Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Đôi lời lạm bàn về dân chủ và sự bình đẳng

QV
Theo Nhật Ký Yêu Nước
Chúng ta, chắc hẳn vẫn còn nhớ câu nói để đời của Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan: "Dân chủ Việt Nam cao gấp vạn lần dân chủ tư sản" trong bài viết của bà: “Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”đăng trên báo Nhân Dân [1] mà như nhà văn Bọ Lập viết rằng: Chọc tức dân [2]
Nay người viết xin được nêu lên một và nhận định thô thiển về sự khác nhau mang tính bản chất của dân chủ (democracy) và sự bình đẳng (equality) trong tương quan so sánh giữa Tư Bản (capitalism) và Xã Hội Chủ Nghĩa (socialism - nếu có). Trong phạm vi hẹn hẹp và cũng không muốn làm nhức mắt độc giả của NKYN, xin chỉ được bàn tới khía cạnh kinh tế.
Chúng ta nên biết, xây dựng lên một xã hội loài người bình đẳng là ước muốn từ bao đời nay. Nhưng nó không hề dễ.

Bình đẳng hoá các điều kiện vật chất lúc đầu để tạo ra bình đẳng cho cơ hội được tiến lên là một chuyện. Tuy nhiên, nếu muốn ai cũng như nhau về mặt kinh tế thì lại là một chuyện khác.
Bình đẳng trong chế độ dân chủ tự do bao gồm bình đẳng về chính trị, bình đẳng về xã hội, và bình đẳng về cơ hội. Sự bình đẳng đó khác với bình đẳng về kinh tế theo đòi hỏi của chủ nghĩa xã hội.
Mặc dầu các bình đẳng về dân chủ, đặc biệt là bình đẳng về chính trị, có những ảnh hưởng quan trọng về kinh tế và những ý nghĩa bao hàm về kinh tế (nhất là khi bình đẳng về cơ hội được giải thích như là bình đẳng khởi đầu cho tất cả mọi người). Tuy nhiên, "có một lằn ranh phân cách, và một khi đi ra ngoài lằn ranh đó thì sự bình đẳng dân chủ khác hẳn với cái sự bình đẳng kinh tế của chủ nghĩa xã hội Mác-xít".
Lý giải, sự bình đẳng kinh tế theo kiểu chủ nghĩa xã hội bắt buộc là phải hoàn toàn giống nhau về kinh tế, bằng cách chia đồng đều tài sản cho tất cả mọi người hay là nhà nước làm chủ tất cả các tài sản, theo công thức "không ai có quyền lực kinh tế nào cả."
Như vậy thì có nhiều sự khác biệt lớn lao giữa bình đẳng kinh tế dân chủ và bình đẳng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trước hết, bình đẳng kinh tế dân chủ quan tâm hơn tới vấn đề công bằng và các điều kiện lúc đầu. Trong khi đó bình đẳng kinh tế xã hội chủ nghĩa thì lại bận tâm làm sao cho mọi người và kết quả đều giống nhau.
Điểm thứ hai là hai loại bình đẳng đó có hai mục đích khác nhau. Bình đẳng kinh tế dân chủ nhằm cho tất cả mọi người một quyền lực kinh tế lúc đầu như nhau và để có cơ hội tiến thân như nhau. Trong khi đó, bình đẳng kinh tế theo chủ nghĩa xã hội thì có "mục đích là lấy hết tất cả các quyền lực đi từ mọi người với mục đích duy nhất là khiến cho mọi người đều như nhau."
"Có một vực thẳm ngăn cách giữa hai lý thuyết đó, giữa bình đẳng về quyền lực để tiến thân và sự san bằng bắt buộc, giữa sự cho các cơ hội bình đẳng và các thời điểm như nhau - dựa trên tiền đề là những người thụ hưởng các quyền đó không nhất thiết phải giống nhau-và việc đưa ra một sự đồng đều như là một giải pháp tối hậu cho những vấn đề về quyền và cơ hội này"
Cái khó khăn lớn nhất đối với công thức của xã hội chủ nghĩa về bình đẳng kinh tế là: "để tiến tới việc coi mọi người như nhau thì chúng ta phải đối xử với mọi người một cách khác nhau... Điểm then chốt là... trong khi theo đuổi mục đích bình đẳng tối hậu thì nhà nước có thể làm thiệt hại tới vấn đề đối xử bình đẳng, tới một điểm mà sẽ không còn một chút bảo đảm nào cho việc theo đuổi cái mục đích mà họ nói là họ chủ trương".
Trong phạm vi hạn hẹp và cũng không muốn làm đau đầu độc giả của NKYN, người viết xin dừng lại tại đây. Rất hi vọng chút kiến thức thô thiển có thể mang lại một cái gì đó cho độc giả.

Tham khảo:

[1] Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với câu nói nổi tiếng trong bài “Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”, báo Nhân Dân. http://www.baomoi.com/Vai-tro-lanh-dao-cua-Dang-doi-voi-cach-mang-Viet-Nam-trong-thoi-ky-moi/122/7298483.epi#6Z7E9AlrmrbH
*) Rất nhiều ý phân tích trong luận điểm này được tham khảo từ bài viết: Bình đẳng và dân chủ
Bản dịch của Học Viện Công Dân http://www.icevn.org/vi/node/2191
QV

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"