Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Thay Hiến Pháp 1992

Lỗ Trí Thâm
Tôi nhất trí quan điểm của luật sư Trần Lâm và luật sư Nguyễn Thanh Giang về thay đổi hay làm mới Hiến Pháp thì Quốc hội không có đủ thẩm quyền vì quốc hội chỉ là cơ quan lập pháp chứ không phải Hiến pháp.
Quốc hội là nơi tập chung các đại biểu các đảng phải được bầu cử tới. Do đảng nào có số đông thì chính sách được thông qua do đó các chính sách do quốc hội thông qua thường có xu hướng chính trị, mà Hiến pháp là cái cao hơn mục tiêu chính trị, nó là cái rường cột của tổ chức của một quốc gia.
Điều gì sẽ xảy ra khi một đảng nào đó có số đông trong quốc hội sẽ thông qua một Hiến Pháp có lợi cho đảng đó? Quốc hội Việt Nam hiện nay thì số đông là đảng viên đảng cộng sản hay ít ra cũng là đại biểu do Mặt trận Tổ quốc ứng cử, là tổ chức sân sau của đảng thì việc thông qua lại điều 4 Hiến pháp là chuyện đương nhiên. Do đó thông qua hay sửa đổi Hiến pháp ở quốc hội hiện nay chỉ là một trò hề tốn kém tiềncủa của dân mà thôi.

Muốn khách quan trung thực, thực sự vì dân vì nước thì phải tổ chức hội nghị toàn quốc, có tất cả các thành phần và chỉ thông qua qua việc trưng cầu dân ý.
Đọc qua Hiến pháp hiện hành, tức Hiến pháp 1992 của Việt Nam thì thấy nó chỉ giống một tài liệu về chính trị hơn là một văn bản về pháp lí. Có lẽ các nhà làm luật ở VN không được đào tạo một cách chính qui về luật nên không có kiến thức cơ bản về luật.
Trước hết họ không biết được định nghĩa HIẾN PHÁP là gì. Về luật học, Hiến Pháp là văn bản qui định cách thức tổ chức nhà nước, các luật cơ bản của công dân và điều quan trọng của Hiến Pháp nó là công cụ của công dân chống lại những luật lệ của chính quyền ra sau này đi ngược lại quyền của công dân. Hiến pháp của VN không có công cụ đó cho nên gọi là hiến pháp là lạm dụng từ ngữ luật học để mị dân, lừa cộng đồng quốc tế.
Ngay trong bản “Hiến Pháp 1992" cũng có nhiều sai lầm ngây ngô về luật cho dù hiểu theo luật của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ví dụ:
Điều 1: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Đáng lẽ ra phải là Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bao gồm toàn bộ đất nước Việt nam , có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Còn viết như họ thì có thể Tây Nguyên sẽ tách ra thành một nước riêng, tên là Việt Tây mà không vi phạm hiến pháp nước CHXHCNVN
Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Rất may là xã hội VN không sống và làm việc theo pháp luật , nếu không đảng CSVN bị truy tố từ lâu vì vi phạm hiến pháp.Đáng lẽ ra chỉ là Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Còn viết thêm vào đảng như thế này thế nọ ràng buộc bằng văn bản thì khi đảng thay đổi đường lối chính sách toàn cầu hoá tư bản hoá đi ngược lại chủ nghĩa Mác Lê thì có bị vi phạm pháp luật hay không. Một sai sót ABC về luật.
Còn vô số lỗi kĩ thuật về văn bản nhưng không có thời gian để lôi ra đây nhưng có lẽ bản hiến pháp này nó vô giá trị về luật học nhưng lại có giá trị rất lớn đối với những kẻ có quyền thế lợi dụng sơ hở của bản hiến pháp để đè nén quyền tự do dân chủ của công dân như:
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Nhưng các Quyền của công dân trong Hiến Pháp lại ghi theo quy định của pháp luật. Như vậy Hiến Pháp là cao nhất hay Pháp luật cao hơn Hiến pháp, ai theo ai?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"