Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (kỳ 3)

Phạm Đoan Trang

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation.
Năm 2012, toàn thế giới có 71 nhà báo bị sát hại, trong đó nước có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất là Syria với 29 trường hợp (*). Nếu loại trừ hai điểm nóng, trong tình trạng nội chiến và xung đột, là Syria và phần lãnh thổ Palestine do Israel chiếm đóng, thì nhà báo bị giết chủ yếu ở một số nước châu Phi, Mỹ Latin và Nam Á. Trong khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Philippines mỗi nước cũng góp một vụ.

Việt Nam từ trước đến nay không có trường hợp nào nhà báo bị sát hại trong khi tác nghiệp hoặc vì nguyên nhân liên quan đến công việc. Chỉ có một thảm kịch, có thể coi như mưu sát bất thành, là vào ngày 4/7/1991, nhà báo Trần Quang Thành bị tạt axit vào mặt, gây bỏng nặng và tàn phế. Trước đó, ông đã bị xã hội đen đe doạ sẽ trả thù, và theo lời ông khẳng định với báo Người Việt năm 2011 thì “chỉ có công an tiết lộ cho chúng biết là tôi cung cấp tài liệu thôi”. Điều đáng nói là không một tờ báo trong nước nào đăng tin về chuyện của ông Thành, và vụ việc đến nay đã rơi vào quên lãng.

Ngoài sự kiện bi thảm này (trong đó nạn nhân chưa bị sát hại), Việt Nam không bị liệt kê vào danh sách quốc gia nguy hiểm chết người đối với nhà báo; hay nói cách khác, trong câu chuyện về quản lý báo chí ở Việt Nam, biện pháp “giết” chưa bao giờ được dùng đến. Điều đó khiến cho các nhà quan sát nước ngoài, khi bàn đến tự do báo chí, có thể cho rằng dù gì đi nữa, Việt Nam vẫn có tự do báo chí, nhà báo được bảo vệ và môi trường tác nghiệp của họ rất an toàn.

Nhưng điều đó lại cũng hé lộ một khía cạnh khác để chúng ta suy nghĩ: Ngoại trừ nguyên nhân xung đột, nội chiến, việc nhà báo ở một số nước bị sát hại, chứng tỏ ở các quốc gia đó tồn tại báo chí độc lập, báo chí điều tra, chống tham nhũng. Còn ở Việt Nam, chưa có nhà báo nào bị giết, rất có thể là vì chúng ta chỉ có một nền truyền thông nhất loạt chịu sự định hướng, chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước, hoàn toàn không độc lập; không tồn tại báo chí điều tra, chống tham nhũng, chống tiêu cực. Nói đơn giản, nhà báo Việt Nam nhìn chung chưa được làm gì và chưa làm được gì để mà bị giết cả – họ không đủ nguy hiểm!
“Biển Đông dậy sóng”

Trang blog Ba Sàm hôm 3/7 đưa ra một phát hiện mới về một chuyện không hề mới trong nền báo chí Việt Nam: “Trên đất nước xã hội chủ nghĩa tươi đẹp này, có hai nơi được giữ bí mật như cung cấm. Đó là phòng họp Ban Chấp hành Trung ương/ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và… nhà tù”.

Quả thật đúng như vậy. Liên quan đến hai nơi này, tất cả các vấn đề, các chính sách lớn, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của “chế độ” hay nói đúng hơn là của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng được giữ bí mật và/hoặc được “xử lý linh hoạt” theo từng trường hợp cụ thể. Một trong các vấn đề đó là chính sách ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc, mà một phần của nó là tranh chấp chủ quyền trên đất liền và trên biển giữa hai nước.

Các nhà báo đã, đang và sẽ không bao giờ có thể tìm ra một văn bản nào nêu cụ thể đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng với “nước bạn”, hay một văn bản nào cụ thể hoá cách quản lý báo chí trong vấn đề này. Dư luận chỉ có thể đồn đoán rằng đây có lẽ là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, bằng chứng là những vụ blogger và nhà báo bị xử lý trong vòng 6 năm qua (2007-2013) đều có yếu tố Trung Quốc:

    Tháng 12/2007: VietNamNet bị phạt vì bài “Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: nhìn từ Hoàng Sa-Trường Sa”

    Tháng 1/2009: Tạp chí Du Lịch bị đình bản ba tháng, Tổng Biên tập bị cách chức, vì bài “Tản mạn cho đảo xa”

    Tháng 8-9/2009: Một số blogger bị bắt tạm giam vì “xâm hại an ninh quốc gia” (in áo phông kêu gọi chống dự án bauxite).

    Năm 2009-2012: Tại các hội thảo quốc tế về Biển Đông, tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM, nhà báo bị kiểm soát chặt chẽ và bị ngăn chặn khiến không thể tác nghiệp. Thông tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không được đăng tải trên bất kỳ tờ báo chính thống nào, trừ phi để chỉ trích và để “vạch trần âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng lòng yêu nước”.

Đó là chưa kể hàng trăm cuộc gọi điện thoại kín và tin nhắn cho toà soạn, cho cá nhân phóng viên và lãnh đạo của cơ quan báo chí, để dặn dò, chỉ đạo trước khi đăng bài, để nhắc nhở, phàn nàn sau khi bài đã được đăng tải.

Trong khi đó, điều mà người làm báo nào cũng nhận thấy, là vấn đề quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thật ra là một đề tài được độc giả rất quan tâm hiện nay.
Cung không đáp ứng cầu

Trong kinh tế, sự can thiệp của Nhà nước luôn là yếu tố quan trọng khiến thông tin thị trường bị bóp méo và gây nhiều hệ luỵ. Trong truyền thông, mà ví dụ điển hình là trong chủ đề tranh chấp Biển Đông, khi cung và cầu về thông tin không được cân xứng thì một số hậu quả sau đây xảy ra:

    Thông tin vỉa hè lên ngôi, thuyết âm mưu tràn ngập. Một trong những thông tin đầy tính chất thuyết âm mưu là “Đảng Cộng sản Việt Nam bán nước cho Tàu”. Những người muốn giữ sự khách quan và duy lý hẳn sẽ khó mà đồng ý với lời buộc tội này, vì lấy đâu ra bằng chứng. Nhưng với những hội nghị, hội thảo triệt để ngăn chặn phóng viên tác nghiệp, với những tin nhắn và cú điện thoại chỉ đạo bí mật, với những văn bản “định hướng thông tin tuyên truyền” rất sơ sài và chung chung như nghị quyết, nhà báo nào duy lý sẽ khó mà không tự hỏi: “Họ (chính quyền) đang thực sự làm gì?”.

    Việc đưa tin, viết bài về tranh chấp Biển Đông trở thành một thứ “trái cấm” hấp dẫn, đưa đến hiện tượng một số báo và phóng viên thích tìm cách xé rào, trong khi không phải trình độ của ai cũng đáp ứng được đòi hỏi của công việc. (Có một thực tế là viết về tranh chấp Biển Đông tự nó đã khó, số lượng chuyên gia và nguồn tài liệu đáng tin cậy mà phóng viên có thể viện dẫn khi viết bài lại quá hiếm). Điều này gây ra hiện tượng mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, từng phàn nàn, rằng một số tờ báo coi chuyện chủ quyền quốc gia như đề tài để câu khách, bán báo.

Cách câu view, câu khách cũng không khó lắm: Sử dụng tựa đề thật giật gân; thông tin mang tính giai thoại/ sai/ thiếu/ không kiểm chứng được cũng sử dụng hết; đặc biệt nên phỏng vấn các nhân vật có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ, thậm chí nặng màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Hậu quả: Chất lượng sản phẩm báo chí tiếp tục thấp (như nó vẫn thấp); và đặc biệt, chính quyền càng có thêm cớ để nói rằng cần phải quản lý báo chí chặt chẽ trong lĩnh vực “thông tin - tuyên truyền” về Biển Đông.
Đừng bắt chúng tôi phải đồn đoán!

Lý luận được các dư luận viên hoặc người mang phong cách dư luận viên ưa dùng là “nếu thực sự quan tâm thì ắt sẽ tự tìm hiểu và có thông tin”. Với quan điểm này, việc công khai, minh bạch, cung cấp thông tin cho người dân (trong đó có báo chí) từ chỗ là nghĩa vụ của Nhà nước lại trở thành một trò thách đố đối với nhân dân.

Thêm nữa, với sự “tự do báo chí kiểu Việt Nam”, có những thông tin mà nhà báo chính thống còn chẳng thể tiếp cận được, nói gì đến blogger.

“Kể từ tháng 12/2006 khi đồng chí Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC đến nay (2011), chưa có đoàn cấp cao nào của Trung Quốc sang Việt Nam, dù ta sang thăm bạn rất nhiều. Phía Trung Quốc thường đòi ủy viên Bộ Chính trị – cụ thể là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – của ta sang thăm chính thức bạn, còn phía bạn chưa có ai sang ta, viện dẫn các lý do như là bận nọ kia… Điều này cũng gây tâm tư cho phía ta, vì bạn kêu bận mà một thời gian dài, bạn không thăm ta song lại đi thăm khắp các nước trong khu vực, kể cả Lào, Campuchia…”.

Blogger nào có thể tiếp cận những thông tin như trên chăng?

-------

(*) Số liệu năm 2012 của Uỷ ban Bảo vệ Các Nhà báo (Committee to Protect Journalists)

The press is totally free to take photos of the accused
during a trial against a former beauty queen
under charge with procuring prostitute. Ảnh: Thuận Thắng (tuoitre.vn)

* * *
THE VIETNAMESE STYLE OF MEDIA FREEDOM (PART 3)

In 2012, there were 71 journalists killed worldwide. Syria became the deadliest place for the press with 29 journalists murdered. (1) Apart from two hot spots including Syria and the occupied Palestinian territory, journalists were killed mostly in Africa, Latin America and South Asia. In the Southeast Asia region, Cambodia and the Philippines each contributed one case.

In Vietnam, on the contrary, no journalist has been murdered for their professional work. One exception which could be construed as attempted murder was the acid assault against journalist Tran Quang Thanh on July 4, 1991, leaving him disfigured and handicapped. Days before the attack he had received death threats from an anonymous gang, about which he told the Nguoi Viet in 2011, “only the police knew and revealed to the gang that I was the informant.” Notably no local newspaper reported anything about his story, which subsequently fell into oblivion.

Despite this attack, Vietnam was not featured in the list of deadliest countries to be a journalist. In other words, Vietnam does not control the media by killing journalists. This may tempt western observers, when discussing free media, to think that no matter what has been said and done, Vietnam still has a free press, with its journalists protected in a safe environment.

Ironically, the good news also implies another aspect worth considering. That is to say, armed conflict and civil war excluded, the fact that journalists get killed in some countries indicates that those countries have independent media with investigative and anti-corruption journalism. Meanwhile in Vietnam, there has not yet any murder of journalist. This may be explained by the fact that the press in Vietnam is under strict state control; the press is not at all independent and investigative, there is nothing close to anti-corruption journalism. Put simply, Vietnamese journalists in general are not allowed to do work that is worth being killed for. Too obedient to be killed, they are not influential enough.
A simmering Southeast Asian Sea

One of the leading opposition blogs in Vietnam, Ba Sam, on July 3 presented its finding on an apparently already-known topic in the Vietnamese media, “In our beautiful socialist country, there are two places kept as secret and inaccessible as a forbidden palace and they are the meeting room of the Central Committee of the Communist Party/ the Politburo and the prisons.”

True. Accordingly, every macro issue and policy that can challenge the legitimacy of the regime, or, to be exact, the survival of the Vietnamese Communist Party, are kept secret and/or dealt with on a case-to-case basis. One such issue is Vietnam’s policy toward China, part of which is land and maritime sovereignty disputes between the two nations. (2)

The press will never find any statement in written form about the policy of the VCP toward its Chinese counterpart. Nor will they find any specific document clearly stating the direction of media controlling in this area. So the public just can guess and spread rumors that the China-Vietnam relations is perhaps a highly sensitive issue. This sensitivity was demonstrated by many of the arrests of and sanctions against bloggers and journalists between 2007 and 2013 involved Chinese elements.

    December 2007: VietNamNet was punished for publishing the article “Power of the Vietnamese Consensus Regarding the Paracel & Spratly Issue.”

    January 2009: Tourism Journal was suspended for three months, its editor-in-chief removed from his position, for having published the article “A Few Words about the Remote Islands.”

    August – September 2009: Several bloggers were detained and accused of “violating national security” by getting involved in a plan to produce T-shirts opposing China’s bauxite mining project in Vietnam.

    From 2009 to 2012: The press was tightly controlled in all international conferences on Southeast Asian Sea dispute, where journalists were barred from doing their work. None of the anti-China protests was reported by any mainstream media, except for the purpose of criticizing protestors and “exposing the nefarious plot of hostile forces under the cover of patriotism.”

That is not to mention hundreds of private phone calls and text messages to single media agencies, reporters, and editors. They were made to instruct and to “guide” the press during the pre-publishing process, and to give warnings and complaints after that.

Ironically, any journalist can be confident that the Vietnam-China relations is actually a topic of much public concern.
Supply fails to meet demand

Economists believe that state intervention is always among the important factors that distort market information and manipulate market prices. In the realm of communication and mass media, typically and particularly in covering the South China Sea dispute, when the supply and demand for information are not balanced, the following things happen:

    Gossips and unverifiable information become the trend with widespread conspiracy theories. One such conspiracy is the assumption that “the VCP has made a sellout of national territory to China.” Those who want to keep neutral and rational must find it difficult to accept this assumption without obtaining relevant evidence. But, given that the press is barred from reporting, the secret text messages and phone calls of instruction, and the documents of “propaganda guidance” with their vague and ambiguous language, a truly rational journalist cannot resist asking him/herself, “What is the government really doing?”

    The coverage of South China Sea dispute becomes a kind of “forbidden fruit” so appealing that some newspapers and journalists feel tempted to cross the red line to do it, although they may not meet the requirements of the work. (The fact is that while writing about sovereignty disputes is itself challenging, there are hardly reliable experts and reference resources for the press.) This leads to a phenomenon about which Nguyen Phuong Nga, former spokeswoman of the Ministry of Foreign Affairs, once complained, “Some media agencies appear to consider national sovereignty as a hot topic for them to court audience and to increase sales.”

The tactics they adopt to court audience are quite simple: shocking titles, anecdotes, unverifiable and misleading information are all accepted. It is especially advisable to interview those with a strong anti-China mind, even nationalists. The result is poor journalistic works, as there remains to be, and, most importantly, more excuses for the government to hold its grip on the press, especially in relation to “propaganda activities” about the South China Sea issue.
Don’t twist our mind!

A fallacy usually committed by the VCP’s “rumormongers” (3), or public opinion shapers, is that “if one really cares about something, one will surely try to learn about it, thus become informed.” That is to say, if one is concerned enough about the Vietnam-China relations, one must try to learn about it oneself. As a result, transparency – or the state obligation of keeping the citizens informed of public policy – has become a mind game for the people, including the press.

Furthermore, with the Vietnamese style of press freedom, there are numerous sources that are inaccessible even to mainstream media, let alone citizen journalists.

“Since December 2006 when comrade Hu Jintao visited Vietnam to attend the APEC Summit until now (2011), there has not been any high-level Chinese delegation coming to visit Vietnam despite the many visits of ours to our friend (China – note mine). Our friend usually requests our Politburo members, particularly General Secretary and President, to pay official visit to her, while none of our comrades has not made any visit to us, saying they were all too busy. This inevitably causes us to feel uneasy. Our friend said she is busy and has not visited us for a long time, but at the same time, she went to other countries in the region, including even Laos and Cambodia…”

Can any blogger ever attain such information?

-------

(1) Committee to Protect Journalists (CPJ), 2012.

(2) The maritime sovereignty dispute between Vietnam and China has loomed over all suppressive acts by the Vietnamese government against their people in recent years: the Vietnamese Communist Party appears to face a dilemma of either taking the side of their nationalist citizens or maintaining the “comradeship” with their Chinese counterpart. At times they seem to appease the assertive China even when this means an attack on media freedom: dozens of anti-China bloggers and street protestors have been arrested in recent years.

(3) On January 9, 2013, Head of the Hanoi Party Committee’s Propaganda Department, Ho Quang Loi, in a meeting to review the press’ activities in 2012, said Hanoi must be the “focal site of reactionaries” during the year. He said the propaganda measurements were that the Department had set up a force of 900 “rumormongers” (ie. those who make up rumors) across the city “to fully exploit the power of propagandists.” At the same time, the City’s press, “in obedience to the orders from the superiors in dealing with sensitive cases”, has founded teams of “button-pressing, rapid response journalists”.

“Rumormongers” and “rapid response journalists” have since become popular terms to mean those who are paid by the Party to shape public opinions online. The equivalent English word for them is “cyber troops” or “Internet trolls.”

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"