Đỗ Trường
Tôi đã quen nó vào mùa gió và tuyết, lạnh đến thấu xương của
những ngày giáp tết. Đường không người qua lại, trời về đêm quán xá vắng
teo. Chập chờn dưới ánh đèn đường trước quán, có bóng người như đang đổ
gập xuống. Không kịp mặc áo khoác, tôi chạy bổ ra khỏi cửa. Đỡ bóng đen
lạnh ngắt ấy đứng dậy, mờ mờ tôi đã nhận ra hắn còn rất trẻ và cũng da
vàng mũi tẹt như mình. Tôi hỏi bằng cả hai thứ tiếng Việt-Đức, nhưng có
lẽ choáng và lạnh, nên hai hàm răng như dính chặt vào nhau, nên nó chỉ
lắc lắc, gật gật. Dìu vào quán, xoa cho nó một chút dầu nóng, tôi hỏi có
dùng một chút cháo nóng không bằng tiếng Việt. Nó không phản ứng. Tôi
tương tiếp bằng tiếng Đức, nó chợp mắt gật gật.
Nó tỉnh táo hơn sau bát cháo nóng. Thấy tôi cầm điện thoại, định gọi
xe cứu thương, nó cản lại và bảo không cần, chút nữa sẽ sang nhà bạn ở
góc phố Spitta. Lúc sau nó đã trở lại bình thường, tôi không hỏi nhưng
đoán có lẽ nó đói và lạnh quá thôi. Biết tôi là người Việt, nó bảo:
- Thế thì, bác và cháu là đồng hương rồi. Bác nhìn này, dù mang trong
mình hai dòng máu, nhưng cháu có giống người Đức chút nào đâu.
Từ đó tuần nào đến thăm bạn, nó cũng nghé tôi chơi. Nó kể, bố nó trở
về Việt Nam sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, lúc nó mới một tuổi. Cũng
sau đó ít lâu, nó phải lưu lạc, lớn lên trong trại mồ côi, khi mẹ nó có
người đàn ông khác. Nó ước mơ một ngày nào đó tìm thấy bố và được trở về
thăm quê hương. Có lần, nó đưa cho tôi tấm hình đen trắng đã ố vàng,
không còn nhìn rõ mặt và có chữ (chỉ có thể luận, đoán ra) Hanh, Thanh,
hay Thành? Nó bảo, ảnh bố mới tìm thấy và nhờ tôi tìm kiếm.
Không hiểu sao lúc đó tôi lại nghĩ đến Thành, một người đồng nghiệp
thời còn làm chung trong cái lò mổ heo của thành phố Leipzig. Thành bổ
xung vào nhà máy chúng tôi đợt cuối cùng, khoảng tháng 8 năm 1988. Là
nhà máy thực phẩm, nên vấn đề kiểm tra sức khỏe rất chặt chẽ. Ai chưa đủ
sức khỏe, tạm thời ra đồng giúp bà con nông dân thu hoạch hoa màu.
Tiếng Đức không biết, thế mà bằng những động tác chỉ chỏ, khoa tay múa
chân, chỉ một tuần sau, Thành đã cưa đổ một cô lái máy cày ngay trên
cánh đồng hành. Sau này, Thành về làm phân xưởng cùng tôi. Trong lúc bù
khú rượu chè, Thành bảo, đã có con với cô lái máy cày này, nhưng ở Việt
Nam đã có vợ con, nên suy nghĩ, nhiều đêm mất ngủ. Năm sau bức tường
Berlin sụp đổ, nhà máy đóng cửa. Chần chừ mãi, rồi Thành cũng nhận tiền
đền bù về nước, để lại sau lưng đứa con trẻ và cô thợ lái máy cày.
Tết cũng đã đến gần, sẽ có nhiều bạn bè về Việt Nam, tôi nhất định
nhờ dò hỏi, tìm lại cha cho nó. Có lẽ cũng đến mấy tháng, không thấy nó
trở lại. Tôi nghĩ, chắc nó bận học hành, thi cử... Chứ đâu ngờ, không
bao giờ tôi còn được gặp nó nữa.
Bầu trời xám xịt, những tia nắng sớm mai bị đẩy, hắt ngược lên thành
những chiếc cầu vồng như đang nối, kéo người về cõi xa nào đó. Cầm tờ
báo Bild trên tay, người tôi run bắn lên khi thấy tấm hình của nó và kèm
theo thông báo, nó đã bị giết một cách tàn nhẫn rùng rợn nhất từ trước
đến nay của cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Leipzig.
Mord in Leipzig: Polizei ermittelt in der Szene
In Leipzig hat am Wochenende die Suche nach dem Mörder des 23-jährigen Jonathan H. begonnen, dessen zerstückelte Leiche bereits Anfang November im Elsterflutbecken gefunden worden war. Bekannte des Opfers hatten den jungen Mann vermisst gemeldet und der Polizei DNA-Spuren zur Verfügung gestellt, mit der die Leiche erst jetzt identifiziert werden konnte.Das von der Polizei veröffentlichte Foto des Opfers Jonathan H.
Ein Pilzsammler hatte am 6. November einen abgetrennten Arm gefunden, wenig später wurden der zweite Arm und der Torso des Mannes entdeckt. Der Kopf des Opfers, seine abgetrennten Finger und Geschlechtsteile sind weiterhin nicht gefunden.
Die mittlerweise auf 30 Personen aufgestockte Mordkomission bittet um Hinweise an die Leipziger Kriminalpolizei, Dimitroffstraße 01 in 04107 Leipzig, Tel. (0341) 966 4 2553 oder per eMail: emuk.elster@polizei.sachsen.de. Angaben zum Opfer, zu dessen Bekanntenkreis, Aufenthaltsorten und Hobbys werden erbeten.
Fortsetzung nach Anzeige
Nó đã bị chính người bạn thân nhất của mình giết rồi xẻ thịt, cắt đầu
chặt tay, rút móng thả xuống dòng sông Elster. Đến hôm nay hung thủ đã
bị bắt, nhưng chiếc đầu của nó vẫn còn trôi dạt đâu đó. Vậy là nó không
bao giờ được gặp cha. Giờ này, không biết linh hồn nó vất vưởng nơi đâu.
Người ta bảo, chỉ có linh hồn người chết mới làm được những ước nguyện
khi còn sống không (chưa) làm được. Vâng! Tôi cũng tin như vậy. Một ngày
nào đó linh hồn nó (cháu Jonathan H) tìm được đường về với quê cha đất
tổ.
Cái chết tang thương của nó, làm tôi lại nghĩ đến vụ giết người y
trang như vậy làm chấn động cả Hà Nội những năm tám mươi, thế kỷ trước.
Hai người bạn thân, đã nhau cùng du học ở Hunggari. Chỉ vì một mâu thuẫn
nhỏ hung thủ đã giết bạn ngay trong nhà mình(khu Vĩnh Hồ). Sau đó hung
thủ đã xẻ thịt, cắt đầu, khoanh khớp phi tang chôn giấu ở nhiều nơi.
Người vớt bèo đã tìm thấy chiếc đầu của nạn nhân ở hồ Văn Chương. Khi
xác định được danh tánh nạn nhân, cảnh sát đã tìm ra hung thủ. Câu hỏi
được đặt ra, vợ hung thủ là một đại úy bác sỹ quân y, có tham gia vào
công việc giúp chồng phi tang hay không? Bởi vì người ta nhìn thấy những
vết chặt mổ, tháo khớp nạn nhân một cách rất chuyên nghiệp. Trong khi
đó bố vợ hung thủ đương chức vụ trưởng vụ lễ tân của văn phòng chính
phủ, nhăm nhe dùng quyền lực, các mối quan hệ hòng nhấn chìm vụ án.
Nhưng lúc đó dư luận xã hội căng như sợi dây thun vì tính chất vụ việc
quá dã man, nên ông ta chỉ cứu được cô con gái.
Không biết các cụ nhà ta khi xưa ăn ở, đối xử tình nghĩa với nhau như
thế nào, đúc lại cho con cháu những câu ca, những câu thành ngữ đẹp,
hay đến thế. Chẳng hiểu sao đến nay, những những mối quan hệ bí bầu, chị
ngã em nâng và tình yêu người với người tròn vành vạnh ấy rơi rụng sạch
sành sanh. Ngay ở thành phố Leipzig nói riêng và toàn nước Đức nói
chung, nơi tôi cư ngụ, có rất nhiều hội đoàn cũng như liên hiệp. Nhưng
không hiểu sao đứng trước cái chết bị xẻ thịt, chặt đầu moi gan như vậy
của một người đồng hương (cháu Jonathan H) các hội đoàn đều im lặng một
cách khó hiểu. Dẫu biết rằng hội đoàn lập ra cho người sống chẳng phải
cho người chết. Nhưng lẽ nào những bài diễn văn hừng hực dài dằng dặc
kia dưới ánh đèn màu sân khấu chói lọi ấy, chúng ta tiếc một lời điếu
hay một đoạn tin buồn, cáo phó? Các bác chủ tịch hội đều là những giáo
sư tiến sỹ, những người có học có lẽ nào không biết, không đọc và không
hiểu, không nghe, không nhìn thấy những gì đã xảy ra. Khi truyền hình,
báo chí, không riêng của thành phố Leipzig mà cả nước Đức phát liên tục
và đăng trường kỳ. Thiết nghĩ, muốn thành công việc lớn, nên bắt đầu từ
những việc nhỏ nhất. Tôi dứt khoát không tin, hội của các bác lập ra
nhằm giải quyết khâu ban bệ, tự sướng. Cũng là nơi của các đồng chí ngồi
trên, thi thoảng về đăng đàn lên gân, phát phần thưởng và cùng nhau vỗ
tay, như ai đó đã nói.
Vâng! Sự ngoảnh mặt quay lưng ấy với đồng loại, không còn ở mức độ vô
cảm nữa, mà nó đã trở thành tội ác. Ở đâu tôi không biết, nhưng ở Đức
tôi bắt gặp những cậu ấm cô chiêu (từ Việt Nam) sang du học con của các
quan chức cao cấp nhà nước, xả tiền như nước. Trong khi các cháu học
sinh miền núi, không có cái ăn cái mặc, nơi ở và trường học nhìn vào như
một cái chuồng trâu rách, dưới cái rét cắt da cắt thịt. Vậy mà ông bộ
trưởng giáo dục vẫn thao thao bất tuyệt báo cáo thành tích của bản thân
và của ngành, kể cũng lạ, cũng kiên cường, thần kinh thép. Nếu là người
thần kinh bình thường có lẽ họ từ chức từ lâu rồi.
Có lẽ chẳng còn gì bi hài hơn, giữa thành phố Sài Gòn tráng lệ, người
ta bắt gặp hình ảnh bệnh nhân nhi phải bò từ gầm giường ra để chào bà
bộ trưởng y tế. Không biết trong đầu bà bộ trưởng khi đó nghĩ gì, nhưng
nhìn mặt bà vẫn thấy tươi rói. Tôi thấy nóng mặt, nhưng ông phó cối hàng
xóm nhà tôi, người đã trải qua ba cuộc chiến bảo:
- Ông buồn cười thật, người chui gầm giường có phải con cháu bà ấy
đâu mà bắt mặt bà ấy đổi sắc. Con cháu những người có quyền nhiều tiền,
gửi hết sang mấy thằng tư bản đang giãy chết từ lâu rồi.
Vâng! Đúng như vậy, chẳng phải riêng chúng tôi, hay cháu Jonathan H,
mà cả những người dân nghèo cùng khổ, họ đang bơ vơ, lạc loài ngay chính
trên quê hương mình.
Ngày xuân và cái tết đang đến gần, viết và kể lại những câu chuyện
buồn trên chắc sẽ làm nhiều người không vui lòng. Nhưng với tôi, đoạn
văn ngắn này như một lời xin lỗi muộn gửi đến cháu Jonathan H và các
cháu đang bị lạc loài trên quê hương mình, CỦA NHỮNG NGƯỜI CÒN SỐNG.
Leipzig ngày 27-1-2013
Đỗ Trường
Đỗ Trường