Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Góc nhìn nhân văn

Vy Doan


Vẫn thấy người ta bài xích và tranh cãi rất nhiều về vấn đề ăn thịt chó. Cá nhân tôi không quá kì thị hay hiềm khích, bởi vì tôi nghĩ rằng cốt lõi, bản chất việc ăn, dù thịt, hay rau, cũng là không xấu, không thể lấy đó để nói người này ác hay người kia ác mà cần nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác đó là gía trị nhân văn (văn hóa, văn minh) của con người.
Nhân văn ở đây là nhân văn từ trong cách nuôi lẫn cách giết thịt, lẫn cách tiêu thụ. Chuyện ăn thịt chó sẽ không có vấn đề gì ầm ĩ nếu như ở các trại nuôi chó thịt, họ nuôi 1 cách nhân văn trước khi sử dụng chúng, họ quan tâm hơn tới việc chăm sóc miếng ăn và sức khỏe của chúng là cần thiết bởi vì chúng sẽ mang lại lợi ích cho họ . Chuyện ăn thịt chó sẽ không có vấn đề gì ầm ĩ nếu như quá trình giết chó không quá tàn nhẫn như bây giờ. Ngày xưa người ta thọc huyết heo là cứ dao mà thọc vào bất kể con vật kêu la như thế nào, nhưng ngày nay đã có cách giết mổ phần nào nhân đạo hơn. Vậy chuyện giết chó, làm thịt, tại sao không nghĩ ra cách nào tốt hơn là đập đầu, trấn nước....Thậm chí có chỗ các con vật trước khi giết còn bị nhồi nhét vào 1 lồng thở cũng thở không xong, cơm không có 1 hạt mà ăn, bị bỏ đói cho đến tận lúc bị đem ra đập đầu, đó mới chính là vấn đề đáng nói. Và cũng sẽ không có gì đáng ầm ĩ nếu như chuyện thịt chó, giết chó, ăn chó không gây tiêu cực cho xã hội (trộm, cướp...), không làm đau và làm tổn thương đến người khác.

Tôi có đọc 1 câu chuyện ở đâu đó không nhớ, nhưng có người bạn kể rằng ở nước ngoài, đi mua một con gà, chổng ngược cẳng nó xách về là bị phạt, cảnh sát yêu cầu phải bỏ chúng vào giỏ đàng hoàng chứ không được xách ngược lên như thế bởi vì họ quan niệm rằng nó mang lại cho chúng ta đạm, vitamin....cần thiết và chúng ta phải có nghĩa vụ tôn trọng nó.
Nếu bạn tin rằng, động vật được tạo ra, để làm thức ăn cho con người, để cung cấp cho con người sự sống. Vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi tại sao khi nhìn thấy một bức hình ghê rợn đầy máu me, đầy giết chóc, thì chỉ trừ những người có vấn đề về thần kinh, hầu hết chúng ta đều có sự rung động với những hình ảnh ấy. Vậy nếu như động vật dùng để làm thức ăn đồng nghĩa với sự giết chóc là bình thường, thì loài người cần chi đến tạo hóa để phú cho mình các sắc thái tình cảm đau đớn, giận dữ, chua xót với những tội ác và nỗi thống khổ…. Tạo hóa không những cho chúng ta sự rung cảm, mà còn cho cả quyền lựa chọn. Quyền ấy cho phép bạn lựa chọn, trí tuệ sẽ mách bảo bạn nên lựa chọn cái gì. Và ăn gì, cũng là một lựa chọn. Bạn có quyền lựa chọn niềm tin rằng ăn thịt sẽ cho mình sức khỏe kèm với sự sẵn sàng đối mặt với những hình ảnh giết chóc ghê rợn tai lò mổ. Và bạn cũng có quyền lựa chọn niềm tin, rằng nếu 1 ngày bạn không ăn thịt, sẽ có rất nhiều sinh mạng được cứu rỗi, đi kèm đó là cảm giác thanh thản thậm chí là hạnh phúc.
Nhân văn ở đây bao gồm cả văn hóa hành xử, trong hành động, trong ứng xử, trong lời nói. Với một con vật được thuần hóa với mục đích làm bạn với con người, cụ thể là chó mèo, thì văn hóa không cho phép chúng ta ăn thịt bạn, có phải không?
Con người vẫn luôn tự hào mình là động vật bật cao, thế thì vấn đề ở đây, là phải thể hiện như thế nào để đúng với danh xưng đó, xứng đáng bậc "bề trên" của các con vật. Với một con vật dưới trướng mình còn không nhân văn được, thì thử hỏi với đồng loại sẽ ra sao. Tôi không quá bài xích hay kì thị những người ăn thịt chó, nhưng tôi tin vào một câu nói, rằng những người biết yêu thương động vật sẽ là những người không bao giờ có khả năng sát hại đồng loại của mình.
Vẫn thấy người ta bài xích và tranh cãi rất nhiều về vấn đề ăn thịt chó. Cá nhân tôi không quá kì thị hay hiềm khích, bởi vì tôi nghĩ rằng cốt lõi, bản chất việc ăn, dù thịt, hay rau, cũng là không xấu, không thể lấy đó để nói người này ác hay người kia ác mà cần nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác đó là gía trị nhân văn (văn hóa, văn minh) của con người.
Nhân văn ở đây là nhân văn từ trong cách nuôi lẫn cách giết thịt, lẫn cách tiêu thụ. Chuyện ăn thịt chó sẽ không có vấn đề gì ầm ĩ nếu như ở các trại nuôi chó thịt, họ nuôi 1 cách nhân văn trước khi sử dụng chúng, họ quan tâm hơn tới việc chăm sóc miếng ăn và sức khỏe của chúng là cần thiết bởi vì chúng sẽ mang lại lợi ích cho họ . Chuyện ăn thịt chó sẽ không có vấn đề gì ầm ĩ nếu như quá trình giết chó không quá tàn nhẫn như bây giờ. Ngày xưa người ta thọc huyết heo là cứ dao mà thọc vào bất kể con vật kêu la như thế nào, nhưng ngày nay đã có cách giết mổ phần nào nhân đạo hơn. Vậy chuyện giết chó, làm thịt, tại sao không nghĩ ra cách nào tốt hơn là đập đầu, trấn nước....Thậm chí có chỗ các con vật trước khi giết còn bị nhồi nhét vào 1 lồng thở cũng thở không xong, cơm không có 1 hạt mà ăn, bị bỏ đói cho đến tận lúc bị đem ra đập đầu, đó mới chính là vấn đề đáng nói. Và cũng sẽ không có gì đáng ầm ĩ nếu như chuyện thịt chó, giết chó, ăn chó không gây tiêu cực cho xã hội (trộm, cướp...), không làm đau và làm tổn thương đến người khác.

Nhân văn ở đây bao gồm cả văn hóa hành xử, trong hành động, trong ứng xử, trong lời nói. Với một con vật được thuần hóa với mục đích làm bạn với con người, cụ thể là chó mèo, thì văn hóa không cho phép chúng ta ăn thịt bạn, có phải không?
Con người vẫn luôn tự hào mình là động vật bật cao, thế thì vấn đề ở đây, là phải thể hiện như thế nào để đúng với danh xưng đó, xứng đáng bậc "bề trên" của các con vật. Với một con vật dưới trướng mình còn không nhân văn được, thì thử hỏi với đồng loại sẽ ra sao. Tôi không quá bài xích hay kì thị những người ăn thịt chó, nhưng tôi tin vào một câu nói, rằng những người biết yêu thương động vật sẽ là những người không bao giờ có khả năng sát hại đồng loại của mình.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"