Jonathan Levine
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Hình (Xinhua): Ông Đặng Tiểu Bình (1904-1997),
người khởi xương chương trình cải tổ Trung Quốc, bao gồm cả hai lãnh vực
kinh tế và chính trị. Những nhà lãnh đạo tiếp nối ông tiếp tục trì hoãn
cuộc cải tổ chính trị và đang tạo nguy cơ cho một cuôc cách mạng bạo
lực tại Trung Quốc (1).
Kể từ khi Ông John Winthrop phát hành cuốn sách “Thành Phố Trên Đồi” (City on a Hill),
người dân Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với những nhà lãnh đạo quốc gia
thường xuyên ca ngợi sự vĩ đại đặc biệt của Hoa Kỳ. Ngay cả trong khi
những nhà lãnh đạo hiện nay xem ra phải chạy lung tung để lo đối phó từ
cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng kế tiếp, sự ngụ ý của những
hình ảnh này vẫn còn có nhiều sự thật. Những đợt bầu cử liên tục và
những sự chuyển tiếp lãnh đạo một cách ôn hòa là một thứ mà hầu hết
người dân Hoa Kỳ đã quen và không biết giá trị đúng mức của nó, nhưng
thật sự đó là một thành quả ngoạn muc mà đa số những quốc gia khác không
được biết tới. Sự quan trọng của những định chế trưởng thành để bảo đảm
sự phát triển bền vững được phơi bầy rõ ràng tại Trung Quốc hơn bất cứ
nơi nào khác. Sự thất bại của những định chế này tạo ra một thử thách to
lớn nhất cho Đảng Cộng Sản đang cai trị Trung Quốc.
Sự chuyển giao quyền lực lần thứ hai không đổ máu thành công phần lớn
nhờ vào sự phát triển của những định chế chính trị ở Trung Quốc. Từ
tình trạng xáo động của thời đại Mao Trạch Đông, những sự chuyển tiếp có
vẻ tiên đoán được nhưng không vững vàng. Sự thành công trong một số
lãnh vực chỉ làm nổi bật những thất bại rành rành ở những nơi khác.
Trong bài diễn văn từ biệt tại Đại Hội Đảng thứ 18, Thủ Tướng sắp ra đi
Ôn Gia Bảo đã nói (như nhiều lần trước đây) về sự cần thiết hiện nay của
việc cải tổ chính trị.
Vì ông Đặng Tiểu Bình đã mở đầu một thời đại cải tổ kinh tế lịch sử
tại Trung Quốc, những nhà lãnh đạo mới cũng phải đi tiên phong về chính
trị -- hoặc là chịu rủi ro về những hậu quả khốc liệt. Tuy nhiên bất cứ
cải tổ nào không bao giờ dễ dàng. Ngay cả đối với Ông Đặng Tiểu Bình,
một vị anh hùng của cách mạng Trung Quốc với sự lãnh đạo chính thống
không có nghi vấn nào cả, việc cải tổ kinh tế là một cuộc tranh đấu
không ngừng. Trong 15 năm sau cùng của cuộc đời, ông phải chiến đấu
chống lại những đối phương phản động muốn làm hại những cố gắng của ông.
Chỉ có sức mạnh về ý chí của ông đã nuôi dưỡng hạt giống của một nước
Trung Hoa hiện đại và xây dựng nền tảng cho một quốc gia mà chúng ta
biết ngày nay.
Một cuộc cải tổ chính trị thật sự hầu như sẽ đòi hỏi một cố gắng mạnh
mẽ hơn thế. Cải tổ kinh tế cho phép những người chủ trương cải tổ trở
nên giầu có hơn, nhưng cải tổ chính trị làm cho những người chủ trương
trở nên lỗi thời. Ngày nay không có ai như ông Đặng Tiểu Bình và khi sức
mạnh của những cá nhân giảm bớt, nó không được thay thế bởi một quyền
lực có cùng một trình độ tương xứng do những định chế đào tạo. Trong
lịch sử, sự thay đổi ở Trung Quốc luôn luôn là tầm nhìn của những cá
nhân có uy thế lớn, hoặc là những vị hoàng đế trong thời kỳ đế quốc của
quá khứ, những ông tướng quốc gia đánh giặc như Ông Tưởng Giới Thạch
hoặc là những lãnh tụ Cộng Sản vĩ đại như Ông Mao Trạch Đông. Ngày nay
không có những người này trong giới lãnh đạo Trung Quốc và những định
chế hướng dẫn những người nhỏ bé hơn như ở Tây Phương không cung cấp đủ
che chở cho họ về mặt chính trị.
Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp, Đức Hồng Y Richelieu, vị bộ trưởng
nổi tiếng đầu tiên của Vua Pháp Louis XIII và là một trong những nhà
kiến trúc của chính trị dựa trên căn bản “quyền lợi quốc gia” đã dùng
Ông Francois Le Clerc du Tremblay, một nhà tu thuộc dòng Franciscan, làm
cố vấn. Ông thầy dòng yên lặng và khiêm tốn này phát triển một quan hệ
cá nhân gần gũi với Đức Hồng Y. Do đó ông thầy dòng Tremblay có biệt
hiệu là “Eminence Grise” [eminence là giáo chủ; grise là mầu xám] – áo
choàng của thầy tu dòng Franciscan cũng được đặt tên như vậy. Biệt hiệu
của thầy dòng xâm nhập vào tự điển và có nghĩa là bất cứ ai có ảnh hưởng
làm việc bí mật đàng sau những trung tâm quyền lực chính thức. Ngày
nay, những định chế yếu ớt của Trung Quốc truyền lại không phải chỉ một
mà tới vài chục quân sư (Eminence Grise).
Vào tháng 11 vừa qua, tờ báo New York Times đã trình bầy một biểu đồ
tác động qua lại khá thú vị (2). Biểu đồ này cho thấy vấn đề bằng phương
pháp tượng hình. Quyền lực của những cá nhân tại Trung Quốc giảm mỗi
lần có thế hệ lãnh đạo mới. Thay vì tập trung vào văn phòng của những
nhân vật lãnh đạo này, quyền hành lại được ủy thác và phân tán ra tất cả
những người này. Ngày càng có nhiều nhiều đảng viên già về hưu, mỗi
người có những quyền lợi cá nhân và cái tôi. Họ sử dụng thế lực của họ
từ hậu trường. Ông Tập Cận Bình, cũng như Ông Hồ Cẩm Đào người tiền
nhiệm, sẽ phải cai trị theo sự đồng thuận không phải chỉ với Ban Thường
Trực hiện nay, mà còn với tất cả những thành viên của những Ban Thường
Trực trước ẩn náu ở phía sau. Ngoại trừ một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng, làm cho đoàn xiệc gồm những tiểu hoàng đế hài lòng sẽ tạo ra sự
trì trệ ghê gớm. Sự trì trệ này hầu như chắc chắn sẽ bóp chết cuộc cải
tổ chính trị từ trên xuống trong một tương lai gần có thể thấy trước
được.
Người ta nói rằng Ông Đặng Tiểu Bình đã riêng tư gọi Ông Mikhai
Gorbachev là một kẻ ngu đần. Ông Đặng Tiểu Bình lập luận rằng chương
trình minh bạch hóa (Glasnost) của Ông Gorbachev là liều lĩnh một cách
dại dột và nguy hiểm vì đã không hoàn tất tái cấu trúc kinh tế toàn bộ
trước hết. Trong sự sáng sáng suốt của một người già có một cái gì hơn
là sự thật nhỏ bé.
Trong thập niên 1990, hàng triệu công nhân bị cho nghỉ việc khi Thủ
Tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) bắt đầu thực hiện cuộc tái cấu trúc đầu
tiên các doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối. Không dễ để chuyển đổi một
nền kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường. Môt hệ thống khế
ước xã hội bảo đảm việc làm của Ông Mao Trạch Đông được gọi là “bát cơm
sắt” (iron rice bowl), yếu đuối và vô hiệu quả trầm trọng, đã bị hủy bỏ.
Sự bình đẳng về nghèo đói trong 30 năm của Trung Quốc được thay thế
bẳng sự tham lợi và phú quí. Trong khi tại những nước dân chủ hơn, những
cuộc phản đối bạo lực ở ngoài dường và những viên chức theo phái mị dân
được bầu lên có thể làm hỏng chương trình cải tổ khó khăn, nhưng sự cấm
đoán tự do phát biểu tại Trung Quốc đã bảo đảm sự hoàn tất của những
cải tổ và sự liên tục của lãnh đạo.
Để vấn đề đạo đức qua một bên, việc chuyển tiếp kinh tế tại Trung
Quốc đã tiếp diễn một cách trôi chảy hơn những xã hội hậu Cộng Sản khác.
Sự nguy hiểm ngày nay là Trung Quốc sẽ không hoàn tất phương trình mà
Ông Đặng Tiểu Bình đã hình dung. Ở thời điểm nào Trung Quốc sẽ sẳn sàng
cho cuộc cải tổ chính trị? Một cách tự nhiên đây không thể là một câu
hỏi, nhưng rửi ro của một cuộc cải tổ chính trị quá sớm ngày càng xem ra
ít hơn so với rủi ro của một cuộc cải tổ chậm trễ. Dân Trung Quốc muốn
biết liệu những nhà lãnh đạo của họ đang trì hoãn vì Trung Quốc chưa sẵn
sàng – hay Đảng Cộng Sản chưa sẵn sàng.
Sự trễ nải xẩy ra đúng ngay lúc mà những cuộc cải tổ nguy kịch trở
nên cần thiết hơn. Những chính sách trì hoãn quyết định để hi vọng vấn
đề sẽ qua đi của Ông Hồ Cẩm Đào sẽ không thể kéo dài thêm một thập niên
nữa. Internet, và đặc biệt là sự phát triển tuyệt vời của Weibo (một sản
phẩm của Trung Quốc giống như Twitter), đã giúp cho những thường dân
Trung Quốc một khả năng chưa từng có để tố giác những hành vi phi pháp
của những viên chức trong chánh quyền. Trong trường hợp không có một
đảng thứ hai, phương cách đặc thù này đã chứng tỏ là một cách chữa trị
có khả năng nhất đối với tai họa tham nhũng kinh niên trong giới chức
chính quyền.
Nhưng Đảng Cộng Sản đã thực hiện những biện pháp để giới hạn những
công dân sử dụng Internet. Có những luật lệ mới đòi hỏi họ phải ghi danh
với tên thật với Weibo và chánh quyền đã gia tăng mạnh mẽ việc kiểm
duyệt toàn bộ Internet. (Đặc biệt, dịch vụ Gmail của Google, trong khi
không bị ngăn chặn, nhưng đã trở nên khó sử dụng tại Trung Quốc đến nỗi
tác giả thỉnh thoảng phải cần trên 10 phút để gửi những điện thư).
Tại một cuộc họp báo vào tháng 1, 2003, Thủ Tướng lúc đó Chu Dung Cơ
được hỏi là khi nào Trung Quốc trù tính mở rộng những cuộc bầu cử trực
tiếp thành công với nhiều ứng cử viên ở cấp thấp nhất của hệ thống chính
trị tới những cấp bang, tỉnh và quốc gia. Ông trả lời: “Càng sớm càng
tốt.”
Mười năm sau, Trung Quốc vẫn còn chờ đợi. Mỗi năm cách biệt lợi tức
(thu nhập) gia tăng, những tai nạn ảnh hưởng đến đại chúng nhiều hơn và
tham nhũng lại phát triển thêm. Gần đây, một nhóm những nhà trí thức
Trung Quốc nổi tiếng đã cảnh báo nhà nước trong một thỉnh nguyện thư
mạnh bạo và công khai rằng cuộc cách mạng bạo lực có thể xẩy ra nếu
không tiến hành sớm cuộc cải tổ chính trị đã bị đình trệ lâu nay. Dù
sao, hồi chuông báo động của nhóm trí thức này rất bảo thủ. Những cuộc
thử nghiệm cấp tiến về chủ nghĩa tư bản nhà nước đã đạt được nhiều kết
quả lớn lao trong nhiều năm qua, nhưng nếu cải tổ [chinh tri] tiếp tục
bị tránh né, tương lai sẽ ảm đạm.
Chú thích:
(1) Chú thích của người dịch.
(2) Biểu đồ trình bầy số lãnh tụ có ảnh hưởng ngày càng nhiều tại Trung Quốc:
http://www.nytimes.com/interactive/2012/11/14/world/asia/the-politburos-growing-number-of-influential-leaders.html
Về tác giả: Ông Johnathan Levin là một giảng viên về
nghiên cứu Hoa Kỳ và Anh ngữ của Đại Học Tsinghua tại Bắc Kinh và một
phân tách gia tại Wikistrat, một nhóm tham vấn về chiến lược địa lý.
Liên lạc qua Twitter tại @levineJonathan.
Về người dịch: Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham
vấn và chuyên viên kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Ông cũng
là cựu tham vấn của Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, cựu giáo sư thỉnh
giảng tại Johns Hopkins University và cựu phó giảng viên tại University
of Florida.
o o 0 o o
Jonathan Levine - Why Reform Eludes China
January 17, 2013
Since John Winthrop’s “City on a Hill,” Americans have grown
accustomed to our national leaders regularly extolling America’s
exceptional greatness. Even while our current leadership seemingly
careens from one crisis to the next, there is still much truth to the
trope. Our unbroken series of elections and peaceful leadership
transitions is something most Americans take for granted, but is in fact
a remarkable achievement that has eluded the vast majority of nations.
The importance of mature institutions in ensuring stable growth is
nowhere more visibly on display now than in China, where their failings
arguably pose the single greatest challenge for the ruling Communist
Party.
With the successful completion of a second bloodless leadership
transition, much was made recently about the growth of China’s political
institutions. From the tumult of the Mao era, transitions have taken on
the air of creaky predictability, but success in some areas only serve
to highlight more glaring failures in others. In his swan song address
to the 18th Party Congress, outgoing Chinese premier Wen Jiabao spoke
(as he has many times before) about the ongoing need for Chinese
political reform.
As Deng Xiaoping ushered in China’s storied economic reforms, so too
must new leadership lead the way on political – or risk dire
consequences. Reform of any kind, however, is never easy. For Deng, who
was a hero of the Chinese revolution with unquestioned leadership
legitimacy, economic reform was a constant struggle. For the last 15
years of his life, he battled reactionary adversaries who sought to
undermine his efforts. It was only his force of will that nurtured the
seed of modern China and laid the groundwork for the country we know
today.
True political reform would likely prove an even tougher lift.
Economic reform allowed its champions to become rich; political reform
stands to make them obsolete. Today there is no Deng, and as the power
of individual men has diminished, it has not been replaced with a
commensurate level of authority from institutions. Change in China has
historically always been the purview of powerful individuals, whether
they are emperors in the imperial past, Nationalist warlords like Chiang
Kai-Shek or Communist colossi like Mao and Deng. Today there are no
such people in Chinese leadership and the institutions that guide lesser
men in the west do not provide enough political cover in China.
Early his career, Cardinal Richelieu, French king Louis XIII’s
celebrated first minister and one of the architects of “national
interest” politics took the Capuchin monk, François Leclerc du Tremblay,
as an advisor. The quiet and unassuming friar developed a close
personal relationship with the Cardinal that ultimately resulted in
Tremblay assuming the snarky moniker “Eminence Gris” (Grey Eminence) –
so named for the grey friar’s cloak of a Capuchin. The friar’s sobriquet
has entered the common lexicon to mean anyone influential who operates
in secret behind official centers of power. Today, China’s weak
institutions have bequeathed not one Eminence Gris, but dozens.
Last November, the New York Times ran a fascinating interactive graph
showing the problem visually. The power of individual men in China
shrinks with each new generation of leadership. Power, rather than being
held in the offices those men hold, is devolved and dispersed among all
of them. More and more retired party elders, each with individualistic
interests and egos, now exert power from the sidelines. Xi Jinping, like
Hu Jintao before him, must rule by consensus not just with the current
Standing Committee, but with all members of previous Standing Committees
lurking in the background. Barring a major crisis, the enormous inertia
generated by keeping this circus of “little emperors” happy will likely
stifle any top-directed political reform for the foreseeable future.
Deng Xiaoping is said to have privately called Mikhail Gorbachev an
idiot. Gorbachev’s liberalization program of Glasnost, Deng argued, was
foolhardy and dangerous without first completing a thorough economic
restructuring. There was more than a little truth in the old man’s
insight.
During the 1990s, millions of workers were laid off when Premier Zhu
Rongji began the first restructuring of China’s moribund State Owned
Enterprises. There is just no easy way to transition from a command
economy to a market economy. The languid and grossly inefficient fabric
of the Mao’s “iron ricebowl” social contract of guaranteed employment
was shredded. The equality of poverty of China’s first thirty years was
replaced with avarice and mammon. Where in more democratic countries,
violent street protests and populist elected officials could derail
painful reform; China’s tight lid on free expression ensured the
completion of the reforms and the continuity of leadership.
Moral questions aside, China’s economic transition was smoother than
most other post-Communist societies. The danger today is that China will
not complete the equation that Deng envisioned. At what point will
China be ready for political reform? Naturally, it is an impossible
question, but increasingly the risk of premature political reform seems
outweighed by the risks of belated reform. Increasingly, the Chinese
wonder whether their leaders are stalling because China is not ready—or
because the Communist Party is not ready.
This sluggishness comes just as critical reforms become more
necessary. Hu Jintao’s policies of kicking the can down the road will
not do for another decade. The internet, and particularly the stunning
growth of Weibo (China’s version of Twitter), has given ordinary Chinese
citizens unprecedented ability to expose official malfeasance. In the
absence of a second political party, this ad hoc approach has so far
proven the most capable corrective to the perennial scourge of official
corruption.
But the Communist Party has taken steps to limit netizens. There are
new rules requiring them register with their real name on Weibo and the
authorities have sharply increased overall internet censorship.
(Google’s Gmail service in particular, while not blocked, has become so
unwieldy in China that it sometimes takes this author upwards of 10
minutes to send emails).
In a press conference in January 2003, then Premier Zhu Rongji was
asked when China planned to extend the successful direct and
multicandidate elections at the lowest level of the political system to
the state, provincial and national levels. “The sooner the better,” he
replied.
Ten years later, China is still waiting. Every year income inequality
widens, “mass incidents” increase and corruption grows. Recently, a
group of prominent Chinese intellectuals warned the government in a bold
public petition that violent revolution could result if long stagnated
political reforms were not acted upon soon. If anything, their tocsin
was too conservative. China’s radical experiments in state capitalism
have borne tremendous fruit over the years, but if reform remains
elusive, the future will be bleak.
Jonathan Levine is a lecturer of American Studies and English at
Tsinghua University in Beijing and a contributing analyst at Wikistrat, a
geostrategic consulting group. You can follow him on Twitter at
@LevineJonathan.
Source: The National Interest