Nguyễn Ngọc Già
Hầu hết các nghệ sĩ nổi tiếng và hút khán giả hiện nay luôn có một (thậm chí vài) người gọi là "manager" để thay mặt họ trong mọi công việc nhằm giữ vững và phát triển hình ảnh, tiếng tăm của họ. Những "manager" này có thể nói là dân lão luyện, nhạy bén, khôn ngoan trong lĩnh vực "lăng-xê" "gà nhà". Các "manager" luôn phải tìm đủ phương pháp, hình thức, thậm chí là những thủ đoạn vô biên, cốt sao đưa hình ảnh tốt đẹp, rạng ngời của nghệ sĩ đó đến với khán giả càng nhiều càng tốt, thậm chí không ít ca sĩ còn tham vọng vươn đến tầm thế giới như các ngôi sao giải trí Hàn Quốc đã cố làm với hình tượng Bi Rain, dù đến nay chưa có nghệ sĩ nào thành công tới mức như thế. Điều đó không có nghĩa cản trở những bộ óc luôn phải tìm tòi mọi cách tiếp tục tiến bước cho nghiệp "kiếp tằm nhả tơ".
Công việc của "manager" tưởng nhẹ nhàng, nhưng thật ra rất phức tạp, khó khăn, tinh vi và tinh ý. Các "manager" phải hiểu rõ mọi ngóc ngách tâm lý, sở thích, thế mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của người nghệ sĩ đã ký thác vào họ, để từ đó, có thể khai thác tối đa yếu điểm và hạn chế thấp nhất nhược điểm.
Người nghệ sĩ và "manager" như hình với bóng, có thể nói danh tiếng người này là bảo chứng cho thành công người kia. Họ chỉ khác nhau vai trò trước mặt công chúng, nhưng sau hậu trường họ phải thật "hợp rơ" và gắn bó chặt chẽ vì quyền lợi sống còn của đôi bên. Đặc biệt, vai trò các "fan" hâm mộ rất quan trọng cho việc quảng bá tên tuổi. "Fan" cũng được điều khiển một cách có kế hoạch, thống nhất từ một "manager" có tài. "Fan" nào dù nhân danh yêu mến cuồng nhiệt nhưng tự ý hành động hay "diễn cương" sẽ bị loại khỏi hội để bào vệ thanh danh và hình tượng cho người nghệ sĩ.
Một lỗi lầm dù nhỏ nhặt, phát xuất từ "manager" hay của người nghệ sĩ không tuân thủ những gì bàn bạc và thống nhất trước với nhau, cũng có thể gây ra hiệu ứng xấu cho hình ảnh người nghệ sĩ đang lên như diều gặp gió, thậm chí trong vài trường hợp mất kiểm soát hoặc "sự cố chết người" không mong muốn, người nghệ sĩ buộc phải trả giá đắt cho sai lầm. Trong những trường hợp như thế này, "đôi ngã chia ly" là "câu trả lời cuối cùng" giữa đôi bên, sau khi họ cân nhắc kỹ như chúng ta hay gặp trong game show "Ai là triệu phú".
Người đời đã đúc kết: Làm chính trị là một nghệ thuật. Thậm chí, nó là nghệ thuật đỉnh cao trí tuệ. Càng nắm chức vụ cao thì "nghệ thuật chính trị" càng phải cao và... thâm!
***
Dư luận vẫn không ngớt ồn ào với sự kiện Nguyễn Bá Thanh nắm chức "Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương". Có thể xem đấy như là một "event" quan trọng của chương trình "nghệ thuật tổng hợp" mà ĐCSVN đang trình diễn và lôi kéo người dân vào xem, tất nhiên, trong chương trình đó không thiếu những màn "tấu hài" và vài "câu vọng cổ" mùi mẫn như bất kỳ "chương trình văn nghệ" nào trước đây do ĐCSVN dàn dựng.
Lung khởi trường hợp Nguyễn Bá Thanh đang diễn ra, thông qua hình ảnh người nghệ sĩ nổi tiếng và đang gặp vận may, để chỉ ra những nhược điểm quá lộ liễu cho những ai ủng hộ ông Thanh biết mà "tụ tập đông người" lại với nhau để kiểm thảo, ngõ hầu có một kế hoạch bài bản, thống nhất và chuyên nghiệp hơn trong việc PR danh tiếng cho ông Thanh.
Nếu tạm xem ông Trương Duy Nhất như một trong các "manager" thì cú PR dưới đây, có vẻ không được thông minh và khôn ngoan cho lắm, bất chấp nó là dạng comment, bởi blog "Một góc nhìn khác" là một trong các blog nổi tiếng, đông độc giả:
truongduynhat viết:
Tháng giêng 3, 2013 at 15:04- Nguyễn Bá Thanh không phải tuýp người như Phan Diễn, Trương Quang Được. Ông Diễn ông Được chắc sống ở Bắc quá lâu nên nhiễm chất Bắc Kỳ rồi, không còn chất Quảng nữa.- Nguyễn Xuân Phúc là con người gặp vận may, chứ không phải người tài. Và cái khí chất Quảng trong con người ông Phúc rất mờ nhạt. Ông nói tiếng Quảng chay nhưng cái khí chất trong ông lại có vẻ… Bắc Kỳ!
Tất nhiên, việc ông Nguyễn Xuân Phúc ngay sau đó được Thủ tướng bổ nhiệm làm "Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm" [1], không thể nói là hành vi trả đũa cho lời bình luận của ông Nhất, mà nên xem là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy thế, ở đời những sự việc ngẫu nhiên xảy ra liên tiếp buộc người ta tìm đến mối liên hệ của cặp phạm trù "nội dung - hình thức" như là cặp phạm trù "Nguyên nhân - kết quả" mà ai cũng biết rõ.
Trương Duy Nhất vẫn chưa nhận ra việc bản thân đi quá đà khi tiếp tục trả lời BBC [2]:
BBC: viết:
Xin tò mò hỏi ông một chuyện được nhắc tới trên blog của một nhà báo. Người này nói rằng, có lần một đoàn đầu tư tới Đà Nẵng tìm gặp ông Thanh để làm dự án. Đáng tiếc trong trận giao hữu tennis, họ nhất quyết không để ông Nguyễn Bá Thanh thắng cuộc nên cuối cùng không có bữa tối với ông và dự án cũng không khai mở được lần đó. Ông có nghe chuyện này không ạ?Nhà báo Trương Duy Nhất: Tôi không rõ về trường hợp này, nhưng nếu có thật, thì đây đúng là tính khí của Nguyễn Bá Thanh! Đây cũng là tính cách của người Quảng.Thí dụ nếu so với người Huế, mà tôi học ở Huế nhiều năm tôi biết, thì người Huế lúc nào cũng êm êm vậy đó. Còn người Quảng thì lúc nào cũng thôi thúc: "Hắn đến chỗ mô rồi? Hắn ra răng rồi?..", trước mỗi sự việc luôn luôn háu thắng.Không háo thắng, lúc nào cũng an phận, thì không phải tính cách nên có của một người đứng đầu, nhất là trong tình thế của nước mình, nó cứ thế này, thế này hoài.
Thêm vào đó, comment mới đây trên trang Dân Luận, đọc qua đã thấy "ngồ ngộ" như con dao hai lưỡi sắc nhọn [3]:
Hãi viết:
Khách Đà Nẵng viết:Ông bạn họ Lê không biết có dây mơ rễ má gì với cụ bá không mà bênh chằm chặp. ông thầy nhiều thế đã gặp ông Thông làm cầu quay chưa? ông ấy biết rõ bá thanh nhất đó.
ông đã gặp dân Cồn dầu chưa nếu có giỏi ông vào cồn dầu mà khen bá thanh thì chỉ còn nước đưa xác về chôn thôi không có cửa đi cấp cứu đâu.
Của người phúc ta các cụ nói rồi bá thanh vận dụng cái này rất tốt cho nên mặc dù ông ta chẳng bỏ ra xu mốc nào nhưng vẫn hưởng phúc khi ai đó nói cái này do bá thanh cho.
Thật nực cười tiền của đất đai này nọ là do thành phó cho. chủ tịch ký nhưng sao lại cứ nói bá thanh cho. Hắn ta biết dân Đè Nẵng ngu nên kệDân Cồn Dầu du côn dữ tợn vậy à? Thế thì dẹp là đúng rồi. Đúng là giáo dân cũng có năm bảy loại. Anh Vũ chị Hà đã nhầm to khi nghĩ rằng cứ "giáo dân" là đương nhiên ngoan, hiền, oan.Bảo rằng đất vàng đất bạc như Nhà Chung, Thái Hà hay có giá trị lịch sử lớn như Bùi Chu, Phát Diệm lại đi một nhẽ. Đằng này tự nhận là sập xệ nghèo nàn đói rách, vậy mà còn ương. Thử hỏi một trăm cái xóm đạo kiểu đó cứ khăng khăng đòi giữ nguyên giữa lòng New York xem dân Mỹ có nghe không?Nếu thằng "bạo chúa" nó cướp không, đày ải tất cả dân chúng lên miền núi thì đáng chửi. Đằng này vẫn được đền bù tái định cư ngay gần khu vực đó. Hàng vạn người hiến đất đều hiểu để thành phố phát triển được, để mở mày mở mặt được thì phải hy sinh đóng góp. Có vài mống tham như tró cứ lải nhải mãi như Chí Phèo. Thấy bây giờ đất có giá hơn gấp vài chục lần nên lồng lộn vật vã. Chúng nó đầu tư thì chúng nó phải có lãi chứ.
Xem ra nghệ thuật PR cũng lắm công phu và đó không phải là mảnh đất cho những cái đầu nóng nảy, háo thắng và thiển cận dự phần.
Xem cách PR, khen, ủng hộ của "manager" và "fan" sẽ hiểu được "tầm vóc" của người "nghệ sĩ". Một nghệ sĩ thực tài, họ sẽ rất khó chịu với cách tâng bốc lộ liễu và thiếu "hàm lượng" "văn hóa nghệ thuật" như thế. Thậm chí, đó như là một sự sỉ nhục nghiêm trọng, bởi tài năng thực sự của họ nếu có, không nên "khen" như thế. Đời là thế. Giản dị.
Chi tiết ông Nguyễn Bá Thanh "thua trận tennis", ít nhiều cho thấy tầm tư duy của ông không phải là cao lắm, như kỳ vọng của một số người.
Vụ việc nóng hổi, Blogger Lê Anh Hùng vừa bị bắt ngày 24/01/2013 đang lan truyền nhanh trên mạng.
Những ai quan tâm đến hiện tình đất nước không ai là không biết Lê Anh Hùng [4] với 70 lần làm đơn tố cáo, tính từ 2007, với nhân thân rõ ràng cùng nhiều bút tích và chứng cớ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hầu hết các lần tố cáo của Blogger này đều dính líu, liên quan đến các nhân vật tối cao như: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Hoàng Trung Hải, Phan Diễn v.v.... Câu hỏi cần đặt ra: tại sao bắt Lê Anh Hùng đưa vào trại tâm thần trong thời điểm này??? Có phải Lê Anh Hùng là một đầu mối vô cùng quan trọng để chứng minh tội phạm tham nhũng, gián điệp và bán nước??? Có phải việc bắt giữ này cùng với bắt giữ Phạm Thanh Tân - Nguyên TGĐ Argribank vừa xảy ra ngày 23/01/2013 như là hành vi "tiên hạ thủ vi cường" để chống lại Nguyễn Bá Thanh???
Bịt đầu mối và xóa dấu vết là thủ đoạn quen thuộc của tội phạm để trốn tránh pháp luật. Chiêu thức quá cũ nhưng tỏ ra lợi hại vô song, khi chủ động "đánh nhanh rút gọn" trong một đất nước vô chính phủ và đầy loạn lạc như Việt Nam hiện nay.
Thay vì tâng bốc bằng những lời lẽ sáo rỗng, ngớ ngẩn, và đôi khi gây "ép phê ngược", những ai ủng hộ Nguyễn Bá Thanh hãy xoáy sâu vào 2 tình huống bắt người kể trên, đặc biệt trường hợp của Blogger Lê Anh Hùng. Đó có vẻ là cách góp sức sáng suốt, hiệu quả?!
***
Ông Nguyễn Bá Thanh nếu đã quyết tự nguyện dấn thân vào chiến cuộc với bọn bán nước, hại dân thì, thay vì "hốt liền, không nói nhiều" đối với giới ngân hàng, hãy nhanh chóng chuyển hướng sang điểm tựa chắc chắn và bền vững cho ông và những ai cùng chí hướng, đó chính là: "DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013" mà nhóm trí thức trong và ngoài nước đang vận động người dân cùng ký kiến nghị. Không quá đáng, đề nói điểm tựa tối quan trọng này là cơ hội trăm năm có một cho không chỉ Nguyễn Bá Thanh. Nắm thời cơ hay không chính là lúc này đây.
Người Việt Nam luôn là một trong những dân tộc bao dung và rộng lượng, một khi ông Nguyễn Bá Thanh tỏ rõ một lòng vì dân, vì nước, tôi tin mọi lỗi lầm của ông (nếu có) sẽ được những công trạng lớn lao xóa nhòa.
Phía chống lại Nguyễn Bá Thanh đang hiện ra quá rõ???
Nguyễn Ngọc Già
_______________
_______________
[1] Lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Dân Trí)
[3] Trương Duy Nhất - Chia tay cụ Bá! (Dân Luận)