Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Điếu văn của Bà Đầm xòe tiễn đưa Ông Đại tướng.

Theo laxanh2015.blogspots.com
Bà Đầm xòe
Đại tướng thật vĩ đại. Mỗi gia đình Việt Nam đều có lý do riêng để mang trong tim một nỗi đau hay dán trên ngực một băng tang như nhà thơ Hoàng Quý hô hào: “Hãy cùng cài băng tang trên ngực”
Tổ chức nhà nước sẽ có Điếu văn. Nhiều người đã có, sẽ có điếu văn.
Trong không khí đó, Bà Đầm xòe, người lính năm xưa của Đại tướng, cũng có Điếu văn riêng tiễn biệt. Mời bạn đọc chia sẻ.
Nghĩa trang liệt sĩ Độc lập ở Biên Biên
Nghĩa trang liệt sĩ Độc lập ở Biên Biên
Thế là Đại tướng đã ra đi vào một ngày cuối Thu, đầu Đông mát mẻ. Chẳng biết Đại tướng có phải là nhân vật trọng yếu cuối cùng của thế hệ làm nên cách mạng tháng Tám, ra đi hay không?
Đại tướng ơi! Hồi cháu mới mươi mười lăm tuổi, cháu đã nghe câu như là Sấm lưu truyền trong dân gian:
“Bao giờ thạch nổi, mao chìm
Hồ khô, đồng cạn búa liềm vứt đi”.

Đá qua nung vôi đã nổi, lông bẩn thỉu đã chìm, hồ cũng cạn khô, nhiều cánh đồng ở Quảng Ngải cũng không còn nước, may nhờ còn có Đại tướng mà búa liềm chưa vứt đi, vẫn hiên ngang ngạo nghễ tung bay.
Đại tướng ơi! Đại tướng tuổi đã cao. Sự ra đi của Đại tướng là sự ra đi thuận theo quy luật.
Người sống muốn Đại tướng sống mãi mãi, nhưng người chết, đặc biệt là những thanh niên trai trẻ, sức sống của dân tộc, đã hy sinh ở Điên Biên, ở Trường Sơn, ở miềm Nam yêu dấu thì đã đợi Đại tướng từ lâu lắm rồi, có chiến sĩ đợi Đại tướng tới 70 năm rồi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh TLG
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh TLG
Đại tướng “sống khôn, chết thiêng”.
Về dưới âm phủ, Đại tướng tiếp tục làm Tổng Tư lệnh, tập hợp âm binh, chỉ đạo binh sĩ đào hầm, “Bám thắt lưng địch mà đánh”; phiêu diêu hành quân “Còn cái lai quần cũng đánh”; đánh bọn “diễn biến hòa bình” cho đến người Việt Nam cuối cùng; đánh cho đến khi dân tộc không còn gì cũng đánh, miễn có độc lập tự do là được rồi.
Bà Đầm xòe cũng từng là người lính của Đại tướng, cũng đang ốm đau, bệnh tật liên miên, cứ tưởng đi trước Đại tướng cơ đấy. Nay nghe tin Đại tướng mất, lục phủ ngũ tạng bị kích hoạt, nỗi đau trong lòng người lính năm xưa của Đại tướng tràn vào mọi ngõ nghách của cơ thế, làm cơ thể khó chịu vô cùng.
Đại tướng ra đi, người lính năm xưa của Đại tướng thấy mừng hơn là buồn. Cứ tưởng tượng đến các tướng lĩnh dưới trướng Đại tướng, mấy triệu binh sĩ trong đội quân của Đại tướng, ở dưới âm phủ đợi Đại tướng đã lâu, nay quân, tướng được gặp mặt nhau, “tay bắt mặt mừng”, nói nói cười cười, tâm tâm tư tư… thì Đại tướng như trở về Đại gia đình binh sĩ, chỉ có vui chứ làm gì có buồn?
Vui, nhưng Đại tướng đừng quên, có lúc Đại tướng làm Trưởng ban Dân số, lo sinh, lo đẻ đúng kế hoạch cho dân nước mình nữa đấy.
Chúc cho Đại tướng, dù ở đâu cũng là nhà quân sự tài ba, đánh nhau giỏi; nhà kiến trúc lỗi lạc, chăm lo cho dân  nước mình sinh đẻ đúng kế hoạch.
Âm phủ như thế là vẹn cả đôi đường. Có tướng tài, có người làm lính cho Đại tướng cầm quân đi đánh nhau, lo gì cách mạng xã nghĩa của nước mình không tiến lên đến thế giới đại đồng, lo gì nhân dân không ngưỡng mộ, lo gì thế giới không ngợi khen?
Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn ở Quảng Trị
Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn ở Quảng Trị
Người lính năm xưa của Đại tướng chỉ lưu ý với Đại tướng một điều, Đại tưởng chớ đem chữ “Nhẫn” ra dạy cho sĩ quan và binh lính để hưởng sự yên ổn, thái bình. Đại tướng mà dạy như thế chẳng ai chịu đi lính, chẳng ai chịu hy sinh cho Đại tướng nữa đâu. Như thế Đại tướng lấy đâu quân lính, lấy đâu ra “nhất tướng công thành vạn cốt khô” để Đại tướng làm Đại tướng, làm Tổng Tư lệnh? Như thế sự nghiệp chấn hưng Chủ nghĩa xã hội dưới âm phủ của Đại tướng sẽ không thành.
Nỗi niềm đau không cạn.
Công, tội của một đời người có Trời biết, Đất biết. “Người trần mắt thịt” làm sao có thể biết được!
Đại tướng yên tâm mà ra đi nhé.
Vĩnh biệt Đại tướng, người lính năm xưa của Đại tướng xin thề:
Trung với đảng
Kiếm với dân
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng.
BĐX

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"