Nguyễn Anh Dũng
Dân Luận
Chuyện nghe có vẻ lạ và buồn cười nhưng rất tiếc đó lại là sự thật,
khi mà tham nhũng, bao che cho tham nhũng không còn là hành vi của một
vài cá nhân có tính chất ăn mảnh. Mà đã trở thành có tổ chức trong hệ
thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phươg.
Lịch sử quốc hội còn ghi nhớ, tại kỳ họp thứ X, khóa XI ngày
26/11/2006, được truyền hình trực tiếp trên VTV1. Nóng bỏng phiên chất
vấn ủy viên TW Đảng, chánh án tòa án NDTC Nguyễn Văn Hiện về việc đã
lũng đoạn ngành tòa án, gây ra hơn 9000 vụ án oan sai trong một năm. Sử
dụng thẩm phán theo kiểu "Vơ vét" và để xét xử tốt, bị can, bị cáo,
đương sự phải... "Tốt".
Trả lời chất vấn với thái độ hỗng hách, trịnh thượng, đến nỗi các đại
biểu quốc hội bức xúc: "Nghe chánh án trả lời thì thấy ông đã không
khiêm tốn, không tự nhận trách nhiệm về những vấn đề còn tồn tại trong
ngành. Lời lẽ của ông xin nói thẳng, có chỗ như ngoài đường phố chứ
không phải của một chính khách trả lời trước QH, trước cử tri cả nước".
Chủ tọa kỳ họp, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đã phải nhắc nhở
ông chánh án: Yêu cầu thái độ cởi mở, cầu thị hơn của người trả lời chất
vấn.
Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng BCĐ TW về PC tham nhũng, ít
ra cũng đã có công văn số 773/VPBCĐ-V.III ngày 09/10/2008. Gửi Ủy ban
kiểm tra trung ương Đảng. Về việc giải quyết đơn tố cáo hành vi tham
nhũng của Nguyễn Văn Hiện. Trong vụ án oan sai tại phường Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội. Theo quy định kèm theo quyết định số 190-QĐ/TW ngày
29/9/2008 của Bộ chính trị: Giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán
bộ thuộc diện TW quản lý.
Tưởng rằng sẽ bớt đi được một con sâu bự, thế nhưng sau một nhiệm kỳ
"Ngồi chơi xơi nước", Nguyễn Văn Hiện quay trở lại chính trường, phản
ánh một thực tế: Tham nhũng để tồn tại, tồn tại để tham nhũng, cũng là
để chứng minh: THAM NHŨNG LÀ QUỐC SÁCH là lẽ sống của quan chức nhà nước
cộng sản VN.
TBT Nguyễn Phú Trọng khi đi dân vận đã nói đến cái tinh thần "Nhân
văn Việt Nam" trong xử lý kỷ luật đảng: ‘Kỷ luật mà không tính kỹ thì
lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội
bộ". (Báo Tuổi Trẻ 1/12/2012).
Lời phát ngôn của TBT rõ ràng trái với tinh thần NQ TW III, khóa X:
"Không được dung túng, bao che. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử
lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm hành chính hoặc hình
sự, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ
hưu".
Đồng thời lại mang tính chất thỏa thuận, thông đồng với nhau để cùng
tồn tại. Nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Đó chính là tư
tưởng của các thế lực thù địch, phản động nằm ngay trong lòng chế độ.
Vậy Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, NS Việt Khang,
các Blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, 14 thanh
niên công giáo và nhiều người khác có được hưởng cái "Tinh thần nhân
văn" như TBT nói hay không? Trong khi đó "Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật" (Điều 52 HP).
Khi làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013. TBT Nguyễn Phú Trọng
đã láy lại nhiều lần từ "Muốn" và áp đặt luôn "Thì như thế là suy thoái
chứ còn gì nữa!". Rồi lại đặt câu hỏi: "... Thì đó là cái gì"? Là người
dân bình thường, ai cũng thừa hiểu: Lời nói đó đã bao hàm ý vu khống,
đe dọa, khủng bố tinh thần người dân của một quan cai trị. Là TBT với
học hàm tiến sỹ mà không hiểu được rằng: Đó là QUYỀN CON NGƯỜI.
Với điều lệ Đảng cùng bộ máy khổng lồ của các cơ quan kiểm tra, thanh
tra và điều tra, thừa sức để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng. Thế nhưng
tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển, dẫn đến chỉ số nhận thức tham
nhũng 2012 (CPI) vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, Việt
Nam đứng thứ 123 trong số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, tụt 11 bậc so
với năm ngoái.
Việc TBT Nguyễn Phú Trọng với tư cách là trưởng BCĐ TW về PC tham
nhũng lại bao che cho hành vi tham nhũng của UV BCĐ Nguyễn Văn Hiện bằng
sự im lặng, cố tình đánh "Chìm xuồng" vụ tham nhũng nổi cộm này. Tức là
TBT đã vi phạm điều 132, 313 LHS. Đây lại thêm bằng chứng: Tham nhũng
đang ngầm trở thành quốc sách.
Đàn áp bắt bớ người biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm chủ quyền
quốc gia; Bóc lột, đầy đọa dân oan; Sách nhiễu, cản trở sinh hoạt tôn
giáo; Hoãn phiên tòa vì bị cáo chưa bị đình chỉ sinh hoạt đảng... "Thì
đó là cái gì"?. Cũng xin trả lời hộ Ông: Thì như thế là suy thoái chứ
còn gì nữa!
Với trọng trách là người đứng đầu chế độ, lời nói và việc làm của TBT
và những người như ông, nhẽ ra phải như "Khuôn vàng, thước ngọc" để
lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhưng rất tiếc Ông đã tự bôi nhọ, tự hạ
thấp uy tín của mình xuống ngang hàng với các loại tội pham. Trái với
luân thường đạo lý, thậm chí vi phạm pháp luật.
Hành vi đó như mảnh đất tốt, cho những mầm độc sinh sôi nẩy nở theo
cấp số nhân. Đã vô hiệu các nghị quyết của trung ương Đảng và pháp luật
của nhà nước về chống tham nhũng, dẫn đến hậu quả nặng nề đang diễn ra
như hiện nay.
Dường như tham nhũng đã trở thành quốc sách, là sản phẩm của chế độ
độc tài, ở đó "Hình thức cai trị độc đoán do các kẻ hay một đảng cầm
quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội
trong quốc gia đó ràng buộc" (Wikipedia).
Tham nhũng và độc tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà
nước pháp quyền. Muốn chống tham nhũng không có cách nào khác là sửa
đổi điều 4 Hiến pháp và thực thi quyền con người.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2013,
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh
Nơi nhận:
- TW Đảng và nhà nước
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra
- TW Đảng và nhà nước
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra