Minh Diện
Đấy là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh đang học ở Trường học
sinh miền Nam trên đất Bắc, lúc người cha, một Tỉnh ủy viên, trực tiếp
cầm súng chiến đấu đến viện đạn cuối cùng, anh dũng hy sinh trên quê
hương xứ Quảng.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh từ anh chủ nhiệm hợp tác xã Hòa
Nhơn, khoác ba lô rời thành phố, đi làm giám đốc nông trường chè Quyết
Thắng, ở nơi khỉ ho cò gáy không ai muốn dấn thân.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch
thành phố Đà Nẵng vừa tách ra khỏi tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng.
Đúng 16 năm, kể từ ngày 6-11-1996 đó, với một mốc son lịch sử là
ngày 15-7-2003, Đà Nẵng trở thành Đô thị loại một, là Trung tâm kịnh tế,
văn hóa của miền Trung.
Mười sáu năm, kể từ ngày đó, Nguyễn Bá Thanh đã gắn bó với thành phố
núi xanh, sông Hàn xanh, biển xanh đầy nắng và gió, nhưng rất ít tài
nguyên thiên nhiên nằm giữa miền Trung này. Nguyễn Bá Thanh đã làm theo
lời mẹ dạy, mang hết tâm lực, góp phần biến Đà Nẵng từ một thành nghèo
xơ xác, nhem nhuốc, thành một đô thị sạch đẹp, khang trang, văn minh, an
toàn nhất Việt Nam, đồng thời là thành phố năng động trong khu vực và
cả nước về phát triển kinh tế.
So với 16 năm trước, Đà Nẵng đã mở rộng 3,4 lần, ngoài huyện đảo
Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, hầu như đã đô thị hóa hết diện
tích cấu trúc cơ sở hạ tầng bền vững, theo quy hoạch tổng thể bài bản,
với những con đường vành đai rộng mở, những cây cầu có tầm vóc quốc tế,
và hệ thống giao thông hợp lý.
Mười sáu năm, Đà Nẵng tăng trường kinh tế liên tục ở mức hai con số,
thu nhập bình quân đầu người từ 250 đôla lên 1.100 đôla, và đã hoàn
thành được 80% chương trình 5 không mà Nguyễn Bá Thanh đã đề xướng: “Không
có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang ăn xin,
không có người nghiên ma túy, không có giết người cướp của”. Và chương trình ba có: “Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”.
Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học và kinh tế thị trường, đã từng
chu du gần khắp thế giới, có một câu nói khát quát để đánh giá về một
thành phố đẹp, có môi trường sống tốt, có sức hấp dẫn đầu tư và anh sinh
xã hội: “Hãy nhìn vào bảng thống kê khách du lịch trước khi đặt bút ký kết một hợp đồng đầu tư với bất kỳ một thành phố nào!”.
Năm 2012, khi ngành công nghiệp không khói cả nước èo uột, thì Đà
Nẵng đón 2,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với 2011, doanh thu
6.000 tỷ đồng, tăng 36 % so với 2011, trong đó có 610.000 khách quốc tế.
Có lẽ các nhà đầu tư vẫn nhớ lời khuyên cùa Adam Smith, nhìn vào con số
có vẻ khô khan đó, nên trong một thời gian ngắn, đã đầu tư vào Đà Nẵng
60 dự án, với tổng số vốn lên tới 84.088 tỷ đồng, trong đó nước ngoài
chiếm 2.546 triệu đô la.
Mười sáu năm trước, người dân Đà Nẵng tìm mọi cách vào lập nghiệp ở
Sài Gòn, bây giờ ngược lại, muốn quay về sống ở Đà thành. Không chỉ dân
xứ Quảng, người Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác cũng rủ nhau tới đây
ngày một đông, tạo nên một thành phố đa dạng bản sắc văn hóa, người dân
hòa đồng trong một môi trường xã hội khá yên bình.
"Đất lành, chim đậu"! Con chim còn biết phân biệt như thế, con người chả nhẽ nhầm ư?
Một người dân Đà Nẵng nói với tôi, cũng bằng cấu âm phương ngữ bộc trực đến thô kệch theo kiểu Nguyễn Bá Thanh: “Dân toa đao có ngu chi? Có sỏ troong đào nì! Choa Theng mần đẹc chớ không dễ gì tụi toa để yên cho rứa?”
Tôi nghĩ Nguyễn Bá Thanh không cảm thấy phải xấu hổ khi nghe những câu nói như vậy.
Khi có quyết định điều Nguyễn Bá Thanh ra Trung ương, dân Đà Nẵng hẫng hụt, nhiều người đã khóc.
Người ta chỉ khóc khi thật sự thương, tiếc phải xa, phải mất một
ngưởi đáng thương, đáng quý, không ai rỗi hơi nhỏ nước mắt vì một anh
tham lam hứa hão.
Ấy thế nhưng lại có những người ra đòn giáng thẳng vào Nguyễn Bá
Thanh, khi ông ta vừa chớm ngồi vào ghế Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Người ra đòn ấy là ai nhỉ? Báo chí chính thống đã bạch hóa rồi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cái kết luận của Thanh tra Chính phủ có từ hai tháng trước, đóng dấu “tuyệt mật”, xếp ngăn tủ rồi đùng một cái, không có cái gì hơn, đem ra “giải mật”, rồi đóng dấu “hỏa tốc”,
vội vàng phát hành ngay trong ngày nghỉ lễ, giống hệt như sự gấp gáp
cưỡng chế đất Đoàn Văn Vươn giáp tết năm ngoái của nhóm lợi ích Lê Văn
Hiền!
Đất cát đâu còn đó, Chủ tịch Đà Nẵng và những người liên quan còn
đó, đâu phải như tiền tuồn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác chỉ bằng
một cú nhắp chuột trên máy tính, đâu phải như Dương Chí Dũng có kẻ dẫn
đường đào tẩu?
Vậy mà sự kiện kết luận thanh tra của Đà Nẵng lại làm gấp gáp như chữa cháy!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự hạ thấp hơn cái tâm và cái tầm của
mình trong quyết định này xuống một bậc, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc thỉ bộc lộ một khuôn mặt hầu huynh trơ trẽn.
Trong khi các ban ngành chưa vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt: “Yêu cẩu kiểm điểm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, các tổ chức cá nhân liên quan trong thời kỳ 2003-2011”.
Nguyễn Xuân Phúc từng làm Tổng thanh tra chính phủ 2 tháng, từ tháng 3
-2006 đến 5-2006. Quãng thời gian đó quá ngắn, đề một kỹ sư kinh tế như
ông hiểu về nghiệp vụ thanh tra.
Ông lại là người ôm đồm rất nhiều trọng trách, như Phó Chủ nhiệm Văn
phòng chính phủ, Uỷ viên ban cán sự đảng chính phủ, Bộ trưởng - Chủ
nhiệm Văn phòng chính phủ, Tổ trưởng công tác chuyên trách cải cách thủ
tục hành chính của chính phủ, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối cơ quan
Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ... Nhưng hình như ông chưa gây được
ấn tượng nào như Nguyễn Bá Thanh để người ta biết về tài năng và đức độ
của ông? Nó vẫn cứ nhạt nhòa như thời ông làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Nam vậy.
Nhẽ ra để bảo vệ uy tín cho bản thân mình nói riêng, đảng chính phủ
nói chung, Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh thanh tra xác minh ngay cái
thông tin ông liên quan đến “đồ bành” Thân Đức Nam, mà tờ báo mạng Dân Luận đã đưa tin: “Bây giờ Thân bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi phải đi, bào ỉa là phải rặn ra mà ỉa!”.
Quả thực thiên hạ chả lạ gì Nguyễn Xuân Phúc, và rất ngán nhìn
khuôn mặt bự xự dưới cái trán hói bóng rợn nhưng méo vẹo của ông, chán
nghe những lời nói bao đồng như: “Mỗi một thất thoát, một hiện tượng
nào không tốt trong xã hội, từ một con tàu bị chìm đến những máy bay bị
nổ, đều liên quan đến trách nhiệm của chính phủ?" (Trả lời chất
vấn trước Quốc hội ngày 15-6-2012). Nói thế ai chả nơi được, u u chung
chung, không trúng ai, không làm cũng đâu có sao?)
Ấy thế mà ông lại đóng vai Bao Chửng, vung thượng phương bảo kiếm đòi
trị tội cả bộ máy chính quyền một thành phố có nhiều năng động sáng tạo
và được lòng dân như Đà Nẵng?
Chưa bao giờ một quyết định của Chính phủ, tưởng được dân đồng thuận
lại vấp phải sự phản đối dữ dội như vậy? Nhưng lại trở thành hiệu ứng
ngược mà có lẽ người ra quyết định "hỏa tốc" tung ra thông báo
thanh tra này cùng không thể ngờ tới. Nó làm cho những người trước kia
ghét hoặc ít biết Nguyễn Bá Thanh nay thay đổi thái độ, nhiều người yêu
mến, tin cậy ông hơn. Dư luận lại có dịp bung xé những liên quan: Vậy,
các vụ Vinashin, Vinalines, rồi nhóm lợi ích, nợ xấu ngân hàng...làm
thất thoát cả triệu tỉ, làm xiêu điêu nền tài chính, kinh tế quốc gia
sao không thanh tra và "hỏa tốc" xử lý cho đến đầu đến đũa?
Cú ra đòn đối với Nguyễn Bá Thanh có lẽ để bịt cái miệng hay nói
thẳng nói thật, để dằn mặt, để răn đe, dọa dẫm, trói tay không cho đụng
những nhóm lợi ích, tham nhũng hối lộ phá nát dất nước, đến những kẻ chà
đạp lên dân trong những vụ cưỡng chế bất hơp pháp ở Tiên Lãng, Văn
Giang... Và sâu xa hơn, để cố tình bôi nhọ, nhuốm chàm vào một gương mặt
trung nghĩa, có bản lĩnh chí quyết, khả dĩ gây được niềm tin cho dân,
nếu được cơ cấu vào chỗ cao hơn?
Mỉa mai thay vụ việc này lại xảy ra ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ngụy biện về "phép biện chứng, tính khách quan" trong tình đồng chí thương yêu nhau giữa cuộc “tắm rửa vĩ đại” của đảng cộng sản Việt Nam!
Hình như họ đã đạt được ý muốn. Mới đây Nguyễn Bá Thanh đã phải thốt lên: “Địch mà ở trong lòng thì đánh đấm gì nữa?”.
Hãy ráng lên con ạ!
Lời của người mẹ lúc này lại vang lên trong tâm khảm Nguyễn Bá Thanh.
Và có lẽ không phải chỉ dành riêng cho Nguyễn Bá Thanh. Đó là lời
người MẸ VIỆT NAM nói với tất cả chúng ta, hãy ráng lên, vì lẽ phải, vì
dân vì nước, không khuất phục bất cứ thế lực nào! Không chùn bước, ngả
nghiêng trước bất kỳ kế sách bày binh bố trận đầy mưu ma chước quỷ lợi
dung quyền bính, hoặc của phe nhóm nào! Đó là sự cần thiết phải ráng lên
vì nghĩa lớn, vì dân, vì nước.