Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Hai quốc tang cứu sống nhiều mạng người

Cầu Nhật Tân

Cầu vượt Mai Dịch, rất nhiều người đã đứng từ rất lâu đợi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sáng ngày 13/10/2013 Ảnh: Nguyễn Ngọc Long
Ngay ngày đầu tiên quốc tang Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (3/1980) hàng trăm mạng dân và cán bộ (trong đó có lãnh đạo cao cấp) đã được cứu sống khi Hội trường chính của tỉnh Hà Tây tại Thị xã Hà Đông sập hoàn toàn. Lịch sử lặp lại, 33 năm sau, nhà máy sản xuất đạn dược quốc phòng kiêm sản xuất pháo hoa Z121 (Bộ Quốc phòng) đã nổ tan tành trong ngày quốc tang. Tuy có nhiều người thiệt mạng nhưng nếu không có quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số người thiệt mạng còn lớn hơn nhiều lần.

Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Hội trường chính của tỉnh Hà Tây (sức chứa gần 500 người nếu tính cả cánh gà) được chỉ đạo gấp rút thi công và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất để coi đây là thành tích chính trị của tỉnh. Lễ khánh thành dự kiến tổ chức rất trang trọng, mời cả lãnh đạo cao cấp của Trung ương về dự (mời đồng chí Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng). Ngày 30/3/1980, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mất. Cả nước để tang cụ 1 tuần và ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí. Lễ khánh thành Hội trường tỉnh Hà Tây buộc phải hoãn. Ngay hôm đầu tiên quốc tang (đúng ngày dự kiến tổ chức lễ cắt băng khánh thành) thì Hội trường này sập hoàn toàn. Nguyên nhân thì đương nhiên không công bố. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc thi công trần bê-tông tòa nhà đã bị ép rút ngắn thời . Tiến độ trên giao thì vẫn kịp nhưng xi-măng đã không kịp đông kết đúng quy trình kỹ thuật. Ai cũng hú vía. Nếu không có quốc tang Bác Tôn, chắc nước ta đã mất một đồng chí lãnh đạo cao cấp và mấy trăm mạng dân cùng cán bộ vì lý do rất lãng xẹt.
Hôm qua 12/10/2013, ngày đầu quốc tang Đại tướng, Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn hai xã Khải Xuân và Võ Lao (Thanh Ba, Phú Thọ) đã nổ tung khiến trên 20 người thiệt mạng (chưa thể thống kê đầy đủ). Do có Quốc tang nên chỉ huy, lãnh đạo nhà máy trước đó đã cho giảm quy mô sản xuất để tập trung vào tang lễ. May mắn nữa là dây chuyền sản xuất quả nổ và đạn quốc phòng cùng kho thuốc súng hơn 20 tấn đã đóng cửa trong ngày Quốc tang. Nếu không, quy mô sản xuất của nhà máy này vẫn sẽ duy trì ở mức cao nhất với hàng nghìn công nhân và 3 kho thuốc nổ phục vụ sản xuất. Khi đó mà xảy ra vụ nổ, chắc chắn con số chết sẽ lên đến hàng nghìn (cả dân và quân).
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, theo phân công của Bộ Chính trị, đích thân Đại tướng Phùng Quang Thanh phải bỏ dở việc tang cụ Giáp dưới Hà Nội bay ngay máy bay trực thăng lên Phú Thọ chỉ đạo việc khắc phục hậu quả thảm họa. Toàn bộ cán bộ các ban ngành đoàn thể ở mọi cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ được lệnh huy động hỏa tốc. Các cán bộ đang nghỉ phép, đang bồi dưỡng chính trị dưới Hà Nội cũng bị triệu khẩn cấp về tỉnh. Được sự cho phép của Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc buộc phải bỏ Lễ viếng Đại tướng dưới Hà Nội để tức tốc về Phú Thọ chỉ đạo. Phú Thọ là tỉnh duy nhất vào viếng Đại tướng không có Bí thư tỉnh ủy làm trưởng đoàn.
Cầu Nhật Tân

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"