Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Nhật Bản thiết lập “chuỗi hạt kim cương” ở Châu Á

Hu Zi
Theo truyền thống, mỗi khi có một thủ tướng đứng đầu nội các Nhật Bản lên cầm quyền thì điểm đến chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài luôn là Mỹ. Giữa Mỹ và Nhật Bản kí kết một hiệp ước đảm bảo an ninh. Tuy nhiên lần này thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phá vỡ thường lệ này với chuyến thăm các nước Châu Á là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Qua đó làm nổi bật lên chính sách ngoại giao về Châu Á của Nhật Bản, trước chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á kể trên của thủ tướng Abe, Nhật cũng có những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp khác như Phó thủ tướng Nhật Bản kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso đã có chuyến thăm chính thức Myanmar bốn ngày nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á gồm Philippines, Singapore, Brunei và Australia.

Những hoạt động ngoại giao dồn dập gần đây của Nhật Bản cho thấy sự can dự ngày một mạnh mẽ của họ vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm hơn nữa các lợi ích kinh tế và chính trị trong khu vực, đồng thời tái lập thế cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực này trong thời gian qua. Thủ tướng Abe hi vọng thông qua sự hợp tác này có thể thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản cũng như duy trì và bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực, nhất là vấn đề an ninh trên biển. Trong chuyến thăm Việt Nam, ông nhấn mạnh: "Môi trường chiến lược trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện đang trải qua những chuyển biến năng động… Trong quá trình thay đổi này, quan hệ chặt chẽ hơn với các nước ASEAN sẽ góp phần duy trì hòa bình và ổn định của khu vực, và điều đó là vấn đề lợi ích quốc gia của Nhật Bản."
Liên minh dân chủ an toàn
Trong một bài viết trên Project-syndicate vào cuối tháng 12/2012. Thủ tướng Nhật Bản có một bài viết gây chú ý khi nói về vấn đề an ninh của khu vực Đông Á với nhan đề "Asia’s Democratic Security Diamond", qua đó thể hiện rõ sự cứng rắn trong chính sách ngoại giao, không sẵn sàng đàm phán về vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Tư tưởng cốt lõi trong chính sách của Abe là thiết lập "một chuỗi hạt kim cương dân chủ an toàn ở Châu Á".
Abe hi vọng thông qua sự hợp tác này để ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Ông viết: "chiến lược mà tôi đề xuất là thiết lập một chuỗi kim cương do Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và cả Hawaii tạo thành nhằm đảm bảo an toàn hàng hải từ khu vực Ấn Độ Dương cho tới Tây Thái Bình Dương... tôi nguyện hết sức để Nhật Bản đầu tư vào năng lực phòng vệ của chuỗi hạt kim cương này."
"Trung Quốc làm cho các nước xung quanh cảm thấy bị đe dọa"
Trong các biện pháp cụ thể mà Abe đưa ra, có nói tới sự tăng cường hợp tác về kinh tế và quốc phòng với Nhật Bản. Hai nước này cần phải gánh vác trách nhiệm đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hải trên khu vực Tây Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương, đồng thời ông cũng không quên ngầm nhắc tới việc Trung Quốc đang không nhừng gia tăng sức mạnh hải quân trong giời gian qua. Trong đó có đoạn "Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đang dần trở thành cái ao nhà của Bắc Kinh, họ đang muốn biến nó thành biển Okhotsk của Liên Xô, vùng biển Nam Trung Hoa nước sâu có đủ điều kiện để Hải quân Trung Quốc xây dựng căn cứ cho các tầu ngầm hạt nhân chiến lược mang đầu đạn hạt nhân của họ. Không lâu sau đó, những hạm đội tàu sân bay mới tậu của họ có thể đi lại khắp nơi trong vùng, dư sức để đe dọa những láng giềng bé nhỏ có tranh chấp lãnh thổ với họ."
Nhật Bản không thỏa hiệp
Quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư mà cả hai nước Nhật - Trung đều nhận chủ quyền
Trong bài viết này, Abe cũng nhắc tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông, cụ thể là quần đảo Senkaku. Quần đảo này hiện do Nhật Bản quản lý, tuy nhiên Trung Quốc lại khăng khăng rằng đó là quần đảo Điếu Ngư và họ có đầy đủ chủ quyền ở đây. "Trung Quốc dùng đội tàu hải giám có trang bị vũ khí nhẹ liên tục diễu quanh và xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, tuy nhiên đừng bị những hành động "ôn hòa" này làm cho mê muội. Trung Quốc hy vọng thông qua sự xuất hiện mang tính thường xuyên của đội tàu đội lốt dân sự này trong khu vực để biến khu vực này thành khu vực chịu sự quản lý của họ".
Đối mặt với những đòi hỏi của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ lựa chọn không lùi bước. Trong chuyến thăm 4 ngày tới Đông Nam Á, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện từng bước chiến lược vừa nêu.
Trong khối Asean, Nhật Bản đã tích cực bắt tay với những nước phản đối Trung Quốc. Abe khi tới thăm Indo đã giới thiệu 5 phương châm mới trong quan hệ với Asean, trong đó có hơn một nửa là nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Ông nói, Nhật Bản sẽ cùng với Châu Á phấn đấu cho con đường tự do, dân chủ và nhân quyền, ở điều kiện thứ ba thì Trung Quốc thiếu hẳn điều này.
"Bảo vệ nhà nước pháp trị"
Abe mặt khác còn nhắc tới sẽ cùng các nước Asean đi trên con đường bảo vệ nhà nước pháp trị. Đây cũng là ám hiệu mà ông muốn gửi tới Trung Quốc, bởi trên góc độ luật pháp quốc tế thì quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản. Tiếp theo là nhấn mạnh tới các họa động giao lưu, trao đổi về nhân sự, vốn đầu tư lẫn các hoạt động dịch vụ với nhau để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật đồng thời tạo đà tăng trưởng cho các nước Asean. Trong điểm thứ tư và thứ năm có nhắc tới sự phát triển của các nền văn hóa khác nhau cũng như sự giao lưu giữa thanh niên các nước.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ HIillary Clinton và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 18/1/2013
Thế tiến công của nền ngoại giao Nhật Bản trong khu vực ngay lập tức gắp sự ngăn trở quyết liệt của Trung Quốc lời lẽ lên án gay gắt từ phía báo chí cũng như chính phủ nước này. Tuy nhiên những hành động của Nhật Bản đã có những kết quả đáng mừng ban đầu. Đồng minh thân thiết của Nhật Bản là Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề này. Trước đó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và châu Đại dương, ông Kurt Campbell sau khi đã có một loạt cuộc hội đàm và gặp gỡ ở Tokyo đã biểu thị rằng nước Mỹ sẽ thi hành một chính sách ngoại giao "bình tĩnh". Ông nói hi vọng các bên liên quan "có đầu óc tỉnh táo" để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Tiếp theo đó, Hoa Kỳ dần tỏ thái độ rõ ràng hơn về vấn đề hợp tác an ninh với Nhật Bản. Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, hôm 18/1, tuyên bố Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào có thể gây phương hại đến sự quản lý của Nhật trên quần đảo Senkaku theo tiếng Nhật mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài. Trước đó, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishidac đã phát biểu rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã gây căng thẳng tình hình trong khu vực.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"