Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường
việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình
trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.
Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng
minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn
mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình
diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng
cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân
dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các
vấn đề nhân quyền.
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi
các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng
tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật
nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền
của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức
các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận
động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ
nhân quyền.
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện,
thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề
chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức
trách Việt Nam tiến hành.
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi
chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự
năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ
phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia
một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền.
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được
sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy
vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn
hoà lên blog của họ.
Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi
người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự
do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng
bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.
Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của
HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩy nhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc
gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng
Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt
Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân
quyền.
Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ điều 258 để
chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân
quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh
cử.
Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ
như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các
thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền
của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.
Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các
nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân
quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những
người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi
phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của
Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận
có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.
_________________________
Bản tiếng Anh (English Version)
STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS
VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHT COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT
The United Nations Human Rights Council (HRC) is responsible for
strengthening the promotion and protection of human rights around the
globe and for addressing situations of human rights violations and
making recommendations on them.
As a candidate for the HRC for the 2014-2016 tenure, Vietnam must
demonstrate its commitment to cooperating with the HRC and upholding
“the highest standards in the promotion and protection of human rights”.
These obligations and responsibilities do not only apply on the
international arena, but also inside Vietnam. The Vietnamese government
also needs to review the human rights situation in their own country and
the Vietnamese people also have a right to freedom of opinion and
expression, including on these matters.
In order to improve the protection of human rights in Vietnam, we
will take HRC's principles as guidelines for our actions, which also
comply with Vietnam’s obligations under international human rights law.
We will:
- Continue to promote and inform the Vietnamese people about their
rights by publicly distributing the Universal Declaration of Human
Rights (UDHR), organizing public forums to discuss human rights in
Vietnam and advocating for necessary improvements of the respect and
protection of human rights.
- Continue to monitor, publicly report and comment on improvement,
setbacks, or violations of human rights in Vietnam, with a focus on
policy and practice by the Vietnamese authorities that affect human
rights.
In order to fulfill these responsible actions, we call upon the
Vietnamese government and the HRC to review Article 258 of the 1999
Penal Code, amended in 2009 - “crime of abusing democratic freedoms
to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and
interests of organizations and/or citizens”.
In May 2013, two bloggers were detained right after they distributed
the UDHR and police accused them of abusing democratic freedoms to
infringe upon the interests of the State. Only weeks later, two other
bloggers were detained after participating an outdoor picnic to discuss
the content of the UDHR.
Most recently, in May and June 2013, Article 258 was used to arrest
blogger Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy forexercising
their rights of freedom of expression by peacefully publishing texts on
their blogs.
This article is in breach of the Article 19 of the UDHR: "Everyone
has the right to freedom of opinion and expression; this right includes
freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and
impart information and ideas through any media and regardless of
frontiers."
It would be a great responsibility to serve as a member stateof the
Human Rights Council, and an opportunity to promote human rights
domestically and abroad. For a successful candidacy, we believe Vietnam
must repeal or make amendments to Article 258 to ensure that Vietnamese
people are free to educate themselves about and promote human rights.
We hope that Vietnam will consider the abrogation of Article 258 to
demonstrate its commitment and contribution to promoting and protecting
human rights, and we hope that the General Assembly members will push
Vietnam to do so during the campaigning period.
We request Vietnam to present its human rights pledges as a candidate
well before the election, to enable members of the General Assembly to
assess its human rights commitment. The abrogation of Article 258 should
be among the pledges.
As said by Ban Ki-moon, UN Secretary-General - “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.”
As advocates for freedom of expression in Vietnam and victims of human
rights violations because of our activism, we view Vietnam's candidacy
for the HRC as a platform for constructive human rights discussions in
our country.
DANH SÁCH CÁC BLOGGER KÝ BẢN TUYÊN BỐ
(List of the Vietnamese Bloggers Signing the Statement)
1. Võ Quốc Anh - Nha Trang
2. Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
3. Phạm Lê Vương Các – Sài Gòn
4. Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
5. Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Norway
6. Lê Dũng - Hà Nội
7. Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
8. Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
9. Mai Xuân Dũng - Hà Nội
10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
11. Ngô Nhật Đăng – Hà Nội
12. Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
13. Phạm Văn Hải - Nha Trang
14. Hoàng Thu Hà - Hà Nội
15. Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
16. Nguyễn Vũ Hiệp – Hà Nội
17. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
18. Nguyễn Thị Hợi - Nam Định
19. Lê Anh Hùng – Quảng Trị
20. Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
21. Nguyễn Việt Hưng – Hà Nội
22. Đặng Thị Hường - Hà Nội
23. Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
24. Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
25. Bùi Tuấn Lâm - Hà Nội
26. Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
27. Vũ Thị Thùy Linh – Hà Nội
28. Đào Trang Loan – Hà Nội
29. Lê Thăng Long - Sài Gòn
30. Nguyễn Tiến Nam - Yên Bái
31. Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
32. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
33. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
34. Bùi Thị Nhung - Sài Gòn
35. Lê Hồng Phong – Hà Nội
36. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
37. Trương Minh Tam - Hà Nội
38. Hồ Đức Thành – Hà Nội
39. Phạm Văn Thành - Pháp
40. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
41. Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
42. Châu Văn Thi - Sài Gòn
43. Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
44. Võ Trường Thiện - Nha Trang
45. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
46. Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
47. Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
48. Nguyễn Thành Tiến
49. Phạm Toàn - Hà Nội
50. Trịnh Văn Toàn – Hà Nội
51. Lê Thu Trà - Hà Nội
52. Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
53. Phạm Đoan Trang - Hà Nội
54. Nguyễn Thu Trang – Hà Nội
55. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
56. Phạm Văn Trội - Hà Nội
57. Hoàng Anh Trung - Hà Nội
58. Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
59. Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
60. Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
61. Đặng Vũ Tùng – Thụy Sĩ
62. Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
63. Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn
64. Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
65. Bùi Quang Viễn –Sài Gòn
66. Lê Công Vinh – Vũng Tàu
67. J.B Nguyễn Hữu Vinh – Hà Nội
68. Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
69. Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ NHẬN TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM
(List of International Organizations Receiving the Statement)
1. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights
InfoDesk@ohchr.org
2. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
yap@forum-asia.org
3. Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
seapa@seapa.org
4. Human Right Watch
hrwpress@hrw.org
5. Freedom House
info@freedomhouse.org
6. Committee to Protect Journalists (CPJ)
info@cpj.org
7. International Freedom of Expression Exchange network (IFEX) campaigns@ifex.org
media@ifex.org
8. International Federation for Human Rights (FIDH)
amanet@fidh.org
9. Civil Rights Defenders
info@civilrightsdefenders.org
10. Amnesty International
press@amnesty.org
11. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
info@forum-asia.org
12. Human Right Law Network
contact@hrln.org
13. Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN)
http://www.seahrn.org
14. Southeast Asia Press Alliance(SEAPA)
http://www.seapabkk.org
15. Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA)
sida@sida.se
16. Open Society Foundation (OSF)
http://www.opensocietyfoundations.org
17. Front Line Defenders
info@frontlinedefenders.org