Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Đứng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Heng Sarith, EAF
Việt Khôi chuyển ngữ
Tạp Chí Phía Trước
ASEAN đang đi về đâu vào lúc này? Campuchia đã trải qua một năm đầy khó khăn với vai trò Chủ tịch ASEAN trong 2012, vất vả với những căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông và lần đầu tiên gây mất đoàn kết trong khối ASEAN trong lịch sử 45 năm của nhóm này.
Brunei US KerryTuy hiên, Brunei, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2013, đã bằng cách nào đó tạo ra được các cuộc đối thoại giữa tất cả các bên tại Cuộc họp Cấp Bộ trưởng ASEAN (AMM) vào ngày 30 tháng Sáu vừa qua mà không phải chịu nhiều sức ép từ các thành viên. Điều này đã gạt bỏ ra những vấn đề nổi cộm hiện nay mà ASEAN phải đối mặt như tranh chấp trên Biển Đông, mâu thuẫn về Sabah tại phía Bắc Malaysia, bạo lực dân tộc thiểu số và tôn giáo tại Miến Điện, và ô nhiễm sương mù xuyên biên giới gây ảnh hưởng nặng nề tới Singapore, Malaysia và Indonesia. Có vẻ như ASEAN có tiêu chuẩn kép giữa các thành viên của họ. Lý do tại sao ASEAN lại chọn giữ im lặng cho tới nay trong năm 2013 đó là họ đã học được một bài học đắt giá từ những thất bại trong các cuộc hội nghị chung AMM lần thứ 45 hồi năm trước. Sự tái cân bằng chiến lược của Trung Quốc và Hoa Kỳ mang đến những thử thách cho cả khối, và việc này có thể đáp lại bằng bốn cách khác nhau.

Đầu tiên, ASEAN có thể thực hiện cân bằng quyền lực và có thể trở thành một đối thủ nặng ký về quyền lực lớn. Trong năm 2011, Hoa Kỳ tuyên bố chuyển hướng tập trung của họ sang khu vực châu Á–Thái Bình Dương và bắt đầu thực hiện chuyển các lực lượng hải quân quay về vùng này. Điều này đã gây ra sự đối đầu leo lang với Trung Quốc.
Một vài quốc gia trong ASEAN, đặc biệt là Miến Điện và Việt Nam, đã chủ động thực hiện cân bằng các mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những quốc gia này đang tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế và chiến lược sâu rộng hơn với Hoa Kỳ như một phương án để ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc. Nhưng làm bạn với các cường quốc có thể dẫn đến sự nguy hại đối với sự đoàn kết và tập trung của khối ASEAN. Trò chơi cần bằng quyền lực có thể phản tác dụng, ví dụ như tan rã khối đoàn kết ASEAN nếu như họ không được cần bằng một cách khéo léo. ASEAN từ lâu đã được xem như một khối trung lập và không bị ảnh hưởng bởi những nước lớn. Kể từ khi thành lập từ năm 1967, sự trung lập của ASEAN đã mang tới cho họ những thành công chiến lược.
Thứ hai, những người hoài nghi về chủ nghĩa khu vực Đông Á lo sợ rằng cuối cùng thì Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh Đông Á thông qua “Cộng đồng Đông Á” do Trung Quốc lãnh đạo, dù cho Nhật Bản ban đầu đưa ra đề xuất này. ASEAN nhận ra rằng ASEAN+3 (thêm Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc) là cơ chế chính cho việc xây dựng một cộng đồng Đông Á.
Trong bối cảnh này, các quốc gia ASEAN có thể sẽ tiến tới gần với Trung Quốc hơn với các dự án hợp nhất kinh tế khu vực và xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên khu vực, ví dụ như đường ray tàu nối Singapore với Kunming, những gói hỗ trợ song phương, cơ chế Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). Một FTA giữa ASEAN và Trung Quốc có thể cung cấp những lợi ích kinh tế lớn cho ASEAN bởi vì sự tăng trưởng kinh tế mạnh của Trung Quốc và thị trường tiêu thụ trung lưu khổng lồ tại nước này. Nhưng các nước ASEAN đã không màng tới những lợi ích đó vì sự đe dọa quân sự của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào bất cứ một trong các cơ quan này, phần đông các nhà phân tích tin rằng ASEAN sẽ rơi vào đế chế Trung Quốc ở Đông Á.
Đối lập lại, bối cảnh thứ ba là Hoa Kỳ có thể mở rộng chiếc ô an ninh của họ và lãnh đạo khu vực trên phương diện kinh tế thông qua các cuộc hội thảo đa phương. Trong bối cảnh này, các quốc gia ASEAN có thể sẽ ký vào những Hiệp định đa phương do Hoa Kỳ dẫn đầu, ví dụ như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) và những khởi xướng Hợp tác Kinh tế Mở rộng (Expanded Economic Engagement – E3), nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng dòng chảy FDI của Hoa Kỳ vào khu vực này.
Hiện tại, bốn thành viên của ASEAN (Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam) đang tham gia vào các cuộc đàm phán TPP. Vì Hoa Kỳ cần cân bằng chiến lược với Trung Quốc nên ASEAN có thể sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những khởi xướng này. Các quốc gia ASEAN cũng cần các mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là mẫu thuẫn lãnh thổ trên Biển Đông. Một vài quốc gia đã chọn phương án này. Việt Nam và Philippines đang hợp tác cả về chính trị lẫn quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản, bằng những chuyến viếng thăm cấp cao và các cuộc tập trận quân sự chung. ASEAN có thể sư dụng chiến lược đồng minh với Hoa Kỳ như một tấm khiên kinh tế và quân sự chống lại những đe dọa tới từ Trung Quốc. Trong trường hợp đối đầu vũ trang tại Biển Đông, Hoa Kỳ được kỳ vọng là sẽ giúp ASEAN trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thứ tư, những người ủng hộ ASEAN thích bảo vệ “tính tập trung của ASEAN” nhằm cân bằng bản thân họ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. ASEAN biết rằng càng gần với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ thì càng nguy hiểm đối với sự đoàn kết của cả khối. Họ có thể duy trì tính tập trung bằng cách sử dụng “cách ASEAN” qua tư vấn và đồng lòng chấp nhận mọi tiếng nói và yêu cầu của các thành viên trong khối. Lo sợ bị thống trị bởi các sức mạnh lớn có thể giúp ASEAN củng cố bản thân và duy trì sự đoàn kết, bảo vệ tư tưởng đồng thuận, và hợp tác cẩn trọng hơn với các sức mạnh trong khu vực. Sự quan trọng của ASEAN đối với chủ nghĩa khu vực Đông Á chủ yếu là do tính trung lập của họ – Trung Quốc và Nhật Bản có thể không tin tưởng nhau, nhưng ASEAN thì đa số cho rằng không thể tách rời. Với tài sản vô giá này và “cách ASEAN”, ASEAN có thể xem xét mọi quan tâm và mong muốn của mọi bên.
ASEAN nên chọn phương án cuối cùng. Bảo vệ tính tập trung ASEAN là sự lựa chọn chiến lược đáng được chấp nhận nhất. Làm điều này đồng nghĩa với việc đưa vị trí chiến lược của cả khối về phía trước và giúp duy trì hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng của cả khu vực. Bước đầu để đạt được chiến lược này là tập trung vào xây dựng cộng đồng ASEAN và xây dựng những phương án hòa giải mẫu thuẫn trong khu vực. ASEAN phải củng cố bản thân và tìm ra khoảng cách đúng nhất giữa hai thế lực – Hoa Kỳ và Trung Quốc.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"