Duy Thông
Dân Luận
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng thương mại vay vốn đầu tư xây dựng dự án Thủy điện Lai Châu giữa EVN và Vietcombank. Nguồn: vietcombank.com.vn
Buổi họp báo định kỳ do Bộ Công thương tổ chức chiều 1/7/2013 toát
lên 1 thông điệp: Giá điện sẽ tăng, sớm muộn gì cũng tăng, nhưng đúng là
chưa tăng từ 1/7, và lần tăng tới đây thì chưa áp dụng biểu giá bán
điện mà EVN mới dày công thiết kế. Theo đó, các nghành sản xuất sẽ ảnh
hưởng rất lớn, thậm chí một số DN có thể phá sản.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ EVN, năm 2013, ngành điện quyết
tâm tăng giá 12 – 15%, tăng thành nhiều đợt. Đợt thì do EVN, đợt thì do
Bộ Công thương và đợt do Chính phủ quyết định. Cái được của EVN qua cuộc
họp báo nói trên là đã chính thức bắn tin tăng giá 5% trước cuối tháng 9
này.
Ấy vậy mà nhất loạt các báo, kể cả báo viết, báo hình đều vô tư thông
tin: Chưa tăng giá điện. Nhưng thông tin nấp dưới dòng tít này lại
ngược lại. Chính xác thì có một vài tờ báo nhỏ, lượng phát hành không
lớn mà cụ thể là tác giả Nguyễn Hoài đã nêu chính xác về việc giá điện
trước sau cũng tăng theo đúng tinh thần thông tin tại cuộc họp báo. Tôi
cứ nghĩ mãi là vì sao báo chí lại giật tít như vậy? Phải chăng là các
nhà báo tin chưa tăng giá điện thật, thế thì giản đơn quá! Hay các Nhà
báo giật tít vậy để góp phần hù doạ EVN không được tăng giá… Nếu thế thì
đó là sự ngây thơ đáng phê phán.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (chỉ có ở Việt nam) đã tạo cho
các ngành độc quyền khả năng vô cùng lợi hại là biến độc quyền Nhà nước
thành độc quyền DN. Khi có vũ khí này thì thường các DN thuộc dạng Quả
đấm thép được quyền giải thích các quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế theo kiểu đặc thù, riêng có và nói chung là có hại cho dân (kéo theo
phải có lợi cho ai đó). Thí dụ không ít lần báo chí tuyên bố chưa tăng
giá xăng, thế rồi ta thường về nhà khoan khoái, ngủ ngon và yên chí rằng
để ngày mai mua xăng chưa muộn và thế rồi, 6 giờ sáng, VTV tồ tồ thông
báo xăng tăng từ 10 giờ đêm qua. Thôi, thế là mất bữa chợ rồi. Điện cũng
vậy. Đang chuẩn bị đi nghỉ lễ hay picnic thứ 7, chủ nhật thì bỗng nghe
thông báo tăng giá điện và tự nhiên lại được giải thích thêm là lần tăng
giá này không ảnh hưởng đến lạm phát vì ảnh hưởng đến thép, đến thịt,
rau, cá là không đáng kể, người ta còn lượng hoá được cơ đấy. Tuy vậy,
những người giải thích còn thầm thì thêm một câu, ra vẻ nghiêm trọng:
Mọi người chớ có lợi dụng tăng giá điện mà tăng giá hàng hoá khác nhé,
phạt đấy…!? Bà con biết vì sao không? Vì những người tính toán giá cho
đất nước chỉ biết tính toán theo kiểu điện chiếm a% trong giá thành
thép, lần này điện tăng b % thì sẽ thay đổi giá thành kiểu vòng 1 thế
này, vòng 2 thế này…. Họ không quan tâm đến yếu tố tâm lý, sự kỳ vọng
của người dân khi thay đổi giá cả, mà nhiều khi đây mới là yếu tố quyết
định. Nhiều lần họ lúng túng vì trước lúc tăng giá điện thì nói thế này
mà giá cả lại tăng ầm ầm khác xa những điều họ nói. Do đó, chắc ăn hơn,
gần đây người ta lại nói thêm một câu chẳng ăn nhập gì với tính toán của
họ.
Chúng ta thường thấy, thông báo tăng giá điện sẽ được đưa vào thời
điểm không ai để ý (Đại loại khi ta bận bù khú bạn bè, khi ta mãi đi tắm
biển, hay ngao du đâu đó…). Đối với ngành điện, thời điểm tăng giá là
cực kỳ quan trọng, không hiểu sao lại thế. Tất nhiên không hoàn toàn như
cách nói của quan chức nhà nước rằng giá điện là quan trọng, là ảnh
hưởng nọ kia nên phải cân nhắc thời điểm đâu nhá. Đích thị việc lựa chọn
thời điểm là để đánh úp dư luận và khách hàng!? Bởi nếu quang minh
chính đại thì có cần thế không bà con. Tôi nghĩ chẳng cần. Vì vậy, cứ
mỗi lần EVN có động thái tương tự như buổi họp báo nói trên thì chắc
chắn 100% phương án tăng giá điện đã được phê duyệt. Nếu cứ tuyên truyền
theo kiểu chưa tăng giá điện tức là truyền thông đang dẫn dụ người dân
tới chỗ tự sướng mà không biết.
Một vấn đề khác mà tôi cho rằng truyền thông đã bị ngành điện xỏ mũi
không biết bao nhiêu lần. Đó là câu chuyện thua lỗ trong kinh doanh
ngoài ngành (nghiêm trọng nhất là kinh doanh viễn thông) không được hạch
toán vào giá thành điện. Tất cả các lãnh đạo EVN, Bộ Công thương, Chính
phủ và các Bộ ngành khác (Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã
hội, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ…) nếu phải trả lời về việc
có hay không giá điện đang phải gánh khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng của EVN
telecom, đều rất dứt khoát là không. Tôi thì khẳng định ngược lại, rằng
chính cách làm ăn gian dối của EVN, chính sự thiếu trung thực của lãnh
đạo EVN đã làm cho giá thành điện bị biến dạng, không phản ánh đúng thực
tế. Cụ thể nhiều khoản lỗ của EVN telecom đã được hạch toán thẳng vào
giá điện.
Chúng ta đều biết khi bước chân vào kinh doanh viễn thông, không DN
nào có lợi thế hơn EVN. Đó là đội ngũ nhân lực có mặt đến từng thôn bản
của đất nước Việt nam, là hệ thống đường trục cáp quang nhà nước đầu tư
cùng với hệ thống điện 500 – 220 kV. Đến nỗi hệ thống Hạ tầng đồng bộ,
hiện đại và đồ sộ này phải chia sẽ bằng cách cho các DN khác thuê lại vì
sử dụng không hết… Ấy vậy mà, với tư duy độc quyền, quản trị DN theo mô
hình DNNN là chủ đạo, là quả đấm thép nên đã dẫn đến hậu quả thua lỗ
hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2010, doanh thu của EVNTelecom chỉ đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng và lỗ
khoảng hơn 1 nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ của EVNTelecom lên đến 5,1 lần
(theo đó, nợ phải trả là 7.760 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.586 tỷ
đồng). Lúc ấy, các khoản vay vốn và trả lãi cho các dự án
đã đầu tư hoàn toàn nằm ngoài khả năng thu xếp của EVNTelecom. (Nguồn Hà nội mới, Thứ 3, 13/09/2011, 6:51 và Thứ Tư, 14/09/2011, 06:29. Tập Đoàn Điện lực Việt nam cứu thua lỗ viễn thông bằng cách làm…kỳ lạ/Làm sai lệch giá trị thực của giá điện và Chuyển nợ, lỗ cho khách hàng dùng điện gánh chịu của Nhóm phóng viên điều tra).
đã đầu tư hoàn toàn nằm ngoài khả năng thu xếp của EVNTelecom. (Nguồn Hà nội mới, Thứ 3, 13/09/2011, 6:51 và Thứ Tư, 14/09/2011, 06:29. Tập Đoàn Điện lực Việt nam cứu thua lỗ viễn thông bằng cách làm…kỳ lạ/Làm sai lệch giá trị thực của giá điện và Chuyển nợ, lỗ cho khách hàng dùng điện gánh chịu của Nhóm phóng viên điều tra).
Khi EVNTelecom khó có khả năng trụ được với những khoản nợ và lỗ ngày
càng lớn thì cũng là thời điểm Chính phủ yêu cầu triển khai thị trường
điện. EVN đã coi đây như cơ hội vàng để cơ cấu lại nợ theo hướng chuyển
nợ và lỗ từ kinh doanh viễn thông sang cho kinh doanh điện, diễn nôm là,
mọi khoản lỗ từ SXKD yếu kém của hoạt động viễn thông đùn hết cho khách
hàng sử dụng điện… gánh chịu. Đây là cú lừa ngoạn mục mà EVN dành cho
Chính phủ và người dân cũng như phần lớn giới truyền thông. Cụ thể: EVN
đã chỉ đạo EVNTelecom tách một sóng thuộc mạng CDMA 450 để phục vụ thị
trường điện và hệ thống điện đo đếm từ xa. Thương vụ này EVN đã làm cho
giá thành điện tăng thêm 3.117 tỷ đồng (và do đó làm cho giá thành EVN
telecom giảm đi 3.117 tỷ đồng). Nguồn: Như đã dẫn.
Khách hàng sử dụng điện thoại không dây của EVNTelecom. Ảnh: Ngọc Hà
Chưa hết, việc làm trên còn đẩy giá thành điện đến chỗ gánh chịu
những chi phí bất hợp lý vô tiền khoáng hậu khác. Đó là, để sử dụng hiệu
quả sóng CDMA được tách như nói ở trên, phải thay thế toàn bộ công tơ
cơ hiện có bằng công tơ điện tử. EVN có khoảng 18 triệu khách hàng (EVN
bán trực tiếp), nếu phải thay thế công tơ điện tử thì sẽ phải cần đầu tư
4,54 tỷ USD. Đây là con số khủng khiếp nếu bị đẩy vào giá điện. Và đó
là giải pháp lãng phí không cần thiết và đầy nguy hiểm. Điều dễ nhận nữa
là thấy những khoản nợ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng của EVN đang
được "treo" lại chưa được tính vào chi phí kinh doanh sẽ là sức ép tăng
giá điện. Nguồn: Như đã dẫn.
Vấn đề không bình thường ở đây là các con trâu đấy vẫn hàng ngày hàng
giờ chui qua lỗ kim của Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ.
Việc chuyển các khoản lỗ viễn thông sang phần kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn làm mất lòng tin của người dân.
Câu chuyên khác mà EVN trắng trợn lừa người tiêu dùng, một bộ phận
giới truyền thông là tiết kiệm chi phí. Cắt giảm chi tiêu là việc mà các
Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nỗ lực hướng tới nhằm thực hiện chỉ đạo
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được ban hành theo Công văn số
807/BTC-TCDN của Bộ Tài chính. Theo tác giả Đỗ Hà (Chuyện chỉ có ở EVN: Tiết kiệm chi phí kiểu... bắt bí khách hàng, Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu - 22 Tháng Hai 2012)
thì Quyết định cắt giảm 1% lượng điện thương phẩm để tiết kiệm 1.300
tỷ đồng chi phí của EVN khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Thật vậy,
thực hiện chủ trương trên, 5 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cam kết
tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất trong năm 2012, bao gồm: Tập đoàn
Bảo Việt (120 tỷ đồng), Tập đoàn Dệt May (1.100 tỷ đồng), Tập đoàn Phát
triển nhà và đô thị Việt Nam (125 tỷ đồng) và Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam (105 tỷ đồng)và khủng nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (1.800 tỷ
đồng).
Nhưng xin hãy nghe Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN nói: tập đoàn
sẽ tiết giảm 5% chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng
tiền khác như chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,
chi phí hội nghị, hội thảo, đi công tác... tại công ty mẹ và các đơn vị
thành viên, với tổng số tiền khoảng 162 tỷ đồng.
EVN cũng phấn đấu giảm 0,2% tỷ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện, tương đương giảm điện sản xuất và mua 255 triệu kWh, tương ứng mức giảm chi phí 330 tỷ đồng.
EVN cũng phấn đấu giảm 0,2% tỷ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện, tương đương giảm điện sản xuất và mua 255 triệu kWh, tương ứng mức giảm chi phí 330 tỷ đồng.
Tổng chi phí tiết kiệm được từ 2 hạng mục này mới là gần 500 tỷ đồng,
chưa bằng 1/3 tổng số tiền mà EVN cam kết tiết giảm chi phí trong năm
2012. Hơn 2/3 mục tiêu giảm chi phí còn lại là sẽ được thực hiện thông
qua kế hoạch giảm khoảng 1% sản lượng điện tiêu dùng trong xã hội (1 tỷ
kWh) nhằm giảm chi phí sản xuất điện khoảng 1.300 tỷ đồng!!! Lý giải cho
kế hoạch tiết kiệm “trái khoáy” của mình, ông Phạm Lê Thanh cho biết:
“Vào thời gian cao điểm, nếu chúng tôi phải phát điện bằng dầu thì giá
thành là 4000-5000đ/kwh, trong khi chúng tôi bán được có 1000đ, mỗi kwh
chúng tôi lỗ 3.000 - 4.000đ”. Thì ra, ngành điện tiết kiệm bằng cách nói
với nhân dân rằng Thay vì dân ăn 3 bát cơm mới đáp ứng nhu cầu tối
thiểu thì EVN lại yêu cầu chỉ được ăn 1 bát thôi để giúp EVN tiết kiệm.
Với cách lý giải như thế, để giảm lỗ, giảm chi phí, EVN đã chọn cắt giảm
sản lượng điện thương phẩm hay nói cách khác là “ép” khách hàng giảm
nhu cầu sử dụng của mình. Những người có mặt tại buổi lễ ký cam kết tiết
kiệm chi phí của EVN trong năm 2012 không thể quên được ánh mắt băn
khoăn và tâm trạng bất an của Ông VĐH lãnh đạo Bộ Tài chính, khi được
giải thích cặn kẽ cái gọi là tiết kiệm 1800 tỷ chi phí, khủng nhất trong
cam kết tiết kiệm lúc đó, của EVN. Đến nỗi lúc phát biểu ông lúng túng
và chỉ nói được vài câu đại ý yêu cầu EVN tăng cường quản trị DN để giảm
chi phí. Cắt điện của dân vào ngày nắng nóng thì có chi phải quản trị
DN. Hèn chi, ngành điện nhất là tại các thành phố lớn thường thông báo
cắt điện để đại tu thiết bị vào mỗi dịp cao điểm nắng nóng. Thật là nhất
cử lưỡng tiện.
Ngoài ra, thỉnh thoảng thượng đế cũng sẽ được nghe vài dòng tin đại
loại: Qua kiểm toán thì số tiền chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007
được xác định là 3.402,940 tỷ đồng chứ không phải là 2.763 tỷ đồng như
EVN báo cáo (tức là EVN dấu hơn 600 tỷ?!) (nguồn Vietnamnet.vn thứ ba, 25/11/2008, 17:24) hay Bộ Tài chính bác đề xuất của EVN về việc đề nghị được thưởng 1000 tỷ đồng …
EVN là như vậy. Họ thậm chí coi việc lừa dối khách hàng, lừa dối
Chính phủ, lừa dối truyền thông là thành tích, mà nhờ đó giá điện được
tăng hoặc nhờ đó mà tai qua nạn khỏi. Thói tư duy đậm đặc lợi ích nhóm
và vô trách nhiệm với đất nước, với nhân dân. Một lãnh đạo của EVN, mới
đây khi trao đổi về vấn đề này đã thủng thẳng: tăng giá điện lần này sẽ
được công bố trước khi công bố kết luận thanh tra năm 2012 tại EVN. Lại
một việc làm ngược đời tạo điều kiện để EVN tăng giá trót lọt. Khi đó
lại có dịp so sánh thực hư khác biệt giữa dự thảo thanh tra và kết luận
chính thức của Thanh tra Chính phủ.
Các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần lên tiếng về việc cần công khai,
minh bạch hóa quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có
việc công bố các kết quả kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán chi phí kinh
doanh của các đơn vị này. Chuyển giá điện theo cơ chế thị trường được
đánh giá là hợp lý, tuy nhiên, song song với nó cần phải có những cơ chế
giám sát và kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư, phải minh bạch một
cách thực tâm và phải để truyền thông tham gia giám sát. Lúc đó, chẳng
cần kêu gào ý thức trách nhiệm này nọ, giá điện ắt được vận hành theo cơ
chế thị trường và nhân dân cũng đỡ hoảng loạn không biết tin vào đâu
mỗi lần giá điện tăng, cứ như mình đang bị móc túi vậy.