Robert Stefanick
Lê Diễn Đức dịch
Lê Diễn Đức dịch
Trước mắt chúng ta, văn hóa chính trị đang có những thay đổi. Những
người không hài lòng không muốn chờ đợi một cuộc bầu cử, họ muốn có một
sự thay đổi ngay tức thì.
Chúng ta đang chứng kiến một đại dịch các cuộc biểu tình trên toàn thế
giới. Làn sóng cuối cùng diễn ra vào năm 1848 (Mùa xuân của các quốc
gia), 1968 (cuộc nổi dậy của giới trẻ) và 1989 (Quảng trường Thiên An
Môn và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu).
Trong bối cảnh hiện nay rất khó tìm ra một mẫu số chung. Người Ai Cập
nổi dậy chống lại sự chiếm đoạt đất nước của người Hồi giáo. Người
Brazil xuống đường sau khi tăng giá vé giao thông công cộng. Người
Bulgaria phản đối tham nhũng và chính sách tài phiệt trong chính phủ.
Indonesia - chống lại sự gia tăng giá xăng. Ấn Độ nổi loạn chống lại
những kẻ hiếp dâm. Dân chúng khu vực đồng euro - chống cắt giảm ngân
sách và tỷ lệ thất nghiệp. Người Mỹ - chống lại các ngân hàng. Người Thổ
Nhĩ Kỳ quá chán ngán với một thủ tướng kiêu ngạo.
Đánh vào dư luận là phần lớn các cuộc nổi loạn của ngày hôm nay nhắm tới
không phải các nhà độc tài, mà là các nhà lãnh đạo được bầu chọn dân
chủ. Thủ tướng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Ai Cập bị lật đổ hôm
thứ Tư có thể có xu hướng lạm quyền, nhưng phải thấy rằng, trong cuộc
bầu cử gần đây họ nhận được đa số phiếu.
Các nhà lãnh đạo khi nhậm chức thường thất vọng, thứ hạng cao nhất được
ghi nhận sau cuộc bầu cử, sau đó là sự suy giảm bình thường như mưa mùa
xuân. Trong một hệ thống dân chủ không có nghĩa đó là không đạt các
chuẩn mục. Khác đi, sự cầm quyền sẽ không thể có, bất kỳ sự cải cách nào
không được lòng dân cũng sẽ không đi vào đời sống.
Hơn một nửa số người Mỹ coi Barack Obama là người cộng sản Hồi giáo, họ
sẽ xông vào Nhà Trắng để ném đá? Một năm trước đây, xem ra có vẻ như
không thể, nhưng trong mắt của chúng ta, văn hóa chính trị đang thay
đổi. Những người không hài lòng không muốn chờ đợi một cuộc bầu cử, họ
muốn thay đổi ngay tức thì.
Ví dụ về Obama là phóng đại, các nền dân chủ càng trưởng thành càng giảm
nguy cơ bạo loạn. Nhưng - như ở Hy Lạp - đôi khi thậm chí 40 năm thực
hành dân chủ vẫn không đủ. Gần đây trong các quốc gia thống trị bởi các
chế độ độc tài, các chính phủ còn non trẻ đặc biệt, dễ bị phán quyết
bởi đường phố. Thích hợp với nó - chúng ta hãy nhìn vào Ai Cập - thiếu
các đảng đối lập mạnh mẽ, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ chế khác
điều chỉnh sự không hài lòng, với tòa án chuẩn mực và trước hết các
phương tiện truyền thông độc lập.
Có phải làm cách mạng dân chủ là một bước tiến dân chủ? Điều này trong dài hạn có thể được, nhưng không bao giờ chắc chắn.
Vâng, các nhà lãnh đạo bị dồn vào chân tường sẽ bộc lộ bản chất thật sự
của họ. Một số, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Erdogan, xua đuổi
người biểu tình bằng khí và bịt miệng các phương tiện truyền thông, và
những người khác, như tổng thống của Brazil, Dilma Rousseff, thừa nhận
dân chúng đúng và có các cuộc đối thoại.
Nhưng trò chơi vẫn nguy hiểm. Những người biểu tình ở Ai Cập đã yêu cầu
quân đội loại bỏ tổng thống. Ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nghe thấy tiếng
thở cho mệnh lệnh của quân đội. Trong một bầu không khí hỗn loạn luôn
luôn có khuynh hướng ủng hộ một chính phủ có bàn tay mạnh mẽ, đặc biệt
là sẽ không thể có dân chủ trong dư luận của đường phố thiếu kiên
nhẫn.
Một số người phản đối bởi vì họ cảm thấy bị cướp đoạt và lừa gạt bởi các
nhà lãnh đạo, nhưng khi nhận được nó, những người khác còn lại sẽ cảm
thấy bị cướp. Erdogan bị tấn công vẫn có sự hỗ trợ của gần một nửa số
người Thổ Nhĩ Kỳ, Morsi bị lật đổ - một phần tư người Ai Cập. Không ai
tìm cách thỏa hiệp, mà chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Đây không phải là chiến
tuyến để trên đó phát triển một nền dân chủ lành mạnh. Dân chủ là một
hợp đồng dựa trên sự đồng thuận và tin tưởng rằng tất cả mọi người sẽ
tôn trọng nó.
Hiệu quả của cách mạng dân chủ có vấn đề. Cuộc nổi loạn trong trường hợp
cụ thể, để hủy bỏ một điều luật, nghị định hoặc tăng giá nhanh chóng
biến thành nhu cầu thay đổi ở phía trên - hoặc vì áp lực mạnh trước các
cuộc biểu tình nhà cầm quyền phải thay đổi, hoặc phải thay đổi và đường
phố cảm thấy sức mạnh. Còn quyền lực như là thuốc phiện: sẽ muốn thêm
nhiều nữa.
Tại Ai Cập, trong một cuộc biểu tình chống chính phủ là những người liên
quan với chế độ Mubarak và các nhà cách mạng trẻ đã từng lật đổ
Mubarak. Những người biểu tình kết hợp với nhau bằng một kẻ thù chung.
Phải làm gì sau khi việc loại bỏ kẻ thù, chọn hướng đi nào, những quyết
định gì để thực hiện - những điều này không có thoả thuận, hơn nữa trong
giai đoạn nổi loạn, rất ít người nghĩ như thế trong đầu.
Nếu không có một chương trình tích cực, những nhà lãnh đạo và cơ cấu, sự
thay đổi thực sự là khó khăn. Nhiệt tình cách mạng có thể bốc hơi ngay
như khi bùng nổ (casus Occupy Wall Street), hay cách mạng sẽ bị nắm bắt
bởi kẻ mạnh hơn. Tại Ai Cập, các cuộc nổi dậy của giới trẻ thế tục đã
đưa người Hồi giáo và quân đội nắm giữ quyền lực.
Nguồn gốc của làn sóng các cuộc biểu tình có thể truy nguồn từ nhận thức
và nguyện vọng của tầng lớp trung lưu, của cuộc khủng hoảng kinh tế, và
sự gia tăng quan trọng của chính trị Hồi giáo. Nhưng sẽ không lan toả
thành nạn dịch nếu không cho sự phát triển của công nghệ truyền thông:
điện thoại di động và mạng xã hội. Ngay cả hệ thống chuyên chế nhất, như
ở Bắc Triều Tiên, cũng không còn đảm bảo sự độc quyền của nhà nước về
thông tin.
Khoảng thời gian giữa sự bất mãn và bạo loạn sẽ giảm bớt. Trong một vài
giờ có thể vận động xuống đường hàng ngàn người cùng chí hướng. Với các
nhà lãnh đạo cần cố gắng có nghệ thuật đối thoại với công chúng, chứ
không chỉ trong chiến dịch tranh cử.
Đây là tời gian được khó khăn cho các chế độ độc tài. Nhưng cũng không
phải dễ dàng hơn cho dân chủ. Thử làm yên lòng những nhóm người không
hài lòng bằng cuộc bạo loạn là một nhiệm vụ quá khó khăn. Xuất hiện sự
cám dỗ là các giải pháp chuyên chế: xua đuổi đám đông như ở Thổ Nhĩ Kỳ,
đe doạ như ở Nga, mua chuộc như chế độ quân chủ của Vịnh Ba Tư. Ranh
giới giữa dân chủ và chế độ chuyên chế mờ nhạt dần.
Bản Việt Ngữ © 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
-------------------------------------------
Dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan. Bài được đăng trên nhật báo Ba Lan
Gazeta Wyborcza Online ngày 7/07/2013 tại link:
http://wyborcza.pl/1,75968,14232475,Rewolucjokracja.html