muốn đi vào cuộc sống, giải quyết được thực trạng phức tạp thì cần có các điều khoản chế tài những hành vi nào và bằng cách gì? Hơn nữa, các quy định kiểu như “người đứng đầu phải giải trình với cơ quan chức năng và công luận khi để xảy ra lãng phí, thất thoát tại đơn vị mình” trong luật rất chung chung, không mang tính quy phạm trong một văn bản luật.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"